Xử lý sai phạm ở Công viên Tuổi trẻ: Tiếp tục “bàn lùi”!
Sau nhiều lần UBND thành phố Hà Nội yêu cầu,nhưng những sai phạm ở Công viên Tuổi trẻ vẫn không được xử lý triệt để. Ngày 5/12, trước đại biểu HĐND, Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Thế Hùng hứa trong quý I/2013 sẽ hoàn thành nhiệm vụ.
Về việc các công trình không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, ông Hùng cho biết, đã xác định 8 công trình đang khai thác sử dụng không phù hợp với quy hoạch được duyệt bao gồm nhà hàng Queen Bee, nhà văn phòng Công ty, 12 sân Tennis (4 sân có mái che và 8 sân không có mái che), 3 sân bóng đá mini, tầng hầm công trình sân tennis có mái che 1.500 chỗ, tầng hầm nhà hát ngoài trời có mái che (Cung Tân Xuân), Khu đất giáp đường Võ Thị Sáu tại góc Tây Bắc Công viên, 3 bãi trông giữ xe ô tô tồn tại từ nhiều năm trước.
Một sân bóng mini “mọc” giữa Công viên Tuổi trẻ
Sở Xây dựng đã có quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra giám sát thực hiện xử lý vi phạm đối với các công trình xây dựng không phù hợp với quy hoạch tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô. UBND quận Hai Bà Trưng đã có Thông báo xử lý các vi phạm tại Công viên Tuổi trẻ Thủ Đô. UBND Phường Thanh Nhàn đã chủ trì làm việc với Thanh tra quận Hai Bà Trưng, tổ công tác Sở Xây dựng, kiểm tra, rà soát và thiết lập hồ sơ các hạng mục vi phạm trong công viên Tuổi trẻ Thủ đô, ngày 6/11/2012 đã làm việc với các ngành chức năng thuộc khối nội chính quận Hai Bà Trưng và Sở Xây dựng, kiểm tra, thống nhất về tính pháp lý của hồ sơ xử lý hành chính với các đơn vị có hạng mục vi phạm trật tự xây dựng tại công viên Tuổi trẻ Thủ Đô.
Trên cơ sở thống nhất thống nhất của các đơn vị liên quan kết luận chuyển giao công tác quản lý Công viên Tuổi trẻ từ Công ty TNHH MTV Đầu tư và Dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội – Tổng Công ty Du lịch Hà Nội sang Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh để quản lý vận hành theo mục đích hoạt động phục vụ công ích nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, nghỉ ngơi của nhân dân.
Video đang HOT
Ông Hùng cho biết, Sở Xây dựng, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh đang lập kế hoạch thực hiện xây dựng Quy chế quản lý Công viên Tuổi trẻ Thủ đô theo mô hình quản lý công trình công ích, xong trong tháng 11/2012. Trên cơ sở đó, UBND Thành phố quyết định trong tháng 12/2012 và mô hình quản lý mới đi vào hoạt động trong quý I/2013. Giám đốc Sở Xây dựng cũng khẳng định sẽ xử lý triệt để công trình sai quy hoạch trong quý I/2013.
Theo Dantri
Có hay không việc mạnh tay khi thu đất của dân, nương nhẹ DN?
Không ít đại biểu HĐND TP.Hà Nội đã đặt câu hỏi này khi chất vấn các thành viên UBND TP sáng nay, 5.12, về trách nhiệm quản lý đất đai trên địa bàn cũng như chế tài xử lý đối với các trường hợp chủ đầu tư vi phạm trong sử dụng đất, để hoang hóa, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát.
Trước khi bắt đầu nội dung chất vấn, Ủy viên thường trực HĐND TP Nguyễn Văn Nam cho biết tại kỳ họp thứ 6 của HĐND TP, đã có 31 đại biểu (ĐB) gửi chất vấn các thành viên UBND bằng văn bản.
Căn cứ vào nội dung chất vấn bằng văn bản của ĐB, HĐND TP đã quyết định chất vấn trực tiếp tại kỳ họp 4 nhóm vấn đề, gồm quản lý đất đai, trật tự xây dựng đô thị, xây dựng chính quyền và giáo dục đào tạo.
Người đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên là Phó chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh, liên quan đến trách nhiệm về quản lý đất đai trên địa bàn TP.
Trước khi trả lời chất vấn trực tiếp, ông Khanh đã có khoảng hơn 20 phút báo cáo bằng văn bản về 2 nội dung lớn mà cử tri, ĐB quan tâm, như với các dự án đã được giao đất nhiều năm nhưng chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, lãng phí. Ông Khanh cho biết từ năm 2009 đến nay, TP đã có 2 kế hoạch tổng thể, trong đó xác định 6 nhóm giải pháp khắc phục tình trạng này.
Qua thực hiện, TP đặc biệt quan tâm đến nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp (DN) đưa đất vào sử dụng hiệu quả, cũng như nhóm giải pháp thanh kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.
