Xử lý nợ Vinashin: Túm từng đồng bạc cắc
Cuối tuần qua và đầu tuần này, các ngân hàng thương mại bắt đầu công bố báo cáo tài chính năm 2012 đã được kiểm toán. Có tới vài chục nhà băng dính nợ xấu vì Vinashin, song thông tin liên quan vẫn là ẩn số, duy chỉ PVFC công bố và cập nhật chi tiết việc xử lý.
Trung tuần tháng 3 vừa qua, báo chí trong và ngoài nước đồng loạt đưa tin khoản nợ quốc tế 600 triệu USD mà Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) mất khả năng thanh toán dự kiến sẽ được chuyển đổi thành trái phiếu được Bộ Tài chính bảo lãnh, kỳ hạn 12 năm, lãi suất 1% mỗi năm và sẽ được trả khi đáo hạn, cùng với tiền vốn…
Tảng băng chìm
Các chủ nợ quốc tế sẽ có lối thoát cho vấn đề trái phiếu Vinashin. Còn hàng chục tổ chức tín dụng trong nước thì sao? Có cơ hội để “nhân rộng” giải pháp trên, mà dư nợ rất khó đòi, hay nói đúng là nợ xấu, của tập đoàn này trong nước còn gấp nhiều lần quy mô trái phiếu trên?
Thực ra, trong năm 2012, một hướng xử lý cũng đã được gợi mở từ vụ sáp nhập Habubank vào SHB. Habubank đã cho Vinashin vay cũng như qua kênh trái phiếu tổng cộng 3.345 tỷ đồng. Khối nợ chiếm tới 83% vốn điều lệ đã không thể thu hồi, trở thành một nguyên nhân chính yếu buộc Habubank phải sáp nhập.
Trong đề án sáp nhập, cũng như thông tin đưa ra xoay quanh sự kiện này, SHB cho biết 30% khối nợ trên sẽ được chuyển thành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, được dùng làm tài sản cầm cố mượn vốn ưu đãi từ các kênh của Ngân hàng Nhà nước… Đây được xem như một sự hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy việc sáp nhập thành công.
Cho đến nay, việc xử lý nợ của tập đoàn tầm cỡ một thời vẫn là ẩn số.
Và không chỉ riêng Habubank mà sau đó là SHB nhận sáp nhập, một số thông tin gần đây tiếp tục đề cập đến việc mở rộng cách hỗ trợ trên. Các ngân hàng thương mại được chuyển đổi khoảng 30% dư nợ Vinashin thành trái phiếu, được Chính phủ bảo lãnh, kỳ hạn 10 năm, lãi suất bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ cùng kỳ hạn; nhưng phần còn lại phải xóa cả dư nợ lẫn lãi. Đây là một thông tin đáng tham khảo, dù chưa có sự khẳng định ở kênh chính thức nào.
Ở tình hình chung, hàng chục ngân hàng thương mại có nợ xấu “dính” với Vinashin, song không thể nhận biết thực tế, triển vọng xử lý, hay những thay đổi như thế nào trong hai năm qua ở các báo cáo tài chính.
Nếu như hướng xử lý trên, một phần lớn dư nợ của Vinashin được xóa, thực tế các nhà băng gần như không thể đòi lại; một phần đáng kể được “trả” bằng trái phiếu có bảo lãnh. Vấn đề là, suốt gần hai năm qua, khi không có các giải pháp hỗ trợ và xử lý tổng thể từ Chính phủ, các ngân hàng đã tự thân vận động như thế nào? Gần như không có các thông tin chi tiết được công bố.
Trở lại với trường hợp của SHB, kết thúc năm 2012, thông cáo phát đi là “đã đủ bù đắp phần lỗ lũy kế của Habubank khi SHB nhận sáp nhập”. Đã bù đắp như thế nào, trong đó xử lý phần dư nợ của Vinashin có tiến triển mới không? VnEconomy cũng từng đề nghị tìm hiểu phía sau kết quả trên như thế nào, song SHB còn thận trọng… Về thông tin chính thức, ngân hàng này cho biết sẽ tiến hành trích lập dự phòng khoản đó trong vòng 5 năm.
