Xử lý nghiêm vi phạm an toàn giao thông đường bộ
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia đã yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương nắm tình hình, có kế hoạch chuyên đề tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải khi tham gia giao thông, nhất là các phương tiện kinh doanh vận tải theo hình thức hợp đồng hoặc du lịch.
Lực lượng chức năng tổ chức cứu hộ nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông tại Quảng Bình ngày 26-7.
Liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng
Khoảng 9 giờ 53 phút ngày 26-7, xe du lịch BKS 73B-009.25 trên đường đến tham quan Công viên Ozo, khi đến đoạn ngầm Trạ Ang trên đường Hồ Chí Minh nhánh tây thì bị lật vào vách núi khiến 15 người bị chết, hơn 20 người bị thương. Thời điểm gặp nạn, trên xe có 40 người, phần lớn trong độ tuổi từ 45 đến 47, đều trú tại TP ồng Hới (Quảng Bình). Một số nạn nhân cho biết, khi xe đang xuống dốc thì có dấu hiệu đứt phanh, sau đó bị lật qua phía ta-luy dương. Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, huy động hơn 150 người gồm lực lượng công an, các đơn vị y tế cùng nhiều người dân tham gia cứu hộ với nỗ lực cao nhất.
Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Bình Phạm Quang Hải, xe ô-tô BKS 73B-009.25 là ô-tô khách loại 47 chỗ ngồi, sản xuất năm 2013, hạn đăng kiểm đến tháng 11-2023. Phương tiện có lắp thiết bị giám sát hành trình. Người điều khiển phương tiện là Hoàng Trung Toán (27 tuổi, trú tại phường Ba ồn, thị xã Ba ồn, Quảng Bình), chủ phương tiện là Công ty TNHH Hoàng Thanh Hoài (13 Thái Phiên, TP ồng Hới, Quảng Bình). ại tá Trần Quang Hiếu, Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình thông tin, anh Toán đã lái xe tương đối lâu, xe này chính là xe của nhà anh Toán. Một thông tin khá sốc do ông Phạm Quang Hải nêu ra, lái xe Hoàng Trung Toán chỉ có giấy phép lái xe hạng A1 do Sở GTVT tỉnh Quảng Bình cấp ngày 18-7-2011 và hạng B2 do Sở GTVT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp ngày 25-11-2014. Nếu đối chiếu các quy định về bằng lái, anh Toán không đủ điều kiện để điều khiển xe khách 47 chỗ ngồi. Ngoài ra, một thông tin khác cũng rất đáng chú ý là dù xe khách có giám sát hành trình nhưng tại vị trí cách nơi xảy ra tai nạn 4,1 km thì mất tín hiệu. Tốc độ của phương tiện được báo về ở thời điểm trước đó dao động từ 25 đến 37 km/giờ.
Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, trong thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người. ơn cử, vào khoảng 1 giờ ngày 21-7, tại Km 1767 trên tuyến quốc lộ 1, thuộc địa phận xã Tân ức, huyện Hàm Tân (Bình Thuận) đã xảy ra vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng giữa xe ô-tô khách BKS 86B-010.87 của nhà xe Anh Trinh và xe tải BKS 79N-0315, làm tám người chết, bảy người bị thương. Nguyên nhân ban đầu được xác định do xe khách chạy lấn sang đường ngược chiều rồi “đấu đầu” vào xe tải, gây ra tai nạn thảm khốc trên. Trước đó, ngày 11-7, đã xảy ra vụ TNGT tại Kon Tum làm chết sáu người, bị thương 35 người. Xe khách 48 chỗ BKS 36B-022.32 của nhà xe Minh Thắng do lái xe Mai Hải Nam (trú Thanh Hóa) điều khiển, khi đến khu vực đèo Ngọc Vin, thuộc địa phận xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy (Kon Tum) thì gặp tai nạn, lao xuống vực sâu khoảng 20 m, bị gãy đôi.
Video đang HOT
Khắc phục các “điểm đen” tai nạn
Xét báo cáo của Ủy ban ATGT quốc gia về vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Quảng Bình ngày 26-7, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia đã chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm các biện pháp để xử lý và khắc phục hậu quả của vụ việc; phối hợp cơ quan chức năng của Tổng cục ường bộ Việt Nam (BVN) thực hiện rà soát, xác định và có kế hoạch khắc phục các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn TNGT trên tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh phía tây và toàn bộ mạng lưới đường bộ trên địa bàn tỉnh. Tăng cường thanh tra, tuần tra kiểm soát phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự ATGT đối với lái xe, chủ xe và đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô-tô. ồng thời, kiểm điểm, xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân thuộc các cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về việc để xảy ra hành vi vi phạm của lái xe và Công ty TNHH Hoàng Thanh Hoài dẫn đến vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng nêu trên.
Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an yêu cầu công an các đơn vị, địa phương tăng cường nắm tình hình, có kế hoạch chuyên đề tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải khi tham gia giao thông, nhất là các phương tiện kinh doanh vận tải theo hình thức hợp đồng hoặc du lịch. Sớm chuẩn bị điều kiện về hệ thống trang thiết bị, phương tiện để tiếp nhận và khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe kinh doanh vận tải do Tổng cục BVN chia sẻ; thực hiện nghiêm việc kết hợp hiệu quả giữa nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 với tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm về trật tự ATGT. Công an các địa phương cần lưu ý kiểm tra vi phạm về nồng độ cồn và chất ma túy trong cơ thể lái xe để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, kể cả xử lý trách nhiệm của chủ xe và doanh nghiệp kinh doanh vận tải khi để xảy ra tình trạng lái xe có vi phạm nồng độ cồn, chất ma túy. Có phương án tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm đối với xe chở khách, xe chở hàng hoạt động trong thời gian từ 21 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ hôm sau; trường hợp phát hiện lái xe vi phạm nồng độ cồn hoặc chất ma túy thì làm việc với các cơ quan liên quan, tạm đình chỉ ngay hoạt động kinh doanh vận tải của nhà xe, chủ xe kinh doanh vận tải.
