Xử lý rác thải vẫn là gánh nặng cho ngân sách
Hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP.HCM khoảng 7.000 đến 7.500 tấn mỗi ngày.
Chi phí cho công tác thu gom và xử lý chất thải trên địa bàn TP hiện nay vẫn là gánh nặng cho ngân sách – Ảnh: Hải Nam
Để thu gom và xử lý số chất thải này, TP đã phải chi ra hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm. Trong khi đó, số tiền thu về từ vệ sinh phí của người dân chỉ đạt chưa đến 4% số chi ra từ ngân sách, dẫn đến việc thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt hằng ngày đang trở thành gánh nặng cho ngân sách TP.
Theo thống kê của Sở TN-MT TP.HCM, trong năm 2012, số kinh phí ngân sách chi cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác lên đến gần 1.900 tỉ đồng; trong khi đó, số thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường vào ngân sách toàn TP chỉ hơn 55 tỉ đồng, đạt 2,9%. Tương tự, năm 2013, số thu phí vệ sinh, phí bảo vệ môi trường là hơn 57 tỉ đồng, chỉ bù đắp được 3,1% số kinh phí ngân sách chi cho công tác thu gom và xử lý rác.
“Người gây ô nhiễm phải trả tiền”
Vừa qua, TP.HCM đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến như trạm ép rác kín, làm phân compost, thu khí phát điện, đốt… đã thu hồi được một phần giá trị phế liệu. Bên cạnh đó, nhờ thực hiện chương trình xã hội hóa các dịch vụ công, TP đã không phải đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn trị giá hàng trăm tỉ đồng mỗi năm đã giảm đáng kể gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, so với số chi ra cho công tác thu gom và xử lý rác thải thì hiện nay vẫn là một vấn đề bức bách.
Nhiều nước trên thế giới sử dụng hai công cụ phổ biến trong quản lý chất thải là phí và thuế bảo vệ môi trường, nhằm giúp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước khi đưa chi phí môi trường vào trong giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Tại Việt Nam, từ năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15.11.2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết nêu rõ “Thực hiện nguyên tắc người gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục, bồi thường. Từng bước thực hiện việc thu phí, ký quỹ bảo vệ môi trường, buộc bồi thường thiệt hại về môi trường”. Tại Thông tư 97/2006 ngày 16.10.2006 về hướng dẫn phí và lệ phí quy định phí vệ sinh là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn địa phương, như: chi phí cho tổ chức hoạt động của đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải theo quy trình kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền quy định (chưa bao gồm chi phí xử lý rác đảm bảo tiêu chuẩn môi trường)… Để thực hiện chủ trương trên, năm 2008, UBND TP.HCM ban hành Quyết định 88/2008 về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường trên địa bàn TP.HCM, theo đó, mức thu phí được phân biệt theo các loại đối tượng là cá nhân cư trú, hộ gia đình, đơn vị hành chính, sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh với mức phí mỗi tháng từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng đối với hộ gia đình và từ 60.000 đồng đến 110.000 đồng đối với cơ sở và 420.950 đồng/tấn rác thải đối với nhóm thu theo khối lượng chất thải phát sinh.
Tiến tới xóa bỏ bao cấp
Theo Sở TN-MT TP.HCM, với mức thu như vậy đến nay đã quá lạc hậu và không còn phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, việc thu phí vệ sinh tại một số địa phương vẫn chưa hiệu quả và có mức thu về ngân sách còn thấp. Dù nhiều hộ dân, đơn vị không tuân thủ đóng phí theo quy định nhưng các đơn vị thu gom vẫn phải tiến hành thu gom để đảm bảo chất lượng vệ sinh trên địa bàn, dẫn đến tình trạng ỷ lại của người dân và chủ nguồn chất thải, có trường hợp dân đem bỏ chất thải ra các nơi công cộng, gây ảnh hưởng chất lượng vệ sinh chung của thành phố.
Như vậy, có thể thấy rằng, với mức thu phí vệ sinh như hiện nay, hầu hết người dân TP và các nhóm đối tượng kinh doanh đang được TP bao cấp gần như toàn bộ kinh phí quản lý chất thải rắn của TP, việc thu phí vệ sinh chỉ bù đắp một phần rất nhỏ so với chi phí rất lớn cho công tác thu gom, xử lý chất thải mà ngân sách TP đang gánh chịu. Sở TN-MT TP.HCM cho biết thời gian tới, TP sẽ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp tăng cường quản lý, điều chỉnh mức giá thu nhằm giảm dần việc bao cấp, tiến đến xóa bỏ bao cấp trong công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố.
Hải Nam
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Xây trụ sở nghìn tỷ: Đừng "hoành tráng" khi còn nghèo!
Từ năm ngoái đến giờ, có nhiều nơi đã xây dựng hoặc đang xây dựng, có dự án xây trụ sở ủy ban hành chính tỉnh với quy mô lớn.
