Xử lý trách nhiệm cán bộ nhìn từ vụ bà Kim Thoa: Chưa tương xứng
Từ đầu năm 2017, hàng loạt vi phạm của cán bộ cấp cao, lãnh đạo tập đoàn – tổng công ty nhà nước, ngân hàng… bị điều tra xử lý. Ông Trần Đại Hưng, nguyên Phó Trưởng ban thường trực Ban Nội chính trung ương có cuộc trao đổi với PV Tiền Phong về vấn đề này.
Ông Trần Đại Hưng nói: Khi không còn giữ chức vụ nữa, tôi có thời gian tiếp xúc nhiều hơn, lắng nghe được nhiều ý kiến hơn. Nhìn chung, người dân rất hoan nghênh, phấn khởi trước phong trào đấu tranh chống tham nhũng trong thời gian gần đây.
Nổi bật nhất là trách nhiệm của Ban chỉ đạo T.Ư, Ủy ban Kiểm tra T.Ư và các cơ quan chức năng mà trực tiếp lãnh đạo là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ngoài ra, sự tham gia, vào cuộc của các cơ quan báo chí rất đáng ghi nhận. Nhiều cơ quan báo chí cũng là đơn vị phát hiện những vụ việc tham nhũng, lãng phí ở cơ sở.
Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa (bìa trái); Bị can Trịnh Xuân Thanh (bìa phải).
Thưa ông, người dân vẫn rất lo ngại trước tình trạng không ít quan chức, cán bộ tham nhũng, vi phạm pháp luật nhưng vẫn “hạ cánh an toàn”?
- Theo tôi, đây là một thực tế nhức nhối. Việc phòng chống tham nhũng đã có bước chuyển biến nhưng chưa đều khắp, chưa liên tục. Chúng ta đã phát hiện nhiều vụ án lớn, đưa ra xem xét, xử lý trách nhiệm nhiều cán bộ. Bên cạnh đó, việc xử lý của chúng ta trong một số trường hợp vẫn chưa thật nghiêm. Nhìn vào hành vi, vi phạm của người có chức trách, có vị trí gây hậu quả chúng ta thấy rõ điều này.
Đối chiếu với luật pháp thì xử lý chưa tương xứng nếu so với những công dân bình thường. Với trường hợp ông Vũ Huy Hoàng trước đây là Bộ trưởng Công Thương, việc cách những chức vụ đã qua khiến dư luận băn khoăn. Điều mà người dân quan tâm đó là làm sao phải buộc cán bộ vi phạm như ông Vũ Huy Hoàng phải khắc phục được hậu quả mà ông ấy đã gây ra. Cần xem xét có lợi ích gì đằng sau những hành vi của ông Vũ Huy Hoàng không. Có thu hồi được tài sản thất thoát hay không?
Ngay trong vụ bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương vừa xác định có vi phạm nghiêm trọng, giờ đây cũng phải xem xét bà Thoa sai trong cổ phần hóa tại Công ty Điện Quang ra sao. Phải xem khoản nào bà Thoa lợi dụng chức vụ, hay làm không đúng quy định của Nhà nước để mà có biện pháp thu hồi.
Còn nếu chỉ cách chức thôi thì chưa đủ. Nếu làm đúng ra thì phải xem lại trách nhiệm của các cơ quan chức năng khác trong việc bổ nhiệm bà Thoa làm Thứ trưởng Bộ Công Thương. Bà Thoa đã “thao túng” quá trình cổ phần hoá tại doanh nghiệp như vậy thì tại sao lại được bổ nhiệm thứ trưởng?
Thực tế cho thấy còn nhiều vụ việc sai phạm rất lớn về kinh tế, về bổ nhiệm nhân sự còn chậm được phát hiện xử lý hoặc khi phát hiện ra thì “tiền mất tật mang”, thất thoát hàng nghìn tỷ đồng và khó có khả năng thu hồi, thưa ông?
- Thực trạng này cho thấy sự thiếu chủ động của hệ thống các cơ quan tư pháp, cơ quan quản lý nhà nước, nhất là cấp tỉnh thành, huyện, xã. Tham nhũng tiêu cực liên quan đến cán bộ lãnh đạo phát hiện từ cơ sở rất ít. Thậm chí phát hiện ra rồi mà nếu không được sự đôn đốc của trung ương thì việc xử lý rất chậm.
Ông Trần Đại Hưng.
Tôi ví dụ ngay như việc xử lý xây biệt thự, khách sạn tại bán đảo Sơn Trà, báo chí nêu lên, trên ép xuống thì mới xử lý được như vậy còn nếu không nêu lên, không chỉ đạo thì không biết thực tế sẽ đi đến đâu. Đây có thể nói là tồn tại lớn nhất trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng hiện nay. Từng cơ sở, các cấp chủ động thì mới thực sự trở thành phong trào mạnh mẽ trong cả nước.
Video đang HOT
Hạn chế thứ hai trong phòng chống tham nhũng lãng phí, theo tôi là sự phối kết hợp giữa các cấp ngành chưa thật đồng bộ. Nếu đồng bộ, kịp thời thì xử lý vụ việc rất nhanh.
