Xử lý người đứng đầu nếu để xảy ra bạo hành tại địa phương
Chiều 6.1, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đã thay mặt UBND TP.HCM giải thích thêm những vấn đề mà đại biểu HĐND đặt ra tại phiên chất vấn.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong khẳng định sẽ xử lý người đứng đầu tại địa phương nếu để xảy ra bạo hành ngược đãi trẻ tại địa phương đó. Xém xét, kỷ luật tư lệnh ngành nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao…
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong khẳng định sẽ xử lý người đứng đầu tại địa phương nếu để xảy ra bạo hành ngược đãi trẻ tại địa phương đó.
Theo Chủ tịch Phong, năm 2017, TP chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai các giải pháp đồng bộ. TP đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, hầu hết các lĩnh vực đều tăng khá, hoàn thành 16/19 chỉ tiêu mà TP đề ra. Năm 2017 cũng là năm TP gặp nhiều khó khăn, thách thức khi tỷ lệ điều tiết ngân sách còn 18%, giảm nguồn thu hơn 9.000 tỷ đồng năm 2017 và dự kiến hơn 40.000 tỷ nếu tính đến 2020. Những nguyên nhân khác nữa ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều lĩnh vực khiến tổng sản phẩm nội địa chỉ tăng 8,25%, không hoàn thành theo kế hoạch đề ra là 8,4-8,5%.
Việc TP không hoàn thành chỉ tiêu đề ra, chỉ đạt hàng khá trên nhiều lĩnh vực, hoàn thành 16/19 chỉ tiêu đề ra có nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân các tư lệnh ngành, người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ. “Nếu các tư lệnh ngành, người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra thì cuối năm tổng kết sẽ xem xét điều chuyển hoặc có hình thức kỷ luật tùy theo mức độ không hoàn thành”, ông Phong nói.
Về đầu tư cho giáo dục, nhất là hệ thống mầm non, ông Phong cho hay từ năm 2014, TP đã tăng cường đầu tư hỗ trợ giáo dục mầm non, huy động vốn đầu tư xây dựng mầm non công lập, phê duyệt 14.916 tỷ đồng đầu tư. Nhờ đó, công tác giáo dục mầm non phát triển liên tục một cách tích cực, chất lượng nuôi dạy trẻ nâng cao. Mầm non tư thục, nhóm trẻ gia đình phát triển rộng, góp phần giảm quá tải cho hệ thống công lập. Tuy nhiên, công tác quản lý chưa chặt chẽ, thiếu giám sát thường xuyên… nên đã xảy ra một số hành vi ngược đãi trẻ, tuy không phổ biến nhưng gây bức xúc cho xã hội. “Tới đây, sẽ xem xét xử lý kỷ luật người đứng đầu nếu để xảy ra bạo hành, ngược đãi trẻ em tại địa phương mình”, Chủ tịch Phong khẳng định.
Video đang HOT
Từ đó, ông Phòng đề nghị thành phố phải tiến hành rà soát hệ thống mầm non tư thục về cả chất lượng tổng thể. Tổng kiểm tra toàn bộ từ nay đến ngày 30.1.2018. Từ đó, xem xét trường, nhóm trẻ nào chưa được cấp phép thì hỗ trợ các trường đăng ký giấy phép. Đồng thời, kiên quyết đình chỉ những trường không đủ tiêu chuẩn, kiến nghị lắp camera giám sát tại các trường, nhóm trẻ tư thục.
Ngoài ra, về vấn đề lập lại trật tự lòng lề đường, Chủ tịch Phong cũng có lời khen với quận 1 và phê bình một số quận huyện không tích cực trong vấn đề này. “Một số quận huyện chưa làm tốt vấn đề dẹp lòng lề đường, chỉ ra quân khi có phong trào khiến tình trạng tái chiếm lề đường xảy ra”, ông Phong cho biết.