Theo ông Khanh, qua công tác thanh kiểm tra 882 tổ chức sử dụng đất trên địa bàn có dấu hiệu vi phạm pháp luật đã phát hiện gần 780 tổ chức vi phạm. TP đã giúp 511 tổ chức tự khắc phục vi phạm, giúp 132 tổ chức tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng (GPMB), đồng thời xử phạt hành chính hơn 100 tổ chức, xử lý thu hồi đất của 45 tổ chức với tổng diện tích hơn 828 ha.
Nhấn mạnh thời gian tới TP tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là về GPMB, thủ tục hành chính, song ông Khanh cũng khẳng định với những trường hợp đã được gia hạn nhưng không thực hiện tốt thì kiên quyết thu hồi đất.
Chưa thỏa mãn với giải trình của đại diện lãnh đạo TP, Phó trưởng ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam dẫn lại kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây về công tác quản lý sử dụng đất tại Hà Nội, trong đó có thực trạng quản lý chưa chặt chẽ, hầu hết dự án được chỉ định thầu, giải quyết hồ sơ thì rất chậm... và đặt vấn đề: Phải chăng những vấn đề vừa nêu thuộc trách nhiệm tham mưu của các sở ngành như Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng?
ĐB này còn chất vấn: Việc thu hồi đất của các dự án vi phạm rất phức tạp, khó khăn nhưng phải chăng khi thu hồi đất của các hộ dân phục vụ cho các dự án của DN chúng ta làm rất kiên quyết, thậm chí cưỡng chế rất quyết liệt, nhưng các dự án DN chậm tiến độ cả chục năm, ở các vị trí vàng lại khó khăn, có nguyên nhân gì ở đây?
Nhiều ĐB chất vấn sau đó cũng đặt câu hỏi tương tự.
ĐB Nguyễn Xuân Diên "truy" thêm về trường hợp 19 dự án tọa lạc tại các khu đất vàng của Hà Nội chậm tiến độ kéo dài đã được cho gia hạn và chất vấn lãnh đạo UBND TP: Chúng ta được phép gia hạn mấy lần đối với dự án chậm tiến độ? Trong số 19 dự án này có 13 dự án được gia hạn 2 lần, 6 dự án được gia hạn 3 lần vậy UBND TP được phép cho gia hạn hay các sở, ngành, vì trong quá trình giám sát, HĐND TP phát hiện có sở ngành cho phép DN được gia hạn?
Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh cho rằng, nguyên nhân tình trạng dự án để hoang hóa có nhiều, nhưng trước hết là do chủ đầu tư, có một số đơn vị không gương mẫu, vi phạm pháp luật. Nguyên nhân khác là do công tác quản lý nhà nước về đất đai còn bất cập. TP đã có văn bản yêu cầu chủ tịch, phó chủ tịch UBND các địa phương kiểm điểm, rút kinh nghiệm, thậm chí xử lý cả hình sự cán bộ vi phạm.
"Với các dự án chậm tiến độ, vi phạm, không phải UBND TP không dám làm, không quyết liệt làm, tôi khẳng định từ Chủ tịch UBND TP đến các Phó chủ tịch luôn chỉ đạo tất cả dự án vi phạm đều phải xử lý. Trên 800 ha đất buộc thu hồi, có những dự án phức tạp lắm, chúng tôi báo cáo để biết rõ sự phức tạp chứ không phải vì phức tạp mà không dám làm. Tất cả các trường hợp vi phạm, dù là công ty nhà nước, công ty cổ phần hay tư nhân đều phải xử lý", ông Khanh quả quyết.
Cũng theo ông Khanh, UBND TP không có quan điểm đối với dân thì làm mạnh, đối với DN thì làm nhẹ mà tất cả các tổ chức, đơn vị, cơ quan, cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, chỉ có điều phải xử lý từ thấp đến cao theo quy định của luật, không thể xử lý thu hồi nếu vi phạm chưa đến mức thu hồi, hoặc với trường hợp đáng thu hồi mà không thu hồi, nếu phát hiện TP sẽ xử lý nghiêm những trường hợp dung túng, bao che, bảo kê cho DN. "Không có chuyện đối với dân thì làm quyết liệt, với DN thì làm nhẹ nhàng", ông Khanh tái khẳng định.
Với câu hỏi ĐB Diên đặt ra về trường hợp gia hạn 19 khu đất vàng, ông Khanh thừa nhận có chuyện sở ban hành văn bản cho phép gia hạn, nhưng đều là trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của TP. "Đúng ra các văn bản như vậy phải do TP ban hành", ông Khanh nói.
Theo TNO
12 tổ chức bị thu hồi gần 400 nghìn m2 đất UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định thu hồi gần 400 nghìn m2 đất sử dụng sai mục đích, gây bức xúc trong dư luận của 12 tổ chức, cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh. Nhằm chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng đất sai mục đích, gây lãng phí và bức xúc trên địa bàn của một số tổ chức,...