Xử lý nghiêm việc tháo dỡ dải phân cách trên quốc lộ 1A
GD&TĐ – Trước tình trạng người dân tự ý tháo dỡ dải phân cách giữa trên quốc lộ 1A đoạn qua huyện Quảng Xương và huyện Tĩnh Gia gây mất an toàn giao thông, ngày 6/3 UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nêu rõ, việc người dân sinh sống dọc hai bên quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia tự ý tháo dỡ dải phân cách giữa là hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại tài sản nhà nước, tạo thành các điểm đen mới gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông, làm tăng tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Để chấm dứt tình trạng trên, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia kiểm tra các vị trí người dân tự ý tháo dỡ tấm chống chói, tấm dải phân cách bê tông; Phối hợp với Ban Quản lý dự án 1 và nhà thầu thi công hoàn trả ngay dải phân cách trên Quốc lộ 1A theo thiết kế; Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những đối tượng cố tình vi phạm; Tăng cường công tác tuyên truyền về pháp luật, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đặc biệt đối với các hộ dân sinh sống dọc hai bên quốc lộ 1A.
Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao công an tỉnh chỉ đạo điều tra, làm rõ tập thể, cá nhân tự ý phá dỡ dải phân cách quốc lộ 1A vi phạm quy định bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Được biết, Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Thanh Hóa vừa được khánh thành cách đây không lâu. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc đi lại và kinh doanh, người dân đã tự ý tháo dỡ dải phân cách giữa trái phép để tạo lối đi ngang đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông nghiêm trọng.
Video đang HOT
Nguyễn Quỳnh
Theo_Giáo dục thời đại
Xét xử vụ hỗn chiến kinh hoàng trên sông Yên
Sáng 2.4, TAND tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 19 bị cáo liên quan đến vụ hỗn chiến trên sông Yên (thuộc địa bàn giáp ranh xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương và xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Vụ hỗn chiến đã làm 3 người chết, 9 người bị thương.
Theo đó, các bị cáo gồm: Nguyễn Văn Tuyển (26 tuổi), Phạm Văn Thành (19 tuổi, đều ngụ tại huyện Quảng Xương) bị truy tố tội "giết người" và "cố ý gây thương tích".
19 bị cáo tham gia vụ hỗn chiến kinh hoàng trên sông Yên tại phiên tòa
Các bị cáo Nguyễn Văn Đạt (27 tuổi), Phạm Văn Tám (35 tuổi), Đinh Văn Hà (32 tuổi), Trần Văn Quân (28 tuổi), Lê Văn Hòa (52 tuổi), Lê Văn Linh (44 tuổi), Hoàng Văn Quang (23 tuổi), Đinh Văn Dũng (26 tuổi), Trần Quốc Hùng (35 tuổi), Vũ Văn Trung (24 tuổi), Đặng Văn Sinh (26 tuổi), Vũ Văn Trường (26 tuổi), Lê Văn Mạnh (32 tuổi), Ngô Văn Sơn (22 tuổi), Đinh Bá Thịnh (31 tuổi), Tô Văn Thêm (32 tuổi), Vũ Văn Thành (23 tuổi, đều cùng ngụ tại huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia) bị truy tố về tội "gây rối trật tự công cộng".
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Thanh Hóa, khu vực lạch Ghép trên sông Yên có bãi ngao tự nhiên, là nơi khai thác nguồn lợi của người dân xã Quảng Nham và xã Hải Châu từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, những năm gần đây, một số hộ dân của xã Hải Châu (trong đó có gia đình ông Tô Quốc Dũng và ông Lê Văn Hiệu) tự ý quây, đóng cọc, ngăn sông để nuôi ngao, ảnh hưởng đến luồng giao thông thủy trên sông Yên, đặc biệt đã khiến diện tích bãi ngao tự nhiên bị thu hẹp, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân khai thác ngao tự nhiên.
Tình trạng trên dẫn đến mâu thuẫn âm ỉ giữa người dân xã Quảng Nham với những người nuôi ngao tự phát. Chính quyền địa phương hai bên sông lại không giải quyết dứt điểm được việc này, khiến tình hình trật tự trị an tại địa bàn giáp ranh trở lên bất ổn.
Rất nhiều người dân hai xã Hải Châu và Quảng Nham đến theo dõi phiên tòa
Ngày 5.7.2013, tại khu vực này xảy ra sự việc xô xát, ném đá các bè cào ngao, nhưng lần này không gây thiệt hại về tài sản. Tiếp đó, vào ngày 7.7.2013, khi thấy khoảng 30 bè (60 người) của người dân xã Quảng Nham đang cào ngao trên sông Yên, ông Dũng và ông Hiệu đã huy động khoảng 15 người đi trên một thuyền máy 15 CV và hai bè luồng mang theo gạch đá, dao, gậy, tuýp sắt để xua đuổi.
Do đã có sự chuẩn bị trước, người dân xã Quảng Nham đã dùng dao, cào ngao, gạch đá chống trả lại, gây ra vụ hỗn chiến kinh hoàng trên sông Yên. Hậu quả, đã có 3 người, gồm ông Tô Văn Dũng (61 tuổi), ông Lê Văn Hiệu (43 tuổi, cùng ngụ tại xã Hải Châu) và anh Lê Kiên Cường (ngụ tại xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương, làm thuê bên xã Hải Châu) bị chết, 9 người dân của 2 xã bị thương.
Trong buổi sáng 2.4, Hội đồng xét xử đã nghe đại diện Viện KSND tỉnh Thanh Hóa công bố bản cáo trạng vụ án, đồng thời tiến hành xét hỏi đối với một số bị cáo.
Bị cáo Nguyễn Văn Tuyển khai bị phía người dân xã Hải Châu bao vây, đánh, nên mới giật dao để tự vệ. Phía bị hai là Tô Văn Dầu và Tô Văn Mạnh cho rằng họ cùng bố là ông Tô Quốc Dũng bị Tuyển tấn công, làm ông Dũng tử vong.
Sông Yên - nơi xảy ra vụ hỗn chiến kinh hoàng vào ngày 7.7.2013
Riêng bị cáo Phạm Văn Thành khai mình bị ép cung: "Sáng ngày 12.7, bị cáo bị triệu tập và bị công an ép cung. Ngay từ khi vừa bước vào phòng, bị cáo đã bị công an nhảy vào đánh tới tấp".
Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra trong 2 ngày.
Theo Thanh Niên
Tập trung cao cho việc giám định để phòng chống tham nhũng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp" nêu yêu cầu bức thiết của việc này trong hoạt động tố tụng của các cơ quan bảo vệ pháp luật tại cuộc họp ngày 6/3 tại Chính phủ. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ...