Xử lý sự cố lưới điện bão số 5: Ấm áp tình người
Trong 10 năm trở lại đây, chưa bao giờ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đi bất cứ nơi đâu cũng thấy trụ điện gãy đổ và cũng chưa bao giờ người dân thấy bóng dáng những “ chiến binh áo cam” khắp các nẻo đường không quản thời gian vất vả để “cứu điện” về cho nhân dân nhiều đến vậy.
Nhiều cột điện gãy, đổ ảnh hưởng rất lớn đến công tác khắc phục hậu quả.
Sáng 18/09/2020, cơn bão số 5 (Noul) bất ngờ đến sớm hơn dự kiến. Cơn bão với gió lốc kèm mưa lớn quét qua khắp tỉnh Thừa Thiên Huế đã để lại nhiều thiệt hại nặng nề. Mặc dù đã được chuẩn bị rất kỹ càng nhưng với sức công phá của tâm bão, chỉ trong hơn nửa giờ đồng hồ, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 10 nhà bị sập, 21.283 nhà tốc mái, 20 trường học bị tốc mái phòng học, khu hiệu bộ, sập hàng rào, tốc mái nhà xe, hư hỏng thiết bị dạy học.
Theo báo cáo của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế), cơn bão số 5 đã làm 272 trụ điện các loại bị gãy, đổ với tổng thiệt hại ước tính 11,4 tỷ đồng.
Hàng năm, miền Trung như chiếc đòn gánh phải oằn mình dưới sự khắc nghiệt khốc liệt của thời tiết, nhất là trong mùa mưa bão. Thiên tai lũ lụt luôn để lại những tổn thất lớn về người và tài sản, đặc biệt với ngành điện.
Xuyên đêm xử lý sự cố lưới điện do bão số 5 gây ra.
Video đang HOT
Những thiệt hại về điện gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân và sản xuất của doanh nghiệp; thậm chí, nếu không có biện pháp an toàn thì còn ảnh hưởng tới tính mạng những công nhân lao động trong lĩnh vực này. Khó khăn là thê, nhưng những người con ngành điện vân luôn cần mẫn, chung sức chung lòng vượt qua những thử thách đó để giữ vững dòng điên an toàn, liên tục đến cho khách hàng. Với thách thức, trong thời gian sớm nhất phải đảm bảo cấp điện trở lại cho khách hàng, PC Thừa Thiên Huế đã chủ động tập trung ngay vào công tác khắc phục hậu quả sau bão số 5.
Cán bộ công nhân viên (CBCNV) PC Thừa Thiên Huế cũng chịu nhiều hậu quả do bão, nhiều nhà tốc mái, gãy cây cối…Khó khăn chất chồng thêm khó khăn, nhưng để chạy đua với thời gian gấp rút ấy, tập thể CBCNV của PC Thừa Thiên Huế đã gác lại những công việc cá nhân. Ngay khi cơn bão số 5 đổ bộ, những chiến binh “áo cam” đã ưu tiên việc xử lý sự cố để cung cấp điện trở lại cho người dân tỉnh nhà. Đó là những đêm không ngủ, làm việc hết sức mình không kể ngày đêm mang lại nguồn điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất và nhu cầu thiết yếu cho nhân dân.
Các công nhân không quản ngại khó, đưa điện về cho dân.
“Chuyện xử lý sự cố lưới điện do thiên tai là một công việc thường xuyên của thợ điện miền Trung. Tuy nhiên, với thiệt hại nặng nề trên diện rộng như cơn bão lần này gây ra, chúng tôi đã huy động tổng lực trên 500 CBCNV ngay lập tức sau cơn bão, đánh giá nhanh thiệt hại, lên phương án và tiến hành ngay việc xử lý sự cố. Với hành trang là sự cổ vũ, trông ngóng có điện của nhân dân, chúng tôi xông pha trên mọi nẻo đường. Thiệt hại cơn bão mang lại quá tàn khốc, vì vậy, chúng tôi tâm niệm cung cấp nhu cầu về điện là yếu tố thiết yếu nhất, nhanh nhất có thể để người dân làm tiền đề khắc phục những hậu quả còn lại. Có điện, có ánh sáng, có thêm động lực và niềm tin hy vọng”, ông Nguyễn Đại Phúc, Phó Giám đốc PC Thừa Thiên Huế cho biết.
Dầm mình dưới nước để dựng lại các cột điện gãy, đỗ.
Sau 5 ngày không quản mưa gió và đêm tối, PC Thừa Thiên Huế đã khôi phục cấp điện cho 100% khách hàng trên địa bàn tỉnh. Tham gia khắc phục ở trên khắp địa bàn tỉnh, đội chiến binh áo cam quyết tâm không khuất phục những thách thức của bão số 5 mang lại. Sáng “làm lành” chỗ này, chiều tối lại “chữa lành” chỗ kia, đơn vị luôn ở trong tâm thế sẵn sàng làm cả ngày lẫn đêm, bằng mọi giá phải cấp điện sớm nhất “cứu” điện cho bà con.
Khắc phục thiệt hại sau bão với tinh thần không quản ngại khó khăn, không kể thời gian và thời tiết không ủng hộ, ngành điện Thừa Thiên Huế luôn nhận được sự ủng hộ của người dân.
Ngày cũng như đêm đối với những người “lính áo cam” luôn nỗ lực hết mình vì mục tiêu cấp điện lại sớm nhất cho người dân.
“5 ngày qua là 5 ngày vất vả nhưng nhiều niềm vui của anh em chúng tôi, được người dân chia sẻ, được lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của nhân dân qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, trong đó niềm vui lớn nhất mà cũng giản dị nhất chính là những tiếng reo hò “Có điện rồi” cùng sự hân hoan bừng sáng của những vùng quê, những con đường mà chúng tôi đi qua”, anh Nghị công nhân Điện lực huyện Phong Điền chia sẻ.