Chủ tịch Phong cũng cho biết, năm 2017 vừa qua, Cơ chế đặc thù được Quốc hội thông qua sẽ là đòn bẫy giúp TP phát huy các lợi thế của mình, phát huy các nguồn lực trong nhân dân, trong đối tác đầu tư… để phát huy tăng trưởng nhanh, bền vững, không chỉ vì TP mà còn vì cả nước. “TP sẽ cụ thể hóa các đề án, tận dụng các nguồn lực mà cơ chế đặc thù cho phép để phát triển thành phố như mong muốn của cả nước”, ông Phong nói.
Theo Dantri
Không có chuyện công an "bảo kê" lớp mầm non bạo hành trẻ
Tại phiên thảo luận hội trường kỳ họp thứ 6 HĐND TPHCM khóa IX diễn ra sáng 5/12, nhiều đại biểu bày tỏ sự băn khoăn về công tác quản lý giáo dục mầm non, nhất là sau vụ bạo hành kinh hoàng tại lớp mầm nong Mầm Xanh (quận 12) gây chấn động dư luận.
Đại biểu Tô Thị Bích Châu cho biết hiện thành phố đã có cơ chế đặc thù nên cần phân công làm ngay trong quý I/2018. Địa phương đề xuất nhu cầu để thành phố phân cấp.
"Thời gian không chờ đợi chúng ta, 3 năm phải sơ kết và 5 năm phải tổng kết. Tránh chuyện bức xúc rồi khiếu kiện do phần cấp phân quyền chưa được mở rộng", bà Châu nói.
Đại biểu Tô Thị Bích Châu cho rằng quản lý giáo dục mầm non không chặt chẽ
Theo đại biểu Bích Châu, gắn với xây dựng đề án thành phố thông minh, TP ra quyết định 9 lĩnh vực mà người dân được tham gia.
"Tôi băn khoăn là vì sao không có lĩnh vực giáo dục? Hiện nay, xã hội hóa trong giáo dục lớn vì Nhà nước không thể ôm hết, đặc biệt là giáo dục mầm non. Không thể khó mà đẩy hết cho Nhà nước. Chúng ta khảo sát nhu cầu và có chính sách để người dân tham gia. Mình nên thí điểm ở quận mà dân nhập cư đông, nhu cầu rất lớn", bà Châu nói.
Đại biểu này cũng nhấn mạnh công tác quản lý hiện nay hiện nay không chặt chẽ và dẫn chứng vụ việc xảy ra ở lớp mầm non Mầm Xanh.
"Nếu giáo dục mầm non được quản lý tốt thì không có chuyện cán bộ đi kiểm tra nhưng không biết đường phải hỏi rồi thông tin rò rỉ. Thông tin tôi được biết như vậy. Người ta không cấu kết mà do quản lý không chặt chẽ để xảy ra chuyện như vậy", bà Châu thẳng thắn.
Đại biểu Hoàng Thị Diễm Tuyết đề nghị xử lý nghiêm bạo hành trẻ em để răn đe
Trong khi đó, đại biểu Hoàng Thị Diễm Tuyết cho biết nhóm giáo dục mầm non cũng triển khai đề án hỗ trợ, giám sát. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị bổ sung hình thức xử lý nghiêm tình trạng bạo hành trẻ em.
"Chúng ta làm nhiều hoạt động hỗ trợ ngành giáo dục mầm non tốt hơn. Nhưng đâu đó vẫn còn hiện tượng xâm hại trẻ em hết sức dã man, cần có biện pháp mạnh răn đe", đại biểu Tuyết nói.
Liên quan đến vụ bào hành xảy ra tại lớp mầm non Mầm Xanh, trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp, Chủ tịch UBND quận 12 Lê Trương Hải Hiếu bác bỏ thông tin cán bộ công an quận "bảo kê" cho lớp mầm non Mầm Xanh. Ông cho biết vụ việc vẫn đang được điều tra, xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Bài: Quốc Anh
Ảnh, clip: Nguyễn Quang
Theo Dantri
TPHCM có thể tăng mức xử phạt giao thông để tăng nguồn thu? Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM Bùi Xuân Cường cho biết, thành phố có thể tăng mức xử phạt giao thông ở nội thành lên gấp đôi để tăng nguồn thu. "Điều này đã được cho phép trong Luật xử phạt hành chính và không cần phải áp dụng cơ chế đặc thù, thành phố vẫn có thể quyết định", ông...