Như trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh và nhiều đối tượng tham nhũng, vi phạm vừa qua bỏ trốn, phải truy nã. Đến khi cử tri có ý kiến, báo chí nêu vấn đề thì cơ quan nào cũng tìm mọi cách biện minh. Nếu các cơ quan nâng cao trách nhiệm trước công việc làm sao các đối tượng này có thể trốn ra nước ngoài dễ dàng như vậy?
Ngoài ra, với tư cách là người từng công tác nhiều năm tại Ban Nội chính trung ương, tôi cho rằng vai trò của Ban Nội chính trung ương, Ban Nội chính tại các tỉnh, thành ủy trong phòng chống tham nhũng cũng cần được nâng lên, tăng cường các hoạt động tham mưu cho Đảng và Nhà nước, có biện pháp hiệu quả hơn, đấu tranh quyết liệt hơn với các biểu hiện vi phạm, tham nhũng.
Trong 12 đại án mà Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng yêu cầu kết thúc điều tra, truy tố, xét xử trong năm 2017 thì đa phần liên quan đến sai phạm của cán bộ ngành ngân hàng. Phải chăng ngân hàng là lĩnh vực lâu nay bị buông lỏng quản lý kéo dài, thưa ông?
Ngân hàng là một hệ thống rất đặc thù và không phải ai cũng vào kiểm tra được. Việc xử lý vừa qua cũng là một bước chấn chỉnh hệ thống ngân hàng. Nhiều ngân hàng yếu kém nhưng lại được bung ra “thả cửa”, gây ra hậu quả quá lớn.
Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng còn rất nhiều sơ hở, rất dễ bị cán bộ ngân hàng lợi dụng. Bản thân công tác quản lý nhà nước trong hệ thống ngân hàng như tự kiểm tra, thanh tra, giám sát còn nhiều hạn chế. Phải xử lý nghiêm các vi phạm của cán bộ ngân hàng, không thể để tổn thất đến hàng chục nghìn tỷ đồng rồi Nhà nước, nhân dân lại gánh chịu.
Nợ xấu trong ngân hàng phải làm rõ ai gây ra để xử lý nghiêm. Tôi ví dụ như vụ Trầm Bê, tại sao cả chục năm “tung hoành” trong hệ thống ngân hàng mà giờ mới phát hiện và xử lý? Có ai “chống lưng” hay bao che cho Trầm Bê không? Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước ra sao? Trong đấu tranh chống tham nhũng nếu những việc lúc đầu nhỏ nhưng không xử lý ngay thì sau này sẽ thành việc lớn, rất lớn.
Cảm ơn ông.
Theo P.V (Tiền Phong)
Nóng trong ngày: Đại gia đình bà Thoa đối mặt với tài sản giảm mạnh
thông tin xem xét miễn nhiệm các chức vụ của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, cổ phiếu DQC của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang đã có những biến động mạnh. Sở hữu lượng cổ phần rất lớn tại Điện Quang, đại gia đình bà Thoa đang phải đối mặt với việc tài sản tại Điện Quang giảm rất mạnh...
Bên cạnh đó, chủ đề nóng trong ngày được bàn luận nhiều trên mạng xã hội còn có: Ông Trầm Bê bị bắt cùng 15 người; Tươc giây phep lai xe tai xê xe khach chay ngươc chiêu trên quôc lô 1A; Xe gắn logo "đòi nợ thuê" đỗ trong trụ sở UBND xã...
Tổng tài sản của gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa tại Điện Quang còn lại bao nhiêu?
Trước thông tin xem xét miễn nhiệm các chức vụ của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, cổ phiếu DQC của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang đã có những biến động mạnh. Sở hữu lượng cổ phần rất lớn tại Điện Quang, đại gia đình bà Thoa đang phải đối mặt với việc tài sản tại Điện Quang giảm rất mạnh, cụ thể là giảm 487 tỷ đồng, tức 50% giá trị tài sản trên sàn chứng khoán so với thời điểm một năm trước.
Tính đến thời điểm ngày 5.7, tại DQC, gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa sở hữu tổng cộng gần 11,78 triệu cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ sở hữu gần 37%. Trong đó, bà Hồ Thị Kim Thoa trực tiếp sở hữu 5,3% vốn. Ngoài bà Thoa, có 4 thành viên khác trong gia đình bà sở hữu số cổ phần lớn.
Được biết, là thạc sĩ kinh tế, bà Hồ Thị Kim Thoa có 18 năm gắn bó với Điện Quang trước khi trở thành Thứ trưởng Bộ Công thương. Ngày 31.7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với bà Thoa, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện nay của Thứ trưởng Bộ Công thương, Hồ Thị Kim Thoa.
Ông Trầm Bê bị bắt cùng 15 người
Cựu lãnh đạo Ngân hàng Sacombank Trầm Bê cùng hàng loạt người bị bắt giam do tiếp tay cho Phạm Công Danh gây thất thoát 6.000 tỷ đồng.
