Xử lý rác ở vùng trũng ô nhiễm TP.HCM: Các hộ nuôi “nhờn thuốc”?
Dù đã thực hiện các biện pháp mạnh như: Cưỡng chế, phạt tiền… các trường hợp vi phạm, nhưng huyện Bình Chánh (TP.HCM) vẫn chưa thể kiểm soát tốt tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
Sau hơn một năm triển khai Đề án 4252 ( nâng cao chất lượng thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt và sản xuất, xử lý chất thải chăn nuôi và cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Bình Chánh, giai đoạn 2016-2020), huyện vẫn gặp khó khi để về đích nông thôn mới ( NTM) đúng hẹn vào cuối năm 2019.
Tăng cường phạt tiền và cưỡng chế di dời…
Các đoàn thể (huyện Bình Chánh) ra quân dọn vệ sinh trên các tuyến kênh, rạch. Ảnh: Trần Đáng
Lâu nay, Bình Chánh được xem như vùng trũng ô nhiễm của TP.HCM. Theo UBND huyện, đó là do địa bàn rộng, tốc độ tăng dân số của huyện khá nhanh (hiện hơn 100.000 dân), chủ yếu là dân nhập cư từ các địa phương khác đến sinh sống và lao động, cùng với sự phát triển kinh tế đa dạng nhiều thành phần, ngành nghề…
Ngoài ra, huyện Bình Chánh là nơi tiếp nhận các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu và ngành nghề ô nhiễm do quá trình di dời cơ sở ô nhiễm từ các quận 6, 10, 11 tập trung vào các khu, cụm công nghiệp, điển hình là cụm công nghiệp Lê Minh Xuân (tập trung các ngành nghề tái chế phế liệu, dệt nhuộm, sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón, hóa chất…); khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Khu công nghiệp An Hạ (đang hình thành khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 với diện tích 273ha, tiếp nhận 16 cơ sở dệt nhuộm di dời từ quận 12) và tập trung xen cài trong các khu dân cư.
Video đang HOT
Hầu hết, các khu, cụm công nghiệp này chưa được đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước tập trung, nhằm giảm gánh nặng chịu tải ô nhiễm đối với hệ thống sông, kênh, rạch trên địa bàn huyện.
Tất cả những yếu tố này đã đặt ra cho huyện Bình Chánh nhiều thách thức về an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường.
Theo UBND huyện Bình Chánh, sau thời gian triển khai Đề án 4252, rác thải sinh hoạt không còn là vấn đề, mà xử lý ô nhiễm kênh rạch do hoạt động chăn nuôi, sản xuất ở khu, cụm công nghiệp mới gian nan.
Hiện trên địa bàn huyện có 535 hộ chăn nuôi heo nằm trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường. Ông Nguyễn Văn Minh (xã Vĩnh Lộc A) bức xúc: Một số hộ chăn nuôi heo xả thải trực tiếp ra môi trường. Vì thế, kênh, rạch ở đây ô nhiễm nặng, nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối rất khó chịu.
Thời gian qua, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, chính quyền đã vận động các hộ chăn nuôi thực hiện lộ trình giảm đàn phù hợp và di dời ra khỏi khu dân cư, đến nơi phù hợp quy hoạch, cũng như mạnh tay xử lý các trường nuôi chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường hoặc buộc ngưng hoạt động.
Chúng tôi đã tiến hành vận động di dời đối với 45 hộ chăn nuôi, 21 hộ cam kết sẽ ngưng hoạt động hoặc di dời đi nơi khác – ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết. Không những thế, trên địa bàn còn có 150 cơ sở sản xuất kinh doanh phát sinh nước thải dọc các tuyến sông, kênh, rạch.
Cũng theo ông Hồng, chính quyền đã tăng cường công tác giám sát, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm. Kết quả, đã xử lý phạt tiền hàng chục trường hợp xả nước thải vượt quy chuẩn theo quy định, cũng như ngưng hoạt động và tiến hành di dời hơn chục trường hợp…
Chưa cải thiện đáng kể…
Sau hơn một năm thực hiện Đề án 4252, theo UBND huyện Bình Chánh, chất lượng nước mặt tại các tuyến kênh, rạch trên chưa được cải thiện đáng kể. Nguyên nhân là do việc đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư mới vẫn còn thấp.