Theo TS Phạm Sỹ Liêm, nước ta có 63 tỉnh thành, nhưng chỉ khoảng 1/3 trong số này nộp ngân sách về Trung ương. Còn lại 2/3 địa phương sử dụng nguồn ngân sách do Trung ương phân bổ. Thế nhưng: "Tôi không hiểu tại sao lại rộ lên thành một phong trào như vậy, kể cũng hơi khó hiểu. Nó lại càng khó hiểu hơn khi rộ vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ của các ủy ban cấp tỉnh, nên người ta có đặt câu hỏi. Tại sao lại vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ, có "động cơ" gì đằng sau đó không?"
"Phong trào" khó hiểu
Theo thông tin trên một số báo, hàng loạt các tỉnh, trong đó có tỉnh nghèo đã đề xuất xây trụ sở hành chính với tổng đầu tư lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Ông nhìn nhận câu chuyện này thế nào?
Từ năm ngoái đến giờ, có nhiều nơi đã xây dựng hoặc đang xây dựng, đang có dự án xây trụ sở ủy ban hành chính tỉnh với quy mô lớn. Tiêu biểu như Bình Dương, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu và bây giờ là Nghệ An, Hải Phòng... Tôi không hiểu tại sao lại rộ lên thành một phong trào như vậy, kể cũng hơi khó hiểu. Nó lại càng khó hiểu hơn khi rộ vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ của các ủy ban cấp tỉnh, nên người ta có đặt câu hỏi. Tại sao lại vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ, có "động cơ" gì đằng sau đó không?
Ông Phạm Sỹ Liên.
Ý của câu hỏi đó là gì ạ?
Ý là những người sắp hết nhiệm kỳ muốn làm một việc gì đó trước khi dời khỏi nhiệm kỳ này. Không biết điều đó có thật không, nhưng vì dồn dập vào giai đoạn này nên người ta nghĩ thế.
Hẳn là mỗi địa phương đều đưa ra các lý do cần thiết về việc xây trụ sở hoành tráng?
Bình Dương là địa phương đi đầu về việc xây trụ sở hoành tráng thì tôi thấy họ có lý do chính đáng. Nghĩa là họ xây một thành phố mới hoàn toàn, tôi đã đến và thấy rất đẹp. Thủ phủ cũ là Thủ Dầu Một thì thực chất chỉ là một thị trấn còn kém phát triển. Trong khi tỉnh đang công nghiệp hóa mạnh, nguồn thu lớn, dồi dào, không những đóng góp cho Trung ương mà còn đủ chi tiêu. Nên họ xây một trụ sở đàng hoàng cũng là dễ hiểu.
Nhưng vấn đề là các tỉnh nghèo, trong khi bao nhiêu công trình thiết yếu còn chưa có, ngân sách nhà nước thì hạn hẹp, có cần phải đầu tư những trụ sở hàng nghìn tỉ đồng hay không? Tôi nghĩ là không.
Xây trụ sở thế không hợp lòng dân tí nào!
Có lẽ không phải cứ xây mới là không nên, qua những câu chuyện ở các địa phương mà ông vừa nêu?
Đúng thế. Tôi không phản đối mọi sự xây mới nhưng phải xem điều kiện ngân sách địa phương đó thế nào, thành phố đó cần gì. Nhiều địa phương hạ tầng rất kém mà không lo giải quyết mà lại đem tiền đi xây trụ sở thì không hợp lòng dân tí nào.
Vấn đề mấu chốt là tiền đâu để xây?
Hiện có khoảng 1/3 trong số 63 tỉnh thành là có đóng góp ngân sách về Trung ương, còn lại là Trung ương phải hỗ trợ về cho tỉnh. Có nơi, ngân sách của tỉnh đó, Trung ương phải hỗ trợ đến 2/3 như Nghệ An, Thanh Hóa. Việc hỗ trợ là đúng vì nghèo cũng phải đủ trường học, bệnh viện, trả lương cho cán bộ công chức. Thế nhưng đã nghèo mà lại muốn xây trụ sở đến hàng nghìn tỉ thì lý do làm sao? Xây trụ sở mới như thế thì cơ sở vật chất của trụ sở cũ tính sao, sẽ rất lãng phí.
Nhưng dù ngân sách có khó khăn thì địa phương cũng đâu có quyền tự quyết, phải xin ý kiến của Trung ương chứ ạ?
Đúng thế. Mấy hôm nay Quốc hội đang nói về ngân sách khó khăn, thì tôi tự hỏi tại sao Bộ Tài chính lại đồng ý để các địa phương làm thế. Có người đặt câu hỏi là liệu có lợi ích nhóm trong đó không? Tôi nghĩ đó cũng là điều lạ, cần phải đặt câu hỏi.
Có trưng cầu không mà biết nguyện vọng của dân
Với người dân, rõ ràng câu hỏi đó là chính đáng?