Bộ GTVT chỉ đạo Tổng cục BVN phối hợp với Sở GTVT và cơ quan chức năng các tỉnh có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua, rà soát, bổ sung hệ thống biển cảnh báo nguy hiểm, hướng dẫn lái xe an toàn, xử lý triệt để các “điểm đen” TNGT trên tuyến, xem xét lắp đặt hộ lan hai tầng, ba tầng, có trợ lực bảo đảm khả năng chịu đựng va chạm mạnh và ngăn ngừa lật xe ô-tô xuống vực, hoặc đâm vào vách núi, nhằm giảm thiệt hại về người và tài sản trong trường hợp xảy ra tai nạn,… ồng thời, huy động mọi nguồn lực triển khai phương án khẩn cấp để lắp đặt dải phân cách giữa trên các tuyến đường có nguy cơ cao về xung đột giao thông. UBND các địa phương cần siết chặt công tác quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô-tô trên địa bàn, tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô-tô, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm,…
CSGT bắt đầu xử phạt vi phạm thông qua hình ảnh trên mạng xã hội
Từ ngày 5-8, CSGT sẽ tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT.
Trong đó có quy định từ ngày 5-8, ngoài việc phát hiện, xử phạt trực tiếp các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, CSGT còn tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội (MXH).
Cụ thể, điều 24, Thông tư 65 quy định về việc tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, MXH. Những thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được tiếp nhận từ các nguồn: Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ) và thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, MXH.
Thông tin, hình ảnh làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải phản ánh khách quan, rõ về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi vi phạm quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
CSGT xử lý vi phạm qua hình ảnh
Tổ chức, cá nhân khi ghi nhận được thông tin, hình ảnh, thì có thể cung cấp cho đơn vị CSGT nơi xảy ra vụ việc thông qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc trực tiếp đến trụ sở đơn vị để cung cấp. Tổ chức, cá nhân phải có tên, họ tên, địa chỉ rõ ràng, số điện thoại liên hệ (nếu có) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, hình ảnh đã cung cấp.
Về việc tiếp nhận và xử lý thông tin, hình ảnh phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; phòng CSGT; đội CSGT - trật tự công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo địa điểm, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin, hình ảnh để người dân biết; tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin, hình ảnh; bảo đảm bí mật tên, họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, bút tích và thông tin khác của tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin, hình ảnh.
Về xử lý thông tin, hình ảnh, khi tiếp nhận thông tin, hình ảnh, cán bộ CSGT phải xem xét, phân loại, nếu bảo đảm điều kiện quy định thì ghi chép vào sổ và báo cáo thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thực hiện. Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang diễn ra trên tuyến, địa bàn phụ trách thì tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông, kiểm soát, phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định.
Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát hoặc hành vi vi phạm được phản ánh đã kết thúc thì thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật. Với trường hợp không thuộc tuyến, địa bàn phụ trách của đơn vị thì thông báo cho đơn vị CSGT có thẩm quyền thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc xác minh, thu thập tài liệu, tình tiết xác định vi phạm hành chính và xử lý vi phạm căn cứ yêu cầu cụ thể từng vụ việc, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện một hoặc các hình thức như tiến hành xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện; gửi thông báo mời chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông đến cơ quan công an để làm rõ vụ việc.
Trường hợp quá thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông chưa đến trụ sở cơ quan công an đã ra thông báo để giải quyết vụ việc thì người có thẩm quyền xử phạt tiếp tục gửi thông báo đến công an cấp xã theo quy định.
Làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc, người chứng kiến, biết vụ việc xảy ra; gửi văn bản đến cơ quan báo chí đã đăng tải, đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh đã đăng tải. Trực tiếp xác minh hoặc phối hợp với công an cấp xã thực hiện xác minh vụ việc. Trưng cầu giám định thông tin, hình ảnh và các tài liệu liên quan; các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Khi làm việc với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông và cá nhân, tổ chức có liên quan, phải lập thành biên bản. Các tài liệu, tình tiết tiếp nhận, thu thập được để xác định vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và phải được lưu trong hồ sơ vụ việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Căn cứ kết quả xác minh, tài liệu, tình tiết thu thập được (thông tin, hình ảnh phản ánh đúng) người có thẩm quyền xử phạt sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt. Trường hợp thông tin, hình ảnh có dấu hiệu làm giả thì chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thông tin, hình ảnh của tổ chức, cá nhân cung cấp mà qua xác minh, xác định không có hành vi vi phạm hoặc không đủ căn cứ để xác định hành vi vi phạm thì tiến hành kết thúc hồ sơ vụ việc và lưu theo quy định.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Vinh Huy - Chủ tịch sáng lập Hệ thống Luật Thịnh Trí, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam quy định này góp phần nhân rộng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc; nâng cao vai trò giám sát của nhân dân đối với các hoạt động có dấu hiệu vi phạm trật tự an toàn giao thông; đồng thời cũng hỗ trợ lực lượng CSGT trong việc kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ bằng hình thức phạt nguội khi lực lượng CSGT chưa kịp có mặt.
Đặc biệt với quy định này sẽ nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người tham gia giao thông, người tham gia giao thông không chỉ bị giám sát bởi lực lượng CSGT, mà còn bị sự giám sát của cộng đồng.
Nhiều thay đổi trong tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông có hiệu lực từ hôm nay Ngày 19/6/2020 Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2020/TT - BCA Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông (CSGT). Thông tư này chính thức có hiệu lực thi hành từ hôm nay (5/8/2020) và thay thế...