Xử lý nghiêm phương tiện vi phạm trên đường dẫn hầm Đèo Cả
Nhận thấy trên tuyến đường dẫn vào hầm Đèo Cả, các phương tiện liên tiếp dừng, đỗ sai quy định, bất chấp biển báo cấm, tình trạng trên diễn ra và kéo dài gây ùn tắc, mất trật tự, an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn trên tuyến đường, Xí nghiệp quản lý vận hành hầm đã gửi công văn tới cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên để phối hợp xử lý dứt điểm vi phạm trên.
Theo đó, trước tình trạng nói trên, đơn vị quản lý vận hành đã kiểm tra, nhắc nhở chủ các phương tiện dừng đỗ sai quy định trên tuyến đường nhưng không giải quyết được triệt để.
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về Trật tự xã hội Công an tỉnh Phú Yên đã tăng cường kiểm tra, lập biên bản xử lý các phương tiện vi phạm. Ban điều hành Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (DII) cũng đã chỉ đạo Xí nghiệp quản lý vận hành hầm đường bộ Đèo Cả phối hợp làm việc với Công an tỉnh Phú Yên đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm trên.
Video đang HOT
Những biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt về công tác đảm bảo an toàn giao thông đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, tình hình giao thông trên tuyến đã có những chuyển biến đáng kể, ý thức chấp hành luật giao thông của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được nâng cao, giảm nguy cơ xảy ra tai nạn.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo ATGT trong thời gian tới, xí nghiệp Quản lý vận hành hầm đường bộ Đèo Cả tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan chức năng hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ; chụp ảnh, quay video các trường hợp dừng đỗ sai quy định nhằm gửi cho các cơ quan chức năng xử lý bằng phương pháp phạt nguội.
Hầm đường bộ Đèo Cả nối giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa là một công trình giao thông trọng điểm Quốc gia, được Bộ Xây dựng công nhận là một trong 5 công trình tiêu biểu Quốc gia nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam. Sau khi đưa vào khai thác, thời gian lưu thông giữa hai tỉnh được rút ngắn từ 45 phút đường đèo xuống chỉ còn hơn 10 phút qua hầm, giải quyết triệt để và xóa bỏ những điểm đen nguy hiểm, dễ ùn tắc giao thông.
Dự án có tổng chiều dài 13.190m, khởi đầu từ Km1353 150 (Quốc lộ 1A) ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên) và kết thúc tại Km1374 525 ở xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Trong đó tuyến hầm Đèo Cả dài 4.125m, tuyến hầm Cổ Mã dài 500m và 8.565m đường dẫn. Mỗi tuyến đều có hai đường hầm được thiết kế cách nhau 30m, mỗi đường hầm rộng 9,75m, gồm hai làn xe cùng với dải an toàn và hành lang bảo dưỡng hầm, tốc độ thiết kế 80km/giờ. Các phương tiện khi tham gia giao thông không được phép dừng, đỗ trong hầm cũng như trên tuyến đường dẫn.
Ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông
Nhiều năm qua, TPHCM nỗ lực triển khai nhiều dự án giao thông để tăng diện tích mặt đường cho xe chạy nhưng xem ra khả năng đạt chuẩn giao thông đô thị còn khá lâu.
Tính đến nay, tỷ lệ đất dành cho giao thông chỉ trên dưới 8%, trong khi yêu cầu cần thiết là từ 24%-26%; tổng chiều dài các tuyến đường và cầu của TPHCM chỉ khoảng 2km/km 2 (trong khi tiêu chuẩn là 10-13km/km 2 ); nhiều tuyến đường có lòng đường rộng khoảng 7m.
Số liệu này cho thấy, mức độ đầu tư về quỹ đất và kinh phí dành cho giao thông còn thiếu rất nhiều, chưa tương xứng với đô thị lớn như TPHCM.
Do vậy, các dự án giao thông quan trọng mà thành phố phải ưu tiên, hoàn thành càng sớm càng có lợi, như vành đai 2, 3, 4; nút giao Mỹ Thủy; nút giao An Phú với đường Nguyễn Thị Định; Nguyễn Duy Trinh; Nguyễn Xiển; Hoàng Hữu Nam; khu vực sân bay Tân Sơn Nhất; mở rộng đường Tân Sơn, Tân Kỳ - Tân Quý...
Hầm chui nút giao Mỹ Thủy giúp giao thông khu vực cảng Cát Lái thuận lợi hơn. Ảnh: THÀNH TRÍ
Ngoài ra, xúc tiến xây dựng cao tốc TPHCM - Mộc Bài và nâng cấp mở rộng quốc lộ 1, quốc lộ 13, quốc lộ 50, quốc lộ 22... Về metro, chỉ tuyến số 1 đang được thi công, chuẩn bị triển khai tuyến số 2, những tuyến còn lại cần sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Giao thông luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống, không đơn thuần phục vụ nhu cầu đi lại mà còn tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, vận chuyển hàng hóa để hạ giá thành sản phẩm.
Hạ tầng giao thông còn thiếu, còn yếu và kẹt xe không chỉ thành phố mà quốc gia mất đi cơ hội phát triển, chưa phát huy hết tiềm năng, gia tăng ngân sách; sản phẩm, hàng hóa chậm luân chuyển, doanh nghiệp bị ảnh hưởng, mất cơ hội trong kinh doanh, tốn kém nhiều hơn với chi phí logistics... Vì vậy, một đồng cho tăng trưởng đang phải trả giá bằng nhiều đồng vốn cho đầu tư.
Đầu tư cho giao thông phải có nguồn vốn rất lớn nên trong lúc ngân sách hạn hẹp cần tăng cường xã hội hóa, hợp tác công - tư, mời nhà đầu tư làm dự án PPP. Đầu tư cho giao thông đi kèm với nhiều giải pháp, bên cạnh triển khai các dự án lớn cũng phải phát triển giao thông công cộng và hạn chế xe cá nhân.
Vì sao hầm Hải Vân 2 vừa khánh thành đã có nguy cơ đóng cửa? Theo Chủ tịch HĐQT Công ty CP tập đoàn Đèo Cả, hầm Hải Vân 2 có nguy cơ phải đóng cửa vì không đủ chi phí vận hành nếu vướng mắc tài chính không được giải quyết. Phát biểu tại lễ khánh thành hầm Hải Vân 2 ngày 11/1, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tập đoàn Đèo...