Thì thế, ở nước mình nhiều cái nhìn lạ lắm, nhưng nhìn kỹ thì chẳng lạ gì (cười). Thời điểm này nó lại là vấn đề, vì ngân sách đang lúc yếu nhất mà các vị ấy lại đề xuất xây thì hơi khó hiểu. Trụ sở đã đành, rồi còn phong trào tượng đài. Sau Sơn La, Quảng Nam, giờ Cần Thơ lại cũng bảo nguyện vọng của nhân dân là cần phải có tượng đài. Có trưng cầu nhân dân không mà biết đó là nguyện vọng của nhân dân? Đi xin để xây tượng đài thì dễ quá, quyên góp được tiền của dân để xây mới khó chứ.
Ông đánh giá ở góc độ tổng quan thì những hiện tượng này nói lên điều gì?
Nước ta những năm gần đây có phát triển, nhờ đó từ nước nghèo thành nước có thu nhập trung bình. Nhưng chi phí cho sự phát triển ấy đắt gấp đôi các nước xung quanh. Các nước xung quanh muốn phát triển như ta, họ chỉ cần chi một nửa số tiền. Chỉ số đắt đỏ ấy thể hiện qua chỉ số ICO mà Tổng Hội Xây dựng công bố cách đây mấy năm. Theo đó, nếu ở Singapore, trong 3 đồng đầu tư thì đem lại 1 đồng GDP thì ở Việt Nam, phải đầu tư khoảng 7-8 đồng.
Có nên dồn các trụ sở vào một tòa tháp?
Xu thế hiện nay dường như các địa phương đều muốn xây dựng một trụ sở lớn trong đó tập hợp tất cả các cơ quan hành chính của địa phương. Ông đánh giá thế nào về giải pháp này?
Tôi có dự một hội thảo của Hội Kiến trúc sư Đà Nẵng về việc xây dựng các trụ sở này. Tôi nghĩ, tòa nhà cao như thế mà xung quanh bọc kín kính thì phải dùng điều hòa, sẽ rất tốn kém về năng lượng. Dồn tất cả các cơ quan vào đó, nếu có sự cố thì thế nào? Xảy ra cháy thì hồ sơ tài liệu tính thế này? Sơ tán hàng nghìn con người ra sao nếu có sự cố? Rồi ở một vị trí trong thành phố, vào giờ cao điểm, hàng nghìn người cùng đến một giờ thì tắc nghẽn giao thông như thế nào. Sau này người ta giàu lên, người ta đi bằng ô tô thì tính sao? Đó là các vấn đề tôi thấy người ta chưa giải quyết được.
Về quy hoạch đô thị thì sao?
Tòa nhà hành chính không chỉ đơn giản và tiện khi tập hợp vào một chỗ. Cái tư duy tạo ra điểm nhấn làm sang trọng đô thị là một tư duy rất phiến diện. Điểm nhấn ấy phải là các công trình thương mại, tòa nhà khách sạn, siêu thị, văn phòng, ngân hàng chứ không phải cơ quan chính quyền.
Nếu lấy chính quyền làm điểm nhấn thì sao ạ?
Thì hình như chính quyền này chưa phải quan tâm đến người dân trước tiên mà quan tâm đến trụ sở trước tiên. Nhà Hát Lớn ở Hà Nội ngày xưa là điểm nhấn, chứ không phải là tòa Thống Sứ hay nhà Đốc Lý bên cạnh đó là điểm nhấn. Nhà hành chính ban ngày trông huy hoàng thế, nhưng đêm đến thì tắt đèn vắng vẻ, rất buồn. Mà điểm nhấn như thế thì không hay ho gì.
Tập hợp các cơ quan trong một tòa nhà có tiết kiệm hơn?
Có thể tiết kiệm về đất nhưng về vận hành quản lý thì không, điện, nước đều phải tiêu thụ nhiều hơn. Tôi nghe một ông giám đốc Sở bảo lúc ở trụ sở cũ thì không dùng điều hòa mấy, không phải quản lý vệ sinh rắc rối, nhưng vào tòa nhà mới thì riêng việc lau nhà, lau cửa kính cũng tốn nhân công, chi phí. Điều hòa tổng chạy cả tòa nhà nên riêng tiền điện mỗi tháng của một tòa nhà đó, tôi đã hỏi, phải lên đến cả tỉ đồng.
Giả sử các địa phương không cần xin tiền ngân sách mà bán trụ sở cũ đi để tập trung vào một trụ sở mới, đó có phải là giải pháp tốt?
Đừng nghĩ đến việc bán trụ sở cũ đi để lấy tiền làm những tòa nhà cao ngất vì như thế là xóa bỏ bản sắc đô thị. Đô thị này khác đô thị khác là bản sắc chứ không phải là nhiều nhà.
Xin cảm ơn ông!
Theo_Kiến Thức
Đà Lạt chi 40 tỷ đồng cho Festival hoa Kinh phí cho Festival hoa Đà Lạt lần 6 dự kiến là 40 tỷ đồng, trong đó 18 tỷ từ ngân sách, còn lại các nguồn xã hội hóa. Đà Lạt năm nay chi 40 tỷ đồng để tổ chức Festival hoa. Ảnh: Quốc Dũng Với chủ đề "Đà Lạt - muôn màu sắc hoa", Festival hoa Đà Lạt lần thứ 6 gồm...