Sau bão, cả thành phố Huế chìm ngập trong bóng đêm, nhiều nhà nơm nớp lo sợ về an ninh vì không có điện. Khi thấy công nhân ngành điện không quản mưa bão dđêm khuya để khôi phục đường dây, khiến người dân rất cảm kích về tinh thần làm việc và trách nhiệm với cộng đồng của công nhân điện lực.
Bão vừa, trụ điện "đủ chuẩn" vẫn gãy la liệt
Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu tạm dừng sử dụng các cột điện bê-tông ly tâm dự ứng lực và đánh giá lại tính phù hợp của loại trụ điện này trong điều kiện tự nhiên nhiều gió bão ở miền Trung
Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) ngày 22-9 có thông cáo cho biết bão số 5 đã làm 304 cột điện bị gãy, 169 cột đổ và 143 cột nghiêng. Trong số 304 cột bị gãy có 34 cột bê-tông ly tâm dự ứng lực và 270 cột bê-tông ly tâm thường. Cột điện gãy, đổ, nghiêng xảy ra ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và TP Đà Nẵng.
"Không hiểu sao dễ gãy đến vậy" (?!)
Cùng ngày, sự cố mất điện do hàng trăm trụ điện gãy, đổ ở thị trấn Thuận An và TP Huế của tỉnh Thừa Thiên - Huế mới cơ bản khắc phục xong. Trước đó, theo báo cáo của Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế, cơn bão số 5 đã làm gãy, đổ 272 cột điện trung áp và hạ áp.
Nhiều người đặt nghi vấn tại sao gió bão chỉ khoảng cấp 6 đến cấp 8, giật cấp 9 cấp 11 nhưng sao quật được trụ điện vốn được thiết kế chịu gió giật trên cấp 12? Thậm chí chính Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế cũng thừa nhận "dù đây là cơn bão được đánh giá là có cường độ chưa mạnh nhưng đã gây gãy đổ rất nhiều cột điện".
Trạm biến áp ở thị trấn Thuận An được gắn trên 2 cột điện bê-tông ly tâm truyền thống nhưng vẫn bị gãy
Theo khảo sát của phóng viên ngày 22-9, tuyến điện trung áp kết hợp đường dây hạ áp dọc đường Quốc lộ 49A vẫn còn nhiều cột điện bị nghiêng, một số gãy lòi cả sắt bên trong. Trước đó, Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế đã huy động lực lượng dọn dẹp trạm biến áp ở đường Hoàng Sa, thị trấn Thuận An, bị gãy cột, đổ sập. Trạm biến áp bị sập được gắn trên 2 cột trụ bê-tông ly tâm. Chỗ gãy cách mặt đất chừng 0,5 m, lòi ra nhiều sắt phi 10-12.
Ông Phạm Thanh Lâm, giám đốc một công ty xây dựng tại TP Huế, tỏ ra bất ngờ trước việc bão không mạnh nhưng cột điện gãy nhiều. Ông Lâm cho biết đơn vị ông đã thi công nhiều công trình nhà hàng, khách sạn theo phương pháp kỹ thuật bê-tông dự ứng lực. "Các sợi thép được kéo ra nhỏ, khẩu độ rất lớn. Giải pháp kỹ thuật này có nhiều ưu điểm hơn khuyết điểm. Đối với cột điện hình tròn thì đã giảm được lực gió rất nhiều nhưng không hiểu vì sao lại dễ gãy đến vậy" - ông Lâm nói.
Gãy... "đúng tiêu chuẩn"!
Theo EVNCPC, qua kiểm tra thực tế, các trụ điện gãy có nguyên nhân từ cây xanh ngã đổ vào đường dây, gây lực tác động kép bất thường, quá khả năng chịu đựng của kết cấu cột, xà sứ, dây dẫn... Một số vị trí cột điện nằm ngoài khu dân cư, ở các vị trí góc, khi có gió giật mạnh và hướng gió thay đổi làm xoáy và đứt các dây néo cũng là nguyên nhân làm gãy đổ cột.
"Chúng tôi đã tiến hành rà soát toàn bộ công tác thiết kế, thi công, chất lượng vật tư thiết bị đều bảo đảm theo quy định. Công tác mua sắm cột điện được tổ chức đấu thầu rộng rãi theo đúng quy định của Luật Đấu thầu. Qua rà soát, các cột điện được sử dụng trên lưới điện EVNCPC được thiết kế, sản xuất tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam TCVN 5847:2016, 5847:1994 và được kiểm tra chất lượng trước khi lắp đặt" - thông cáo nêu.
Cũng khẳng định các cột điện ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đúng tiêu chuẩn, ông Nguyễn Đại Phúc, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế, cho rằng sức gió của cơn bão số 5 khó lường, gây ra các hiện tượng quăng, quật, giật, xoáy làm ngã hàng loạt vật cản trên đường di chuyển, trong đó có trụ điện.
Trong thời gian tới, EVNCPC cho biết sẽ tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân chủ sở hữu cây cối, công trình tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hành lang lưới điện, đặc biệt chặt tỉa cây cối trước mùa mưa bão, hạn chế thấp nhất thiệt hại lưới điện.
EVNCPC lý giải cột điện ngã đổ sau bão số 5 Do ảnh hưởng của cơn bão số 5, khu vực các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của bão đã bị gãy đổ và nghiêng 616 cột điện, trong đó có 64 cột điện làm theo phương pháp dự ứng lực (bê-tông ly tâm). Theo thông tin từ Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) các cột điện ngã đổ đều có...