Video đang HOT
Hay ở một trường hợp khác, tại BIDV, thông tin được biết đến là khoản trích lập dự phòng gần 4.000 tỷ đồng các khoản cho vay Vinashin; phần còn lại, khả năng thu hồi thời gian qua như thế nào cũng chưa rõ.
Ở tình hình chung, hàng chục ngân hàng thương mại có nợ xấu “dính” với Vinashin, song không thể nhận biết thực tế, triển vọng xử lý, hay những thay đổi như thế nào trong hai năm qua ở các báo cáo tài chính.
“Túm” từng đồng bạc cắc
Hai năm trước, khi khoản nợ khổng lồ của Vinashin nổi lên là một rủi ro lớn, các tổ chức tín dụng vào cuộc thu hồi, tìm cách giành lấy những gì có thể để bổ sung tài sản đảm bảo. Cuộc chiến này đến nay vẫn chưa dứt.
Tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC), đầu tháng 3 vừa qua, khoản dư nợ khoảng 2.800 tỷ đồng tại Vinashin và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) thu hút sự chú ý của công chúng khi được đề cập đến trong đề án hợp nhất với Western Bank. Đây cũng là tổ chức duy nhất cập nhật chi tiết tình trạng khoản vay trong thời gian qua.
Thực ra con số dư nợ trên tại PVFC không mới, thường xuyên được thông tin và đưa ra tại các báo cáo tài chính, các kỳ đại hội đồng cổ đông hai năm qua. Song, dường như PVFC lại khá đặc biệt khi những thông tin gần đây đề cập đến khả năng ngoài cuộc hướng xử lý bằng chuyển đổi thành 30% trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh nói trên.
Trả lời VnEconomy, một lãnh đạo của tổng công ty này khẳng định việc tham gia để chuyển đổi 30% dư nợ thành trái phiếu là một khả năng. Tuy nhiên hiện còn một số vấn đề khúc mắc phải từng bước xử lý.
PVFC cũng là tổ chức tín dụng duy nhất đến thời điểm này cập nhật tình hình xử lý dư nợ của Vinashin và Vinalines. Và thông tin công bố cuối tuần qua hé mở thêm những chấm nhỏ về sự thay đổi, bên cạnh kế hoạch trích lập dự phòng giãn từng bước trong vòng 5 năm tới.
Chỉ “túm” thêm được bạc cắc, song một lãnh đạo tổng công ty nói rằng, “nó cho thấy chúng tôi đã và đang nỗ lực để xử lý, dù là nhỏ nhất”.
Cụ thể, trong năm vừa qua, PVFC đã tiếp nhận thêm tài sản đảm bảo là… hai xe ôtô, liên quan đến khoản vay của Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam (Falcon – thuộc Vinalines). Khoản dư nợ tới 735 tỷ đồng, tài sản đảm bảo hiện có là chiếc tàu biển theo định giá từ 5 năm trước là 186,4 tỷ đồng.
Nay, thêm được hai chiếc ôtô, không rõ trị giá bao nhiêu và chỉ là chấm rất rất nhỏ so với giá trị dư nợ. Chỉ “túm” thêm được bạc cắc, song một lãnh đạo tổng công ty nói rằng, “nó cho thấy chúng tôi đã và đang nỗ lực để xử lý, dù là nhỏ nhất”.
Ngoài ra, liên quan đến dư nợ của Falcon, PVFC cũng đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý để “túm” thêm các tài sản hình thành qua dự án cảng Phú Hữu tại Đồng Nai. Khoản bổ sung cho tài sản đảm bảo này là đáng kể, song việc đầu tư, vận hành dự án đó còn là một thử thách. Điều đó cũng tương tự như kế hoạch bảo dưỡng, tạo đầu ra cho những chiếc tàu biển thế chấp trở lại hoạt động để có thể tạo nguồn thu, khi ngành vận tải biển đang gặp khó khăn lớn.
