Xử lý nghiêm vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
Ảnh minh họa
Bộ Giao thông vận tải cho biết, ngày 25-12-2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa đã góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Các lực lượng chức năng: Công an nhân dân, Thanh tra giao thông, Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Cảng vụ Hàng hải, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, UBND các cấp đã tổ chức thực hiện 166.400 đợt kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử phạt 702.280 trường hợp vi phạm, tổng số tiền xử phạt nộp về kho bạc nhà nước thu 515.364.118.000 đồng.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Nghị định số 132/2015/NĐ-CP đã phát sinh những bất cập, vướng mắc. Cụ thể: Một số điều trong Nghị định còn quy định chung, không ghi khối lượng cụ thể nên khó xác định (như hành vi đổ bùn, đất, cát, sỏi hoặc chất thải khác rơi, trôi xuống đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa; phương tiện chạy tốc độ lớn gây mất an toàn; phương tiện chạy tạo sóng lớn…); một số hành vi vi phạm liên quan đến luồng, hành lang bảo vệ luồng khó xác định, do vậy cần quy định cụ thể, có tính khả thi hơn; một số hành vi vi phạm hành chính quy định biện pháp khắc phục hậu quả không có tính khả thi, khó thực hiện.
Bên cạnh đó, việc quy định về mức xử phạt đối với hành vi sử dụng một số loại giấy tờ đã hết hiệu lực còn chưa phù hợp và không được chia ra theo mức độ vi phạm (theo thời gian hết hạn) dẫn đến một số trường hợp lợi dụng quy định này để cố tình hoạt động trái quy định; việc quy định về hành vi vi phạm về bằng, cấp chứng chỉ chuyên môn đối với thuyền viên, người điều khiển phương tiện không rõ ràng dẫn đến việc không thể áp dụng để xử lý vi phạm; mức tiền phạt được áp dụng trong Nghị định thấp, không đảm bảo tính răn đe, giáo dục; một số hành vi vi phạm, nhất là đối với phương tiện vận tải hành khách mức xử phạt còn nhẹ, chưa quy định hình thức phạt bổ sung nên chưa đủ sức răn đe, giáo dục người vi phạm…
Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải đề xuất dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa, bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn giao thông, thúc đẩy phát triển vận tải thủy, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong tổ chức triển khai các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
Dự thảo gồm 5 chương, 59 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã đề xuất những quy định cụ thể về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ, xác định phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, chế độ thông tin và sử dụng hình ảnh, thiết bị để xử phạt…
Bảo đảm an toàn giao thông đường thủy khi thi công đập ngăn mặn trên sông Cái
Sở Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi Ban Quản lý Dự án phát triển tỉnh về việc thống nhất phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy phục vụ thi công dự án đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang.
Theo đó, từ ngày 7-3 đến 22-9, các phương tiện thủy hạn chế lưu thông qua khoang số 2, giữa trụ T4 và T5 thuộc dự án. Các phương tiện thủy lưu thông qua tuyến sông Cái phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa tại khu vực, không được thả neo, đậu trong hành lang bảo vệ dự án.
Phối cảnh dự án Đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang.
Sở yêu cầu chủ đầu tư bố trí 3 trạm điều tiết, hướng dẫn giao thông hoạt động 3 ca/ngày đêm theo quy định; hai phía thượng và hạ lưu công trình phải bố trí hệ thống phao ngang cảnh báo; nếu phát hiện những tình huống bất thường có nguy cơ gây mất an toàn giao thông đường thủy tại khu vực dự án phải kịp thời báo cáo lực lượng chức năng để cùng phối hợp xử lý, đặc biệt phải lưu ý công tác bảo đảm an toàn giao thông đường thủy vào mùa mưa lũ tại khu vực dự án.
Lực lượng quản lý thị trường: Xác định vai trò, sứ mệnh trong kỷ nguyên số Nhấn mạnh tầm quan trọng trong công tác của năm 2021, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho rằng, trong năm 2021, toàn lực lượng phải thực hiện và triển khai các hoạt động mang tính chuyên môn nền tảng, đặc biệt là các nhiệm vụ mang tính chiến lược cho cả lực lượng. Lực lượng QLTT...