Trong khi đó, nước thải sản xuất từ hoạt động của các cơ sở trong Khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân vẫn còn xảy ra tình trạng rò rỉ vào hệ thống thoát nước mưa thoát ra môi trường gây ảnh hưởng nguồn nước trong khu vực (kênh 6, kênh 8 và kênh 9 dẫn ra kênh B).
Cộng thêm, chất thải từ hoạt động chăn nuôi xử lý chưa đạt quy chuẩn cho phép, chưa áp dụng mô hình chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường ( mô hình VietGAP) vẫn xả thải ra môi trường.
Theo Danviet
Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động để là chỗ dựa tin cậy của ND
Tại Đại hội Đại biểu Hội Nông dân (ND) tỉnh Hậu Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý khẳng định, trong nhiệm kỳ qua (2013-2018), mặc dù tình hình nông nghiệp, nông thôn, nông dân gặp không ít khó khăn, trở ngại nhưng các cấp Hội ND tỉnh Hậu Giang đã thực hiện thắng lợi nghị quyết đã đề ra.
Cụ thể, công tác tuyên truyền luôn được chú trọng, có nhiều đổi mới về nội dung, đa dạng và phong phú về hình thức phù hợp với nông dân theo nhiều lĩnh vực. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội có nhiều chuyển biến, trong nhiệm kỳ đã kết nạp được trên 26.800 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 110.000, chiếm 80,1% trong tổng số hộ nông nghiệp.
Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý phát biểu chỉ đạo tại đại hội. Ảnh: H.X
Các phong trào thi đua sản xuất của nông dân có sự chuyển biến và có sức lan toả. Hàng năm thu hút trên 89.000 hộ đăng ký tham gia với hơn 47.000 hộ đạt danh hiệu ND sản xuất giỏi. Từ đó, giúp địa phương có được 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo còn 9,63%. Hội ND tỉnh Hậu Giang nhiều năm liền được bình chọn là đơn vị dẫn đầu khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý cũng lưu ý, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Hội và phong trào ND tỉnh Hậu Giang cũng còn khuyết điểm, hạn chế, đề nghị các cấp Hội cần sớm có biện pháp khắc phục. Trong nhiệm kỳ tới, Hội ND tỉnh Hậu Giang lưu ý cần thực hiện một số vấn đề.
Một là cần tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền ở các cấp Hội sao cho phù hợp nhất. Cung cấp kịp thời chp ND các thông tin về thị trường, giá cả nông sản, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Hai là thực hiện tốt Nghị quyết T.Ư 6, T.Ư 7 (khoá XII) của Đảng. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn mà hiệu quả. Đồng thời, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Ba là tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Hội ND là trung tâm, nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND.
Bốn là làm tốt vai trò cầu nối giữa ND với chính quyền, nâng cao vai trò giám sát, phản biện. Kịp thời phát hiện những hành vi tiêu cực, xâm phạm quyền lợi của dân và đại diện cho ND trong việc đàm phán, xử lý nhanh tranh chấp nếu có.
Năm là Hội phải phải bám sát chủ trương của Đảng, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền. Mỗi thành viên trong Ban chấp hành phải chủ động, sáng tạo, tâm quyết trong công việc, kịp thời nắm bắt tình hình, khó khăn bức xúc của nông dân và có biện pháp tháo gỡ.
Theo Danviet
Lội nước ở Chương Mỹ, Bí thư HN lệnh giúp thứ bà con cần, không chỉ mì tôm Sáng nay, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải đi kiểm tra công tác phòng chống mưa lũ tại huyện Chương Mỹ. Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng cho biết, mưa lũ đã làm cho 3.600 hộ dân đang nằm trong vùng ngập sâu từ 0,5m-1,5m. Huyện đã hỗ trợ đợt 1 cho mỗi hộ 20-30kg gạo, 2-3...