Xử lý nghiêm cán bộ, chiến sĩ tiếp tay cho buôn lậu
“Cần kiểm tra và xử lý nghiêm minh những cán bộ, chiến sỹ tiếp tay, dung túng, bao che cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả”
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (Gọi tắt là Ban chỉ đạo 389) đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc làm việc với Bộ Quốc phòng về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, diễn ra sáng nay (20/8) tại Hà Nội.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu về công tác phòng chống buôn lậu
7 tháng đầu năm này tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, nổi lên là tình trạng mua bán, vận chuyển ma túy, mua bán người, buôn bán vũ khí, vật liệu nổ, xuất cảnh trái phép, buôn lậu, vận chuyển trái phép các mặt hàng như than, quặng, xăng dầu, thuốc lá, ngoại tệ, kim loại quý và hàng tiêu dùng với nhiều thủ đoạn tinh vi.
Tại cuộc làm việc, nhiều đại biểu kiến nghị, cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của các cấp cũng như nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ, quản lý chặt chẽ nội bộ, không để cán bộ bị các đối tượng buôn lậu câu móc, dụ dỗ, mua chuộc. Đặc biệt, chú trọng kiểm tra, rà soát, quản lý chặt chẽ hệ thống kho hàng, bến cảng…không để các đối tượng buôn lậu lợi dụng để chứa, giữ hoặc làm nơi trung chuyển hàng buôn lậu.
Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho rằng : “Hoạt động ở một số đơn vị cơ sở xã phường hoặc lực lượng chức năng có có hiện tượng làm ngơ không. Chúng tôi xét thấy nếu có hiện tượng này là phải điều chuyển ngay. Ví dụ trong năm 2013 chúng tôi đã điều chuyển 9 đồng chí hoặc trong kế hoạch luân chuyển cán bộ từ vùng này sang vùng kia hoặc từ miền Bắc vào miền Nam thì biên phòng có trung bình khoảng 500 cán bộ luân chuyển. Khi có dư luận hoặc có điều gì trong đánh giá chưa yên tâm thì rõ ràng thông qua công tác điều chuyển thì sẽ ngăn chặn được việc tiếp tay”
Video đang HOT
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả cho rằng, tình trạng buôn lậu xăng dầu, khoáng sản, hàng điện tử, rượu bia, thuốc lá trên các tuyến biên giới vẫn diễn biến phức tạp trong khi phương tiện, điều kiện, nhân lực còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng lãnh đạo một số địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ tác hại của buôn lậu; có trường hợp xử lý cán bộ sai phạm chưa kịp thời hoặc còn tình trạng lợi ích cục bộ địa phương; trình độ năng lực của cán bộ còn yếu, kiểm tra nội bộ chưa kịp thời để phát hiện và xử lý cán bộ tiếp tay, bao che cho đối tượng buôn lậu…
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Các địa phương cần nhận thức rõ không vì lợi ích cục bộ mà không coi trọng chống buôn lậu và cũng cần tuyên truyền tốt hơn trong nhân dân đối với công tác này. Đặc biệt, cần đề cao vai trò người đứng đầu đơn vị với quyết tâm cụ thể là nếu người đứng đầu đơn vị nào để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Trên tinh thần này, Phó Thủ tướng đề nghị: Các đơn vị lực lượng chức năng trong quân đội phải làm tốt công tác dự báo tình hình để phòng ngừa, cũng như tập trung truy quét các đầu nậu cả khu vực biên giới lẫn trong nội địa; tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn buôn lậu trên các tuyến biên giới, đường ngang và lối mở; khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử các đối tượng vi phạm.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: “Bộ Quốc phòng cũng như các Bộ ngành có liên quan chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc xuất nhập cảnh qua các biên giới; tăng cường tuần tra, kiểm soát các vùng biển phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như hải quan, công an để kịp thời phát hiện ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng buôn lậu, vận chuyển hàng cấm. Tiếp tục rà soát mô hình tổ chức, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ chiến sĩ, công chức có năng lực, có phẩm chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu, Bộ Quốc phòng và các bộ ngành liên quan tiếp tục rà soát, kiến nghị sửa đổi chính sách, thể chế, bộ máy nhằm khắc phục những bất cập, sơ hở chính sách trong công tác phòng chống buôn lậu gian lận thương mại, hàng giả, và hàng kém chất lượng./.
