Xử lý người đe dọa, mua chuộc người tố cáo hoặc lợi dụng tố cáo để vu khống
Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết theo quy định.
Thanh tra Chính phủ vừa đưa ra lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo 2018.
(Ảnh minh hoạ)
Có dấu hiệu không khách quan, cấp trên phải trực tiếp giải quyết
Dự thảo quy định cụ thể về việc xử lý thông tin có nội dung tố cáo và tố cáo do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến. Khi nhận được thông tin thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải tiến hành phân loại, đánh giá tính chất, mức độ vụ việc và xem xét, quyết định việc thanh tra, kiểm tra. Nếu thấy không thuộc thẩm quyền của mình thì phải chuyển thông tin đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, quyết định việc thanh tra, kiểm tra.
Để đảm bảo công khai, minh bạch, dự thảo đề xuất cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển thông tin.
Dự thảo nghị định nêu rõ, khi có căn cứ xác định việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên phải giải quyết tố cáo trong những trường hợp: nội dung tố cáo sẽ không được kết luận chính xác, khách quan; có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục giải quyết.
Video đang HOT
Khi có dấu hiệu không khách quan trong việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp phải giải quyết tố cáo trong những trường hợp như người bị tố cáo là vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người giải quyết tố cáo.
Điều 6 dự thảo quy định cụ thể các hình thức công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi bị tố cáo: Công bố tại cuộc họp với các thành phần liên quan; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân ít nhất 15 ngày liên tục; đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc mạng thông tin nội bộ của người đã giải quyết tố cáo ít nhất 15 ngày liên tục; thông báo trên báo chí.
Giao Bộ Công an, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về bảo vệ người tố cáo
Thanh tra Chính phủ cũng đánh giá việc bảo vệ người tố cáo và những người thân thích của người tố cáo là vấn đề khó và phức tạp về nội dung, phương pháp, cách bảo vệ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên cơ sở các quy định về bảo vệ người tố cáo của Luật Tố cáo 2018 như: bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ tài sản, bảo vệ uy tín danh dự, bảo vệ vị trí công tác việc làm của người tố cáo, dự thảo này đã dành một mục (Mục 2 Chương II) quy định về bảo vệ người tố cáo.
Theo đó, dự thảo phân định rõ trách nhiệm của người giải quyết tố cáo khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ; trách nhiệm của người nhận được đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ; trách nhiệm hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp bảo vệ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Tuy nhiên, trong phạm vi dự thảo chưa thể quy định về cách thức, phương pháp bảo vệ của từng cơ quan đối với từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, dự thảo nghị định quy định theo hướng giao Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ người tố cáo.
Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền rút tố cáo của người tố cáo được thực hiện chặt chẽ, thống nhất, làm căn cứ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Điều 4 dự thảo quy định về việc rút tố cáo. Cụ thể, người tố cáo có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo.
Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản, ghi rõ ngày, tháng, năm, họ và tên, địa chỉ của người rút tố cáo, nội dung tố cáo được rút, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người rút tố cáo.
Trường hợp người tố cáo đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp rút tố cáo thì người tiếp nhận lập biên bản ghi lại việc rút tố cáo và người rút tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người rút tố cáo thì từng người rút tố cáo thực hiện việc rút tố cáo theo quy định. Văn bản rút tố cáo, biên bản ghi lại việc rút tố cáo phải được lập theo mẫu văn bản.
“Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết theo quy định”- Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Đồng thời, người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo; xử lý người đe dọa, mua chuộc người tố cáo hoặc người lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo.
Thế Kha
Theo Dantri
2 công nhân Vinalines thiệt mạng khi đang sửa chữa tàu biển
Theo nguồn tin của Dân Việt, vào khoảng 15h hôm nay (13.9), tại Công ty CP Sửa chữa tàu biển Nosco Vinalines (thôn 4, xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 2 công nhân thiệt mạng.
Nguồn tin cho biết, khi 2 công nhân đang đứng trên xe cẩu nâng để thực hiện sửa chữa tàu, bất ngờ cabin bị tuột rồi va đập vào nhiều vật cứng trước khi rơi xuống đất. Các nạn nhân ngay lập tức được đưa tới Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển cấp cứu nhưng đã tắt thở trước đó do chấn thương quá nặng.
Danh tính của 2 nạn nhân được xác định là Phạm Văn Chuộng (SN 1979, trú quán tại phường Đại Yên, TP.Hạ Long) và Nguyễn Văn Hậu (SN 1987, trú xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh).
Công ty được xây dựng tại vùng biển nước sâu thuộc địa phận xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên.
Xác nhận với Dân Việt, ông Lê Văn Sử, Chánh Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh, cho hay: "Chúng tôi vừa nhận được thông tin vụ việc, hiện đang cử cán bộ tiếp cận hiện trường. Thông tin ban đầu cho biết xảy ra vụ 2 công nhân có dấu hiệu bị tai nạn lao động tại Công ty CP Sửa chữa tàu biển Nosco Vinalines".
Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco Vinaline do Công ty cổ phần vận tải biển Bắc (Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam -VINALINES) khởi công xây dựng từ năm 2009, tại xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. Nhà máy có tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD, được xây dựng trên diện tích hơn 100ha ở khu vực bờ phải sông Chanh. Đây là địa điểm thuận lợi về luồng lạch cho các tàu cỡ lớn ra vào.
Hiện các lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ việc.
Theo Danviet
Quảng Ninh: Tạm giữ hình sự bảo vệ trường mầm non nghi dâm ô trẻ em Là bảo vệ tại trường Mầm non tư thục C (khu 5, phường Yết Kiêu, thành phố Hạ Long), đối tượng Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1972, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) đã có dấu hiệu dâm ô với một bé gái 5 tuổi đang học tại trường. Ngày 10.9, Lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh...