Xử lý thế nào khi trẻ nói ‘không’
Khi con la hét, nói “Không muốn rời khỏi siêu thị”, bạn hãy hỏi tại sao lại nói không và đợi trẻ giải thích rõ ràng, tránh quát mắng, làm căng thẳng thêm.
1. Phớt lờ
Đôi khi từ “Không” của trẻ không phải vấn đề lớn, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thể bỏ qua câu nói này. Chẳng hạn khi trẻ đang chơi đồ chơi và bạn yêu cầu trẻ đi ngủ, chúng sẽ nói “Không” vì đang chơi vui, chưa muốn dừng lại. Thay vì mắng hoặc ra lệnh, bạn hãy nói với các bé rằng “Đó là quy tắc trong nhà” hoặc “Đây là kế hoạch mỗi ngày”.
Bình thường, bạn hãy nhấn mạnh các quy tắc trong nhà phải được mọi thành viên tuân thủ nghiêm ngặt, nếu không sẽ có hình phạt phù hợp. Vì vậy, trong trường hợp trên, trẻ sẽ hiểu rằng không thể thay đổi quy tắc và phải nghe lời bố mẹ.
2. Trao quyền lựa chọn
Phụ huynh có thể đặt câu hỏi lựa chọn để trẻ cảm thấy được tôn trọng, không còn cách từ chối yêu cầu. Chẳng hạn, hãy hỏi trẻ: “Con muốn ăn bánh mì hay muốn uống sữa?”, “Con muốn đi dạo hay ở trong nhà?”.
Cách thức này cũng phù hợp ngay khi bạn muốn trẻ chọn hành động duy nhất. Ví dụ, thay vì yêu cầu “Đi tắm nào”, hãy đặt ra hai tình huống cho trẻ cân nhắc như sau: “Con muốn tắm trong bồn hay tắm vòi hoa sen”. Như vậy, trẻ sẽ bị phân tán tư tưởng sang việc lựa chọn cách thức tắm mà không thể từ chối nhiệm vụ này.
Ảnh: Shutterstock.
3. Khuyến khích hợp tác
Nhiều khả năng trẻ sẽ vâng lời nếu phụ huynh sử dụng các phương pháp dưới đây.
- Đề nghị thay vì yêu cầu: Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi cha mẹ nói: “Con có thể lấy hộ bố/mẹ cuốn sách không” thay vì yêu cầu “Mang cho bố/mẹ cuốn sách”.
Video đang HOT
- Giải thích cụ thể hành động trẻ phải làm: Trong nhiều trường hợp trẻ nói “không” vì yêu cầu của phụ huynh chưa đủ rõ ràng, trẻ không biết làm như nào. Ví dụ, bạn nói: “Con xếp bộ lego vào tủ đồ chơi nhé” sẽ giúp trẻ định hướng nhiệm vụ tốt hơn là nói: “Con cất đồ chơi đi”.
- Giải thích điều trẻ phải làm thay vì không được làm: Trẻ thường phản đối lại cấm đoán của phụ huynh nên thay vì yêu cầu trẻ không được làm, bạn nên chuyển hướng sang những việc trẻ nên làm. Ví dụ, thay vì nói: “Con không được trêu con mèo”, hãy nói: “Hãy chạm nhẹ vào con mèo không nó sẽ bỏ đi mất nhé”.
4. Khuyến khích bày tỏ cảm xúc
Dạy trẻ chia sẻ về cảm xúc hoặc nói rõ những điều không muốn là cách hạn chế các bé nói “Không”. Từ “không” mang nghĩa chống đối lại hàm ý chung chung nên phụ huynh và con cái không thể hiểu rõ ý tưởng của nhau. Ngược lại, việc khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc giúp hai bên hiểu nhau hơn, từ đó tìm ra phương án phù hợp trong mọi tình huống.
Ví dụ, khi con bạn la hét, nói “Không muốn rời khỏi siêu thị”, hãy hỏi con tại sao lại nói không và đợi trẻ giải thích rõ ràng. Trẻ có thể trả lời vì muốn mua kẹo hoặc muốn chơi đồ chơi. Lúc này, bạn nên dạy con nói: “Con không muốn về vì muốn mua kẹo” thay vì chỉ nói “Không”. Bạn có thể mua kẹo cho trẻ hoặc giải thích tại sao không được mua. Cách làm này sẽ khiến hai bên đều hài lòng thay vì mang sự bực tức không rõ ràng vì trẻ chỉ phản đối.
5. Hạn chế nói “không” với con
Đôi khi, trẻ nói “không” vì học được từ phụ huynh hoặc mọi người xung quanh. Vì vậy, bạn chỉ nên nói với trẻ trong những trường hợp bắt buộc, yêu cầu quan trọng. Ví dụ, nói “không” với việc nghịch dao, lửa trong nhà bếp; nói “không” với việc đi chơi về muộn.
Trong những trường hợp khác, phụ huynh nên thay đổi từ ngữ. Ví dụ, thay vì nói: “Không, con không được xem TV”, bạn hãy nói: “Giờ chúng ta ăn tối, sau đó cùng nhau xem TV nhé”.
6. Khen ngợi
Trẻ em rất thích được khen ngợi hoặc được người lớn đánh giá cao nỗ lực, tính cách của bản thân nên việc di chuyển sự chú ý của các em đến lời khen có thể hạn chế ý kiến trái chiều.