Có một điểm đáng chú ý, một lãnh đạo PVFC cho biết đang phối hợp với các đầu mối trong ngành dầu khí để “trừ” luôn một số khoản phải thu của Vinashin. Theo tìm hiểu của VnEconomy, quy mô thu hồi có thể đến vài trăm tỷ đồng và “chỉ còn là thời gian nữa thôi”.
PVFC có lợi thế cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), có “anh em” trong ngành đang tạo nguồn thu cho Vinashin để có thể chớp các cơ hội thu hồi nợ. Còn hàng chục tổ chức tín dụng khác thì sao, với quy mô dư nợ lớn hơn nữa thì sao, thời gian qua có tiến triển gì không?
Cho đến nay, việc xử lý nợ của tập đoàn tầm cỡ một thời vẫn là ẩn số.
Theo 24h
Tìm lối ra cho Vinashin
Đụng vào Vinashin là đụng vào nghĩa vụ trả nợ vốn dĩ nặng nề. Vinashin có thể đấu giá công khai những doanh nghiệp mang đi bán để người mua có thể nắm bắt mức độ khuyến mãi đến đâu.
Các chủ nợ của tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) chắc hẳn buồn lòng khi biết kết qủa kinh doanh 9 tháng đầu năm nay của doanh nghiệp này. Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong thời gian trên doanh thu của Vinashin chỉ đạt 1.486 tỷ đồng, bằng 15,8% kế hoạch năm và giảm 71% so với cùng kỳ năm trước đó.
Còn về lợi nhuận, đã từ năm 2010 đến nay công luận chưa bao giờ biết Vinashin lời lỗ thế nào. Đến nay tập đoàn vẫn phải vay tiền của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với lãi suất ưu đã để trả lương cho người lao động.
Vinashin vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng.
Vinashin đang rất gian nan, điều đó không cần phải bàn. Những năm trước doanh thu của tập đoàn còn cao là do sự chuyển tiếp các hợp đồng đóng tàu có sẵn. Có hợp đồng để làm trong bối cảnh ngành đóng tàu chìm sâu vào cơn khủng hoảng là một sự khích lệ đáng kể. Nhưng nay những hợp đồng đó đã hết, hợp đồng mới hầu như không ký được. 9 tháng qua, Vinashin chỉ bàn giao cho khách hàng được 8 tàu, sà lan đã đóng.
Với Vinashin, bây giờ không có đầu ra, sẽ dẫn đến không có đầu vào, không có việc làm, người lao động sẽ không có thu nhập. Nhìn thấy trước điều này, năm ngoái lãnh đạo tập đoàn đã đề xuất với các bộ, ngành cho "thép hóa" đội tàu đánh cá của ngư dân, từ đó tạo việc làm cho Vinashin.
Để thực hiện đề xuất, đòi hỏi phải có vốn và vốn lớn. Ngư dân lấy đâu ra tiền? Còn đi vay, ai cho vay đây? Một số ngân hàng cho vay chỉ định theo chính sách "đội tàu đánh bắt xa bờ" trước đây còn chưa thu hồi đủ vốn gốc, huống hồ bây giờ còn cho vay "thép hóa" đội tàu. Bẵng đi một thời gian, không thấy tập đoàn hay bộ, ngành liên quan đề cập đến đề xuất đó nữa.
Những món nợ của Vinashin, cả trong và ngoài nước, đang được khất. Các chủ nợ nước ngoài đã không còn kiện. Họ đang tìm những giải pháp khác để xử lý nợ. Tại Kuala Lumpur, mới đây, ông Chủ tịch, Tổng giám đốc của tập đoàn MayBank, Malaysia - một trong những tổ chức đã mua và đang sở hữu trái phiếu phát hành ra quốc tế của Vinashin - nói vì Vinashin là một doanh nghiệp nhà nước, ông vẫn hi vọng Nhà nước sẽ hỗ trợ tập đoàn đứng vững và sự hỗ trợ đó sẽ giúp tập đoàn xử lý vấn đề nợ, bởi nếu không nó sẽ ảnh hưởng tới các vấn đề các ngân hàng cung cấp tín dụng cho nhiều doanh nghiệp quốc doanh khác.
