Xử lý nợ xấu: Đổ cả máu và nước mắt
Bà Lê Thị Thanh Tâm, Chủ nhiệm bộ môn Ngân hàng thương mại (NHTM), Viện Ngân hàng tài chính, ĐH Kinh tế Quốc dân so sánh như vậy về quá trình phối hợp xử lý nợ xấu của các ngân hàng.
Chưa khi nào “người ngân hàng” bị bắt nhiều thế
Tại hội thảo về xử lý nợ xấu ngày 6/10, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho biết, năm 2011 là thời điểm hết sức “nguy hiểm” khi thanh khoản của nhiều ngân hàng gặp cú sốc, giá vàng trồi sụt, tỷ giá biến động mạnh…
“Lúc đó anh em trong phòng họp kín rất lo lắng. Từ thanh khoản khó khăn tới nợ xấu gia tăng, thậm chí nguy cơ đổ vỡ hệ thống cũng đã có người nghĩ đến. Không ai có thể nói khi đó chúng tôi ra ngoài có thể nở nụ cười”, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) nhớ lại.
Từ đầu năm tới ngày 15/9, VAMC đã phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng được 11.108 khoản nợ, tương ứng với 75.553 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng, giá mua là 69,070 tỷ đồng của 37 tổ chức tín dụng. Lũy kế từ năm 2013 đến ngày 15/9, VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt mua nợ xấu đạt 204.228 tỷ đồng giá trị dư nợ gốc nội bảng, 177.722 tỷ đồng giá mua nợ. Đến nay, VAMC đã thu hồi nợ, bán nợ, báo tài sản đảm bảo đạt 13.320 tỷ đồng.
Là người trực tiếp xử lý nợ xấu của một trong bốn NHTM lớn là Vietinbank, TS. Lê Cẩm Ninh, Phó ban Quản lý và xử lý nợ xấu của NH này kể, trong ba năm qua, công tác này đã được thực hiện rất nghiêm ngặt. “Ban lãnh đạo ngân hàng không chỉ thường xuyên làm việc với các chi nhánh mà trong năm 2013 đã chủ động rà soát thực trạng của từng khoản nợ”, ông Ninh kể.
Từ tháng 4-5/2013, Vietinbank đã chủ động thành lập đoàn công tác tổng rà soát, kiểm tra thực trạng các khách hàng đã/đang đề nghị cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ. Đến tháng 11-12/2013, Vietinbank tiếp tục thành lập các Tổ công tác rà soát, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và đánh giá dự kiến nhóm nợ khi Thông tư 02 về phân loại nợ của NHNN có hiệu lực thi hành. Ông Ninh cho biết: “Năm nay, chúng tôi đã thiết lập hệ thống quản trị rủi ro ba trụ cột là: Rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng”.
“Sau ba năm, thanh khoản hệ thống ổn định, thị trường hối đoái ổn định, lòng tin người gửi tiền phục hồi mạnh mẽ”, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh nói. Nhưng trải qua quá trình xử lý, tái cơ cấu ấy, cái giá phải trả không nhẹ nhàng. TS. Lê Thị Thanh Tâm cho biết: “Khi chúng tôi làm việc với Bộ Công an về vấn đề xử lý nợ xấu trong ngành Ngân hàng, các anh ấy cũng nói lần đầu tiên có nhiều người trong ngành Ngân hàng bị bắt tới vậy. Như vậy mới nói, xử lý nợ xấu có nhiều máu và nước mắt là thế”.
Video đang HOT
Nợ xấu mới được “giam” lại chứ chưa phải mất đi – Ảnh: Lã Anh
Gánh nặng sẽ “đè” lên VAMC
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, từ năm 2012 đến hết tháng 8/2015, hệ thống ngân hàng đã xử lý được 424,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu (tương đương 91,2% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012). Trong đó, xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chiếm 41,3%. Còn lại do các tổ chức tín dụng tự xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau như đôn đốc khách hàng trả nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, phát mại tài sản đảm bảo, chuyển nợ thành vốn góp. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu từ mức 4,93% vào thời điểm tháng 9/2012 đến tháng 8/2015 chỉ còn 3,21%. “Dự kiến tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2015 sẽ ở mức dưới 3% theo đúng mục tiêu đã đề ra”, Phó Thống đốc NHNN khẳng định.