Ông Trầm Bê trong đại hội cổ đông giữa năm ngoái. Ảnh: VNE
Ngày 1.8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46 - Bộ Công an) bắt tạm giam ông Trầm Bê (58 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch HĐTD Ngân hàng Sacombank) về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo buộc cùng hành vi, ông Phan Huy Khang (nguyên thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) và 15 người là cựu cán bộ các ngân hàng TPBank, BIDV, giám đốc các công ty... cũng bị bắt giam 4 tháng.
Chín người khác bị khởi tố, song được tại ngoại.
Nhà chức trách đã khám xét nơi ở của ông Bê và ông Khang tại Sài Gòn, tiếp tục làm rõ sai phạm của nhiều người liên quan.
Động thái này được Bộ Công an đưa ra trong tiến trình điều tra giai đoạn hai, của đại án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB, Tập đoàn Thiên Thanh) gây thất thoát tổng cộng hơn 15.000 tỷ đồng.
Trịnh Xuân Thanh đầu thú: Chờ khai báo về trách nhiệm người liên quan
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trao quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh làm Vụ trưởng, Ban đổi mới doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho rằng "nhiều người đang run" trước sự việc ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú tại cơ quan công an. Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định, dư luận xã hội rất quan tâm tới việc sẽ thu hồi được bao nhiêu tài sản qua vụ án này.
Ba ông lão can xe ôm truyền thống và xe ôm Grab đánh nhau giữa phố Hà Nội
Vụ việc xảy ra vào sáng nay 1.8 tại khu vực Ngã Tư Sở (Hà Nội). Thanh niên lái GrabBike đánh nhau với người xe ôm truyền thống. Chỉ đến khi ba ông cụ ở gần ra can, cả hai mới dừng tay.
Tươc giây phep lai xe tai xê xe khach chay ngươc chiêu trên quôc lô 1A
Liên quan đên vu viêc tai xê xe khach chay ngươc chiêu trên quôc lô 1A, tôi 1.8, trung tá Tống Thành Văn - Đội trưởng CSGT quốc lộ 1A Thanh Hoá cho biêt, đơn vi đa triêu tâp tai xê vi pham lên tru sơ đê xư phat theo quy đinh phap luât.
Tai tru sơ CSGT, danh tinh tai xê đươc lam ro la anh Đỗ Trọng Trung (36 tuổi, trú huyện Như Xuân, Thanh Hoa). Nam tai xê thưa nhân chay ngươc chiêu trên quôc lô 1A đê vào Trạm dừng nghỉ bên trái đường, thuộc thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa).
Tai xê xe khach chay ngươc chiêu trên quôc lô 1A đa bi CSGT tươc băng lai 2 thang. (Anh chup man hinh)
Vơi hanh vi trên nam tai xê đa bi CSGT tươc băng lai xe 2 thang, xư phat hanh chinh sô tiên 1 triêu đông.
Xe gắn logo 'đòi nợ thuê' đỗ trong trụ sở UBND xã
Chiều 31.7, người dân tại xã Đắk Liêng (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) xôn xao khi thấy chiếc xe ô tô màu trắng, bên ngoài ô tô dán logo "Đòi nợ dân chủ", "Thu hồi nợ chuyên nghiệp, văn minh", "Nợ là phải trả" xuất hiện trong trụ sở UBND xã.
Chiếc xe ô tô gắn logo "Đòi nợ dân chủ", "Thu hồi nợ chuyên nghiệp, văn minh" xuất hiện tại UBND xã.
Ngày 1.8, ông Ma Văn Hoàn - Chủ tịch UBND xã Đắk Liêng xác nhận chiếc xe trên là của công ty đòi nợ thuê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến địa phương để trình báo và phối hợp đi lấy nợ của 1 người dân trên địa bàn.
"Xe không đỗ luôn ở UBND xã mà vào để trình bày vụ việc, phối hợp với cơ quan công an địa phương để đi lấy nợ. Công ty này có đầy đủ giấy tờ, họ sợ xáo trộn người dân địa phương nên đã vào cơ quan chức năng để báo vụ việc cụ thể. Hiện đơn vị đã báo cáo lên cấp trên và đang phối hợp để làm rõ thông tin dư luận", ông Hoàn cho hay.
Ông Phạm Viết Tùng - Trưởng Công an xã Đắk Liêng cho biết: "Đây là lần đầu tiên tôi tiếp nhận về việc công ty đòi nợ mang giấy tờ của chủ nợ ủy thác đi đòi nợ đến báo cáo chính quyền. Do vậy, đơn vị đã báo cáo sự việc lên công an huyện để có hướng xử lý, đồng thời bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Theo Danviet
Nóng trong ngày: Tài sản gia đình Thứ trưởng Thoa "bốc hơi" tiền tỷ Chỉ trong vòng chưa đầy 3 ngày sau thông tin bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật, giá cổ phiếu DQC của Công ty Bóng đèn Điện Quang đã quay đầu liên tục giảm giá, "cuốn phăng" hàng chục tỷ đồng (tài sản chứng khoán) của gia đình Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa. Câu chuyện đang...