Xử lý mùi hôi cơ thể
Ai cũng muốn cơ thể mình thơm tho, nhưng khi trời nóng bức hay khi vận động nhiều, mồ hôi có thể tiết ra, gây mùi khó chịu.
Việc cải thiện và tẩy mùi cơ thể ở một số vùng nhạy cảm đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn.
BS Lê Ngọc Diệp (Trưởng Phòng khám Da liễu cơ sở II – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) tư vấn: Mỗi người có một mùi đặc trưng khác nhau là do tuyến mồ hôi tiết ra, gặp vi khuẩn trên da, phát tán thành những mùi riêng biệt.
Mùi do tuyến mồ hôi, đường tiêu hóa và hệ thống hô hấp góp phần tạo ra. Ngoài những yếu tố bệnh lý, những người bị bệnh viêm dạ dày, bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh ngoài da, người đang sử dụng một số thuốc đặc trị, cần điều trị tận gốc của căn bệnh trước khi trị mùi cơ thể.
Còn lại, đa số người bị mùi hôi nặng nhẹ là do quá trình vệ sinh và sinh hoạt cá nhân chưa đúng cách. Để tránh “nặng mùi”, bạn nên hạn chế thức ăn như hành, tỏi, gia vị nóng kích thích tuyến mồ hôi. Rượu bia, thuốc lá cũng khiến đường hô hấp của bạn thường xuyên tiếp xúc với khí thải và men chua, nên tích tụ mùi khó chịu.
Việc cải thiện và tẩy mùi cơ thể ở một số vùng nhạy cảm đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn (Ảnh minh họa)
Những loại thịt động vật như thịt chó, cừu hay dê, thủy hải sản như tôm cá khiến hệ tiêu hóa của bạn không thể “hóa giải” mùi đặc trưng của loại thực phẩm này ngay lập tức. Để vệ sinh răng miệng và làm thơm hơi thở, bạn nên súc miệng bằng nước muối loãng diệt khuẩn sau khi ăn, dùng nước trà thường xuyên và ăn các loại trái cây tươi hỗ trợ men tiêu hóa, tránh ăn thực phẩm khó tiêu, đầy hơi.
Để tẩy mùi cơ thể, bạn có thể dùng phương pháp xông hơi (tinh dầu tự nhiên) hàng tuần, hàng tháng, giúp lỗ chân lông thông thoáng, không tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và ẩn nấp. Các vùng da kín như chân, nách, háng nên sử dụng nước diệt khuẩn, dùng loại vớ, giày và áo quần thấm mồ hôi để da luôn sạch sẽ và khô ráo. Không để giày bị ẩm ướt và nên làm vệ sinh thường xuyên, phơi ở nơi thoáng khí, không mặc quần áo hay dùng vớ lần hai.
Trường hợp bạn có mùi ở nách, ngoài yếu tố mang tính di truyền hay do cơ thể, bạn cần kiên nhẫn và có thời gian điều trị “vùng cánh” bằng phương pháp thủ công như dùng bột phèn, chanh tươi, giấm pha loãng. Các chất này có tác dụng hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn gây mùi cơ thể. Song song đó, bạn nên chọn những sản phẩm khử mùi phù hợp. Đặc biệt, khi dùng các loại nước khử mùi và nước hoa, bạn cần giữ cơ thể sạch sẽ, không dùng các loại nước hoa quá nồng, khiến mùi mồ hôi sẽ càng “nặng”.
Video đang HOT
Để giữ cơ thể thơm tho, cần bảo vệ làn da luôn sạch sẽ, không để bụng đói hay tinh thần căng thẳng mệt mỏi. Hàng ngày, bạn cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, trung bình khoảng hai lít nước/ngày. Trong khẩu phần ăn, bạn nên tăng cường các loại rau thơm có tính khử mùi hôi từ thuốc lá hay mùi tanh như rau ngò, ngải cứu, nước quế, hồi, các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, rau củ nhiều chất xơ và sữa chua không đường để hỗ trợ tiêu hóa.
Theo Eva
Mẹo đơn giản giúp bạn hết hôi miệng
Hôi miệng không chỉ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp mà còn là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của bạn.
Hôi miệng có thể là do viêm nhiễm ở khoang miệng, mũi, xoang, vệ sinh răng miệng, hút thuốc lá... Ngoài ra, hở van tâm vị cũng gây hôi miệng do mùi khó chịu từ dạ dày trào lên. Biết được nguyên nhân gây ra hơi thở hôi bạn có thể khắc phục bằng các cách đơn giản dưới đây:
Đánh răng sau mỗi bữa ăn
Nhiều người nghĩ điều này không cần thiết và cũng không muốn người khác nhìn mình đánh răng tại nơi làm việc. Tuy nhiên, thực tế đây là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo rằng các hạt thức ăn không bị mắc kẹt trong các kẽ răng xung quanh răng.
Dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn
Dùng chỉ nha khoa cũng không kém phần quan trọng như đánh răng sau bữa ăn. Theo lời khuyên các chuyên gia, dùng chỉ nha khoa có thể loại bỏ các hạt thức ăn từ giữa các kẽ răng. Điều này sẽ ngăn ngừa vi khuẩn phát triển tại các chân răng.
Làm sạch lưỡi
Lưỡi mang khoảng 50% tổng số các vi khuẩn trong miệng của bạn, trong đó có vi khuẩn gây mùi hôi. Hãy dùng bàn chải lông mềm để chải sạch lưỡi hàng ngày hoặc có thể sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch hiệu quả hơn.
Nhai kẹo cao su không đường
Nhai kẹo cao su không đường có thể làm tăng lưu lượng nước bọt và làm giảm nguy cơ bị hôi miệng. Nếu kẹo cao su không phải là sở thích của bạn thì bạn cũng có thể thử viên ngậm họng không đường để tạo hiệu ứng tương tự.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước làm giảm sự xuất hiện của khô miệng bằng cách kích thích sản xuất nước bọt. Nước bọt có chứa các enzyme quan trọng bảo vệ răng miệng, tiêu diệt những vi khuẩn gây mùi, do đó nếu miệng khô có thể góp phần vào tình trạng hôi miệng. Vì vậy uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2l/ngày) sẽ kích thích các tuyến nước bọt và giữ ẩm cho miệng.
Uống nhiều nước giúp giảm hôi miệng (Ảnh: Internet)
Trong trường hợp uống nhiều nước bạn vẫn khô miệng thì có thể do tác dụng phụ của thuốc. Nếu bạn thường khô miệng vào buổi sáng có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ hoặc viêm xoang do phải thở bằng miệng.
Thường xuyên thay bàn chải
Từ 3 đến 4 tháng bạn nên thay bàn trải một lần. Một bàn chải đánh răng cũ là một bàn chải đánh răng chứa rất nhiều vi khuẩn. Đây là một cách để giảm mùi hôi trong miệng.
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc là là điều không thể tránh khỏi mùi hôi trong miệng. Vì vậy, bỏ thuốc lá là một cách tốt nhất giảm mùi hôi miệng. Thực hiện những lời khuyên trên có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển hơi thở hôi.
Uống trà
Các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy polyphenol, thành phần hóa học được tìm thấy trong trà đen và trà xanh, có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn khiến cho hơi thở có mùi cũng như sự sinh trưởng của vi khuẩn.
Nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt và đã thử tất cả các biện pháp trên mà hơi thở vẫn có mùi có thể đó là triệu chứng của một loạt các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, viêm xoang nặng, rối loạn tiêu hóa, hoặc các vấn đề về gan và thận. Bạn hãy đến bác sĩ khi bạn gặp những rắc rối này.
"Thần dược" đánh bay hôi miệng
Sữa chua: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng, một khẩu phần sữa chua mỗi ngày làm giảm mức độ hydrogen sulfide gây mùi hôi trong miệng. Sữa chua cũng làm giảm sự trở lại của vi khuẩn trong mảng bám miệng và bệnh về lợi. Sữa chua đã được nghiên cứu là rất có ích cho người bị hôi miệng.
Bạc hà: Sử dụng bạc hà không đường không thể thay thế được việc đánh răng sau bữa ăn, nhưng trong một vài trường hợp nó có thể là giải pháp tạm thời cho hơi thở bị hôi và là một cách khác để tăng cường khả năng sản xuất nước bọt trong miệng để làm sạch mảng bám và vi khuẩn.
Các loại quả giòn: Táo, cà rốt, cần tây, về cơ bản bất kỳ trái cây giàu chất xơ hoặc thực vật cũng là đồng minh của bạn trong cuộc chiến đấu chống hôi miệng.
Các loại quả mọng: Ăn quả mọng, trái cây họ cam quýt, dưa hấu và vitamin C trong các loại thực phẩm khác tạo ra một môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Một chế độ ăn uống giàu vitamin C cũng rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh về lợi và viêm lợi - cả hai nguyên nhân chính của chứng hôi miệng.
Theo Eva
Sổ mũi ở trẻ, bố mẹ đừng coi thường Mọi trẻ em bị sổ mũi đều có nguy cơ viêm xoang và viêm ngay từ khi còn nhỏ. Viêm xoang ở trẻ lại có những biến chứng nguy hiểm gấp nhiều lần so với người lớn. Sổ mũi là bệnh thường gặp và dễ gặp nhất ở trẻ nhỏ. Đối với phần lớn các trường hợp thì sổ mũi là biểu hiện...