Văn Hiếu
Theo_VOV
"Giao thông Hà Nội có nhiều tiến bộ"
Đó là đánh giá của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với UBND TP Hà Nội sáng nay (14-8) về công tác an toàn giao thông và chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy,
Giám đốc CATP Hà Nội phát biểu tại buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với UBND TP Hà Nội sáng 14-
Tính đến hết ngày 15-7, toàn thành phố xảy ra 1.107 vụ tai nạn, làm chết 339 người, bị thương 1.016 người. So với cùng kỳ năm 2013, giảm 148 vụ bằng 11,7%, giảm 34 người chết bằng 9,2%, giảm 11 người bị thương bằng 1,1%.
Tình hình ùn tắc giao thông giảm rõ rệt. Ùn ứ chỉ xảy ra ở một vài nút giao thông cao điểm.
"Giao thông Hà Nội đã có nhiều tiến bộ, đạt được nhiều thành tích. Tôi biểu dương các lực lượng chức năng của Hà Nội trong công tác đảm bảo an toàn giao thông, cũng như chống buôn lậu, gian lận thương mại"- Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Phó Thủ tướng đề nghị, Hà Nội cần mở rộng mô hình loa truyền thanh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, Luật an toàn giao thông tại các điểm, nút giao thông vì mô hình này đang hoạt động rất hiệu quả.
Về công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, Phó Thủ tướng nhận xét, Hà Nội cũng đạt được những thành tích nhất định. Thủ đô vừa là trung tâm mua bán, vừa là trung tâm sản xuất hàng hóa nên tình trạng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng rất phức tạp. Tuy nhiên, các lực lượng chức năng như: CATP Hà Nội, Quản lý thị trường... đã nắm rõ phương thức hoạt động, các đường dây sản xuất, vận chuyển kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại để có kế hoạch phòng ngừa; Phát hiện và xử lý nghiêm minh nhiều trường hợp vi phạm.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, tình hình an toàn giao thông trên địa bàn thành phố có hai điểm tiến bộ rõ rệt: số người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm tăng, đi vào đúng làn đường đông hơn.
Tuy nhiên, ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế nên có tình trạng người điều khiển xe máy đi trên vỉa hè khi đường đông. Bên cạnh đó, lái xe taxi tranh giành khách nên đi ẩu. Ngoài ra, số vụ tai nạn giao thông trong nội thành giảm rõ rệt, nhưng ở ngoại thành, tai nạn lại tăng.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đề xuất với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hai vấn đề lớn liên quan tới an toàn giao thông. Một là, tới đây sẽ phối hợp với Sở GTVT, Sở VH-TT&DL tập huấn cho hơn 17.000 lái xe taxi về ý thức chấp hành Luật Giao thông, thái độ lịch sự với khách hàng, kết hợp với gắn phù hiệu cho xe taxi.
Hai là, sẽ lắp camera theo dõi các phương tiện tham gia giao thông, thí điểm xe ô tô thực hiện quy định đi đúng làn đường. Xe nào vi phạm, đi lấn đường, sai làn nhiều lần sẽ có hình thức xử phạt thích hợp, nhằm tăng cường ý thức của người tham gia giao thông.
Về công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, Giám đốc CATP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất, nên đấu giá một số mặt hàng tịch thu được để vừa đảm bảo giá trị hàng hóa cao, vừa đỡ bảo quản tốn kém.
Số tiền đấu giá được gửi vào kho bạc hoặc tài khoản phong tỏa. Đề xuất này xuất phát từ thực tế hiện nay, nhiều mặt hàng bị tịch thu không được đấu giá ngay nên bảo quản tốn kém, phải đầu tư kho hút ẩm, điều hòa 24/24, dễ bị hỏng hóc và giảm giá trị.
Theo ANTD
Ông Nguyễn Bá Thanh xuất hiện tại phiên xử bầu Kiên - Ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng ban Nội chính Trung ương đã xuất hiện tại TAND TP Hà Nội, nơi đang diễn ra phiên xử bầu Kiên và đồng phạm. Khoảng 16h30' chiều 21/5, khi kết thúc ngày xét xử thứ hai đối với bầu Kiên và đồng phạm, sau khi các bị cáo được dẫn giải ra xe đặc chủng để...