Tuy nhiên, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nợ xấu có thể lên tới 300 nghìn tỷ đồng. “Mặc dù chúng ta giam nợ xấu lại nhưng đó chỉ là bãi đậu tạm thời của nợ xấu. Không phủ nhận nỗ lực của các ngân hàng, của VAMC, của NHNN nhưng nếu 5 năm tới, 7 năm tới không xử lý dứt điểm thì nó lại trở về các ngân hàng”, ông Hiếu nói. Lãnh đạo NHNN cũng thừa nhận, thời điểm vừa qua, việc mua nợ xấu của VAMC “không có con đường nào khác là mua về để đấy đã”.
Chính vì vậy, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch VAMC cho biết, năm 2016, khi tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%, VAMC sẽ phải tập trung xử lý khoản nợ (bán nợ và tài sản đảm bảo) và mua nợ theo giá thị trường với các khoản nợ xấu mới phát sinh, hạn chế việc mua nợ xấu bằng phát hành trái phiếu đặc biệt trong bối cảnh rất khó khăn khi không đủ vốn, không có đủ cơ chế…
Theo Cao Sơn (Giao thông vận tải)
Cho tiền cũng không xử lý hết nợ xấu
Đó là câu nói của ông Nguyễn Quốc Hùng - Chủ tịch HĐTV Cty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Ông Hùng cũng đề nghị hãy trao cho VAMC những quyền lực cụ thể.
Khi làm dự án doanh nghiệp phải vay tiền ngân hàng, nhưng khi quyết toán xong vẫn không được thanh toán, trong khi doanh nghiệp vẫn phải trả lãi ngân hàng. Ảnh: Hồng Vĩnh
Xin quyền chứ không xin tiền
Chiều 12/6, hội thảo riêng về "giảm trừ và giải quyết nợ xấu" dưới góc nhìn pháp lý đã diễn ra tại Hà Nội ( Hội Luật gia Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức).
Phát biểu mở đầu, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch HĐTV Cty VAMC nói luôn: "Có cho tiền thật để mua, VAMC vẫn không xử lý được hết nợ xấu". Lý do, theo ông Hùng, vì vướng các quy định pháp lý. Cụ thể, ông Hùng dẫn chứng, có khách hàng ở thành phố HCM vay gần 1.000 tỷ đồng, thế chấp bằng nhà, nhưng khi xuống đòi thì họ không trả, dù nhà đó cho thuê mỗi năm thu về mấy trăm tỷ đồng. "Mình yêu cầu họ bán tài sản để trả nợ nhưng họ không bán, mình cũng không làm được gì. Còn kiện ra tòa thì 50 năm sau có khi vẫn chưa đòi được", ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, dù VAMC mua các khoản nợ xấu cho tổ chức tín dụng cũng không biết bán cho ai, vì Việt Nam chưa hình thành thị trường mua bán nợ. Nếu có bán, cũng chỉ là các công ty mua bán nợ của nhà nước mua bán với nhau. "Khi xây dựng đề án thành lập VAMC, nếu làm theo đề án thì trái hết tất cả các luật hiện nay. Cũng có 50-60 nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới các khoản nợ xấu, họ vào ra rất vui, nhưng khi hỏi quyền họ thế nào, mua ra sao mình không trả lời được. Giờ VAMC mua rồi chẳng nhẽ để đấy, còn nếu bán phải có thị trường, có người mua", ông Hùng nói.
Do đó, ông Hùng tuyên bố, VAMC không cần tiền, chỉ cần có quyền. Ông Hùng liệt kê 4 quyền VAMC cần để xử lý nợ xấu: Quyền thu giữ tài sản đảm bảo; quyền như thi hành án; quyền đề nghị khởi tố nếu khách hàng không trả nợ; quyền đấu giá tài sản đảm bảo không cần người vay đồng ý (đã nợ phải trả, không phải người vay không đồng ý là tổ chức tín dụng không bán được tài sản đảm bảo như hiện nay). "Giờ cho cơ chế, trong 1 tháng VAMC có thể thu được ngay 1.000 tỷ đồng", ông Hùng nói.
Theo VAMC, nợ xấu tính tới hết tháng 12/2014 của các tổ chức tín dụng là khoảng 309.000 tỷ đồng. Cùng thời gian, VAMC đã mua được 133.555 tỷ đồng dư nợ gốc với giá 108.652 tỷ đồng. Trong đó, nợ bất động sản chiếm hơn 67% (tương đương 83.000 tỷ đồng); vay kinh doanh chiếm 25,7% (tương đương 31.900 tỷ đồng). Về hoạt động bán nợ, VAMC đã bán 68 khoản với giá trị nợ gốc là 2.306 tỷ đồng, thu về 1.773 tỷ đồng; bán tài sản đảm bảo thu về 490 tỷ đồng.
