Xử lý nhiều xe taxi dừng đỗ trái phép
Ngày 15-4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Quốc tế về “Chuyển đổi mô hình giáo dục trong thế kỷ 21″, do hệ thống giáo dục Vinschool tổ chức đã mang đến góc nhìn đa dạng về các xu hướng trong đổi mới giáo dục.
Bên cạnh các giáo sư, chuyên gia uy tín đến từ Việt Nam và các nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Thuỵ Điển, hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đại diện các cơ quan Chính phủ, bộ, ban ngành, các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo uy tín và các bậc phụ huynh.
Hội thảo cũng thống nhất quan điểm, đổi mới giáo dục cần hướng tới nâng cao chất lượng đầu ra, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Đây chính là quá trình chuyển đổi mô hình giáo dục từ tập trung trang bị kiến thức sang tăng cường năng lực tư duy, khả năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng tìm kiếm thông tin và giải quyết vấn đề cho người học.
Hội thảo do Hệ thống giáo dục Vinschool tổ chức đem đến cơ hội cho các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục và giáo viên Việt Nam tiếp cận với mô hình tiên tiến cùng hệ thống quan điểm hiện đại trong công cuộc đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu.
Theo ANTD
Đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ giáo viên
Sáng 15.4, đông đảo các chuyên gia giáo dục quốc tế và Việt Nam đã đến góp ý cho việc đổi mới giáo dục tại Hội thảo Quốc tế về "Chuyển đổi mô hình giáo dục trong thế kỷ 21".
Các chuyên gia đã đề xuất 4 bài toán lớn mà Việt Nam phải giải quyết khi đổi mới giáo dục, đó là: Chất lượng giáo viên; Chất lượng chương trình; Định hướng đào tạo và Chất lượng đầu ra. Đặc biệt các đại biểu đều cho rằng việc đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ giáo viên - những người đóng vai trò quyết định vào thành công của việc triển khai chính sách, chương trình đổi mới giáo dục.
Hiện Bộ GD-ĐT đang tập trung đổi mới thi cử để làm khâu đột phá cho đổi mới giáo dục - Ảnh: Nguyễn Tập
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Lộc - thành viên Ban soạn thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 của Bộ GD-ĐT cho biết: Hiện nay năng lực nghề nghiệp của giáo viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển xã hội; tỷ lệ giảng viên có trình độ vừa thiếu về số lượng vừa yếu về năng lực. Vì vậy trước mắt cần phải giải quyết bài toán về chất lượng giáo viên.
Tiến sĩ Lộc đề xuất 4 vấn đề cần làm, trong đó chính sách đổi mới đào tạo giáo viên phải đồng bộ; Hệ thống đào tạo giáo viên cần được xây dựng theo hướng mở và liên tục; Chú trọng cân đối giữa số lượng và chất lượng, hình thành năng lực nghề nghiệp và nhân cách trong đào tạo giáo viên...
Tại hội thảo, các chuyên gia giáo dục quốc tế cũng nhấn mạnh đến giải pháp mà Việt Nam cần hướng tới là nâng cao chất lượng đầu ra, phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Khi đổi mới, cần chuyển đổi mô hình giáo dục từ tập trung trang bị kiến thức sang việc giáo dục để phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu và giải quyết vần đề của người học.
Theo TNO
Học viện IQ Mô hình giáo dục hiệu quả. "Học Viện IQ với phương pháp giáo dục đa giác quan là một mô hình tổ chức rất hữu ích, hiệu quả, cần được nhân rộng", anh Hà Quang Tấn, phụ huynh bé Hà Mai Phương (3 tuổi) chia sẻ. Học viện IQ - bé học 1 biết 10 Bé Hà Mai Phương là một trong số 40 bé IQ xuất sắc nhận...