Ví dụ, khi phụ huynh nói: “Con dọn đồ chơi đi, con bày bừa quá!”, trẻ sẽ khó chịu, bực bội vì phải dọn đồ, nhưng vẫn bị nhận xét là bừa bộn. Trẻ sẽ bắt tay vào công việc nếu phụ huynh nói: “Bình thường con rất là chăm chỉ và ngoan ngoãn. Vậy giờ con có thể dọn đồ chơi được không?”.
Cô gái gặp chồng tương lai nhờ một lần 'thả tim dạo' trên mạng
Sau một lần "thả tim dạo", Kiều My (Vũng Tàu) bất ngờ quen được nửa kia. Lần đầu gặp nhau, cô còn sợ bị lừa, phải nhờ bạn cùng phòng ghi nhớ mặt và biển số xe của chàng trai này.
Vương Kiều My (sinh năm 1994, Vũng Tàu) và Nguyễn Phú Tấn (sinh năm 1991, TP.HCM) không phải là bạn bè ngoài đời thật lẫn trên mạng xã hội. Cả hai chỉ là thành viên chung của một fanpage những người yêu giày thể thao.
Chia sẻ với Zing, My kể một ngày đang lướt mạng thì thấy ảnh của chồng và anh trai sinh đôi. Vốn thích những cặp song sinh, cô đã thả tim cho tấm ảnh.
Dù bài đăng thu hút hơn 1.200 lượt like (thích), nhưng duy nhất chỉ có My lại bày tỏ cảm xúc khác. Ngay sau đó, Tấn gửi lời mời kết bạn và nhắn tin làm quen với cô.
Kiều My đã thoát ế sau một lần "thả tim dạo".
Sau 2 ngày trò chuyện online, cả hai đều cảm thấy đối phương có nhiều điểm thú vị. Đến ngày thứ 3, Tấn chủ động hẹn gặp My.
Trước giờ hẹn, My vẫn mang tâm trạng tò mò, còn sợ bị đối phương lừa gạt.
"Mình kể với bạn cùng phòng về cuộc hẹn với bạn trai quen trên mạng, nhờ cô ấy đi cùng, nhìn mặt và biển số xe. Nếu sau 22h chưa thấy mình về thì báo ngay cho người nhà", 9X kể lại.
Tương tự, trước khi đến đón My, Tấn cũng cho anh song sinh coi hình của cô đề phòng trường hợp xấu xảy ra.
Tuy nhiên, ngay lần đầu gặp gỡ, cả hai đã xoá bỏ sự nghi ngờ và dần cảm mến nhau. Sự nghi ngờ trước đó nhanh chóng bị bỏ qua, cả hai vui vẻ trò chuyện và nhận ra đối phương chính là "gu" của mình.
Sau buổi tối đó, My bị chinh phục hoàn toàn bởi sự chân thành, thật thà cùng gương mặt thư sinh của Tấn.
"Trở về sau lần hẹn hò đầu tiên mình đã chủ động đưa ra lời đề nghị thử làm người yêu trong 7 ngày". Bất ngờ nhưng cũng đã "cảm nắng" cô gái mới quen, Tấn đồng ý. Cả hai trở thành một đôi chỉ sau thời gian ngắn quen biết.
Sau 3 năm yêu nhau đôi trẻ đã chính thức về chung một nhà.
Nhắc tới kỷ niệm trong 7 ngày yêu thử, My nhớ lại: "Một lần khi đang ngồi cà phê, anh vừa lấy điện thoại ra thì một loạt tin nhắn báo tới. Mình ngó qua thì thấy tin nhắn đó là của một bạn nữ. Như hiểu được sự nghi ngờ của mình anh vội giải thích, sợ mình hiểu nhầm".
Hay trong một lần, Tấn đưa bạn gái về nhà gia mắt. Trong bữa cơm, My đã gọi và nhận nhầm anh trai song sinh của Tấn là bạn trai. Lần đó khiến cô vừa xấu hổ vừa ngượng ngùng.
Nói về nửa kia, My tiết lộ tính cách của cô và Tấn hoàn toàn trái ngược. 9X là một người hướng ngoại, thích sôi nổi. Trong khi đó, Tấn lại là người trầm lắng, nhẹ nhàng.
Ngoài những sở thích riêng thì cả hai rất mê phượt. Cả hai đã có rất nhiều chung đi tới các địa danh nổi tiếng. Mỗi chuyến đi là một cơ hội giúp họ hiểu về nhau nhiều hơn.
Sau hơn 3 năm bên nhau, tháng 5/2019, My và Tấn chính thức về chung một nhà. Thời điểm này, cả hai đã kỷ niệm 1 năm ngày cưới.
"Yêu nhanh nhưng thời gian tìm hiểu lại kéo dài. Gặp được nhau là cái duyên nhưng ở được bên nhau lại là sự cố gắng của cả hai. Nhưng chàng trai, cô gái nào còn độc thân, cứ mạnh dạn 'thả tim dạo' và làm quen trên mạng nhé. Biết đâu đó chính là cơ hội giúp mọi người tìm được nửa con lại", My dí dỏm nhắn nhủ.
8 điều chứng minh bạn đã yêu đúng người đàn ông đích thực Tuổi tác không nói lên được đàn ông trưởng thành hay chưa. Để đánh giá mức độ chín chắn, hãy nhìn vào những việc anh ấy không bao giờ làm để thể hiện bản lĩnh của đàn ông. Có nhiều người đàn ông chỉ là một đứa trẻ trong hình hài to xác. Người đàn ông trưởng thành không bao giờ làm 8...