Luật sư Trương Thanh Đức (Chủ tịch Cty Luật Basico) nhìn nhận: việc xử lý nợ xấu khó khăn nguyên nhân chủ yếu do pháp luật gây ra (chiếm 70%). "Luật chúng ta càng nhiều càng rối, nó như mớ bòng bong, khiến khách hàng vay nợ chây ỳ".
LS Đức dẫn chứng, lãi suất vay ngân hàng là 10%/năm, lãi suất quá hạn cao nhất là 15%/năm. Tuy nhiên, khi kiện ra tòa, theo Luật Dân sự, số lãi suất chậm trả chỉ phải mất 9%/năm, lãi suất này thấp hơn cả lãi vay và lãi quá hạn. "Rõ ràng, con nợ càng chây ỳ càng có lợi", LS Đức nói.
80% nợ xấu rơi vào DNNN
Chuyên gia kinh tế - TS Vũ Đình Ánh cho biết, với 300.000 tỷ đồng nợ xấu không phải vấn đề lớn, khi các ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro được 150.000 tỷ đồng, số còn lại VAMC có thể xử lý được."Trong số 13.500 án dân sự liên quan tới tổ chức tín dụng, tới nay mới xử lý được 300 án. Nhiều lãnh đạo ngân hàng nói với tôi họ không sức đâu đi kiện tụng. Vì từ khi khởi kiện tới khi thi hành án cũng phải 1 - 2 năm, thậm chí 10 năm. Giờ chỉ cần xử được 1 nửa số án dân sự còn tồn đọng đã có thể xử lý được 1 nửa nợ xấu ngân hàng", TS Ánh nói.
Bình luận về nợ xấu ngân hàng, ông Phạm Ngọc Long, Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng, nợ công và nợ xấu liên quan mật thiết với nhau. Ông lý giải, khi làm dự án doanh nghiệp phải vay tiền ngân hàng, nhưng khi quyết toán xong ngân sách nhà nước vẫn không chi trả, trong khi doanh nghiệp vẫn phải trả lãi ngân hàng. "Nợ xấu Việt Nam rất đặc thù, khi 80% nợ xấu rơi vào các doanh nghiệp nhà nước lớn, với các khoản đầu tư ngoài ngành không hiệu quả", ông Long nói.
Với việc xử lý nợ xấu thông qua VAMC, ông Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp Phạm Ngọc Long cho rằng, đó chỉ là cho tất cả vào kho, chưa theo nguyên tắc thị trường. "Nhưng đó là cách làm duy nhất, khi ngân sách không có để xử lý", ông Long nói. Theo ông Long, hiện việc phân loại nợ xấu cũng chưa đảm bảo. Điểm nghẽn về mặt pháp lý bởi do văn bản pháp luật trong việc xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện, thậm chí các quy định mâu thuẫn, khó áp dụng thực tế.
Chỉ ra vướng mắc với quá trình xử lý nợ xấu của VAMC, TS Nguyễn Quốc Hùng liệt kê tới 11 khó khăn, bất cập, như: Tiến hành cơ cấu nợ, giảm lãi còn nhiều hạn chế; có doanh nghiệp phát sinh nợ xấu tại nhiều tổ chức tín dụng; khách hàng không đồng ý bàn giao tài sản đảm bảo; VAMC không có quyền chủ động xử lý nợ xấu mua bằng tài sản đảm bảo...
Với việc xử lý nợ xấu thông qua VAMC, Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp Phạm Ngọc Long cho rằng, đó chỉ là cho tất cả vào kho, chưa theo nguyên tắc thị trường. "Nhưng đó là cách làm duy nhất, khi ngân sách không có để xử lý", ông Long nói.
Theo Lê Hữu Việt - Tuấn Đức
Tiền Phong
Thủ tướng: Không dùng ngân sách giải quyết nợ xấu Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, không có ngân sách và cũng không sử dụng ngân sách để giải quyết nợ xấu. Trong phiên chất vấn chiều 19/11, đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) đề nghị Thủ tướng làm rõ hơn vấn đề nợ xấu của ngân hàng. Ông cũng quan tâm đến chủ...