Các khoản nợ trong nước của Vinashin tiếp tục được khoanh, giãn và chờ hương dẫn xử lý của cơ quan quản lý. Không thể phủ định nợ vẫn là gánh nặng, là một yếu tố không thể bỏ qua của Vinashin. Tuy nhiên câu hỏi bức xúc nhất hiện nay lại không liên quan đến nợ, mà là đến số phận tập đoàn. Vinashin rồi sẽ ra sao? Tồn tại cách nào? Ngân sách nhà nước phải "nuôi" Vinashin bao lâu nữa? Hay "nuôi" mãi mãi?
Trong phương án mới nhất trình Chính phủ, Bộ GTVT kiến nghị giao Vinashin cho bộ quản ly. Lý do là sự cần thiết tăng cường vai trò, trách nhiệm của bộ quản lý với doanh nghiệp.
Với phương án đó, trước hết Vinashin sẽ xuống cấp từ tập đoàn thành tổng công ty. Chưa hết, cơ cấu của Vinashin sẽ phải thu gọn. Đích thân Vinashin đề nghị bộ báo cáo Chính phủ chỉ xin giữ lại 12 công ty đóng tàu, Viện Khoa học Công nghiệp tàu thủy và công ty mẹ. Sẽ có khoảng 30 thành viên nữa của Vinashin phải ra đi, phải thoái vốn, phải tự cơ cấu lại.
Đưa ra chủ trương đã khó, khó hơn là thực hiện chủ trương đó như thế nào. Vinashin sẽ thoái vốn ra sao khỏi những đơn vị không được giữ lại là câu hỏi bức bí. Hồi đầu năm tập đoàn đã rao bán, thoái vốn ở 48 đơn vị thành viên và đến nay vẫn chưa có kết quả. Liệu có tổ chức, cá nhân nào giải ngân vào lĩnh vực vận tải biển, bất động sản hay kinh doanh đa ngành của các thành viên Vinashin? Chưa kể tại một số đơn vị thành viên, trước đây tập đoàn góp vốn bằng thương hiệu, nay thoái vốn ai sẽ mua thương hiệu Vinashin và với giá bao nhiêu?
Còn nếu không thoái được, vốn của Vinashin - tiền đóng thuế của dân - tại các doanh nghiệp không được giữ lại, cứ treo đấy. Liệu chúng có dần biến mất trên thực tế và chỉ còn được hạch toán trên sổ sách?
Khi chứng khoán đang ở nốt trầm, khi thị trường tài sản rủi ro như bất động sản đóng băng và bốc hơi, thoái vốn tại thời điểm hiện tại không những phải đối mặt với việc hạch toán lỗ, mà còn bế tắc vì không thể tiến hành. Giới đầu tư phải cân nhắc từng li từng tí bởi đụng vào các doanh nghiệp của Vinashin là đụng vào nghĩa vụ trả nợ vốn dĩ nặng nề. Không ai muốn gánh nợ nếu không có những vượt trội đi kèm. Vì sao Vinashin không thông báo đấu giá công khai những doanh nghiệp mang đi bán để người mua có thể nắm bắt mức độ khuyến mãi đến đâu?
Cho dù ở quy mô nào, thuộc cơ quan chủ quản nào, Vinashin vẫn cần minh bạch. Từ hơn 200 công ty con, liên doanh, liên kết, thành viên của Vinashin đã và sẽ còn "rơi rụng". Sự "rơi rụng" này là tiền bạc nhà nước, là uy tín quốc doanh, nên cần sự giám sát của dư luận và xã hội.
Hãy để dư luận thực hiện quyền đó!
Theo VNE
Y án 20 năm tù với cựu chủ tịch Vinashin TAND Tối cao xét thấy không có căn cứ để giảm nhẹ hình phạt và mức tiền bồi thường (hơn 500 tỷ đồng) cho bị cáo Phạm Thanh Bình nên giữ nguyên phán quyết của án sơ thẩm. Cấp phúc thẩm tiếp tục tuyên ông Bình phạm tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu...