Xử lý mạnh tay, tạo tiền lệ tốt
Vụ xử lý những bê bối của nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng là chưa từng có trong lĩnh vực quản lý cán bộ của Việt Nam chúng ta. Vì thế, “tiền lệ” là từ được nhắc nhiều lần trong quá trình xử lý ông này. Việc kỷ luật Đảng, cách chức trong Đảng của ông đã tạo ra một tiền lệ mới: Không còn chức nhưng vẫn bị cách chức như thường.
Nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng (Ảnh internet)
Tiếp theo, là những hình thức kỷ luật hành chính sẽ được áp dụng và Quốc hội, Chính phủ đang bàn thảo về vấn đề này, khó khăn là “chưa từng có tiền lệ” nhưng Đảng đã tạo tiền lệ rồi thì cứ nên tiếp tục và sau đó là việc của các cơ quan thi hành pháp luật.
Bọn tham nhũng sắp bị phát hiện ở nước ta cũng đã tạo một tiền lệ: Cảm thấy mối nguy hiểm cận kề thì trốn ra nước ngoài. Đó là trường hợp của những Giang Kim Đạt, Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh và mới đây là Vũ Đình Duy. Chủ tịch nước đã chỉ đạo ngành Công an thực thi thật tốt nhiệm vụ của mình chặn đứng cái tiền lệ này lại, không để tình trạng nước ngoài là chốn dung thân của bọn ăn cắp tài sản quốc gia rồi sống phè phỡn ở nơi pháp luật Việt Nam không thể với tới. Đó là chặn gần, chặn tức thì, còn chặn xa lại cần áp dụng một cách quản lý khác như việc có hai quốc tịch hoặc quản lý hộ chiếu, xuất cảnh, tài sản ở nước ngoài,… đối với các trường hợp nghi vấn. Đây không phải chuyện “đánh động” mà là ngăn ngừa từ xa, không để xảy ra tình trạng chưa kịp động thủ, kẻ gian đã chạy mất.
Cũng chưa từng có tiền lệ khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội tuyên bố có thể buộc thôi việc đối với một cán bộ Sở Ngoại vụ hành hung một ông già. Phải tạo một tiền lệ như vậy để cảnh báo những người tính khí hung hăng và coi việc giữ gìn đạo đức công chức không phải của mình. Tương tự như vậy, có ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị cần có những quy định xử lý các trường hợp bổ nhiệm người nhà, “cả họ làm quan”. Chưa xử lý được những trường hợp này vì họ viện lẽ “đúng quy trình” và quả là chưa có tiền lệ nào. Giờ thì đã đến lúc phải tạo tiền lệ!
Các cơ quan chức năng đều nhận định là tham nhũng ngày càng xuất hiện những thủ đoạn tinh vi. Vì thế, đối phó với chúng cần đến những phương cách tinh vi hơn, “cao thủ” hơn thì mới ngăn chặn được sự lộng hành. Những phương cách đó và với việc xử lý mạnh tay sẽ tạo ra tiền lệ tốt, áp dụng vào các trường hợp tương tự, phát huy hiệu quả và tạo ra hiệu ứng xã hội, mang lại kết quả cao trong lĩnh vực thực thi pháp luật, phòng chống tội phạm.
Video đang HOT
(Theo Pháp Luật)
Xử lý ông Vũ Huy Hoàng: "Bàn nhiều rồi đấy nhưng chưa ra"
Bên hành lang Quốc hội sáng nay 11/11, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng Thư ký Quốc hội - đã trả lời báo chí xung quanh việc xử lý về mặt chính quyền đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội sáng 11/11 (Ảnh: Thế Kha)
- Thưa ông, dự kiến hôm qua (10/11), Chính phủ đã hoàn tất việc xem xét các thủ tục pháp lý cần thiết để xử lý về mặt chính quyền đối với ông Vũ Huy Hoàng - nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương. Còn Quốc hội đã nghiên cứu xong các quy định về vấn đề này hay chưa?
- Bên Chính phủ thì giao cho Bộ Nội vụ, bên Quốc hội giao cho Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp và Ban Công tác đại biểu nghiên cứu.
Chúng ta phải nghiên cứu xem trình tự thế nào, bởi bên Đảng đã có cách chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương rồi, còn xử lý về chính quyền thì tính pháp lý thế nào khi xử lý một người không còn chức vụ đó nữa, Quốc hội cũng đã miễn nhiệm rồi?
Chúng ta phải đảm bảo tính nghiêm minh, cũng phải đảm bảo tính pháp lý. Hiện nay các cơ quan đang nghiên cứu.
- Các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội đã ngồi bàn bạc để xử lý việc này chưa, thưa ông?
- Cũng đã bàn ngay, bàn nhiều rồi đấy nhưng bàn chưa ra được.
- Phải chăng vướng mắc lớn nhất chính là tính pháp lý chưa có?
- Chưa có, trước đây chưa có bao giờ cả nên mới khó. Tiền lệ pháp luật chưa có quy định nào như thế cả nên bây giờ làm phải đảm bảo đúng pháp lý. Các cơ quan đang nghiên cứu để tham mưu cho chính xác.
Nguyên tắc là Chính phủ gửi sang thì Quốc hội mới nghiên cứu nhưng hiện giờ Chính phủ làm chưa xong, chưa gửi hồ sơ sang. Trong quá trình đó 2 bên vẫn phối hợp với nhau để đảm bảo chặt chẽ pháp lý.
Nếu nó dễ thì làm ngay rồi. Nếu cứ căn cứ điều này, điều nọ thì ra ngay rồi.
- Nhưng Ban Bí thư đã giao nhiệm vụ như thế thì phải có căn cứ chứ?
- Ban Bí thư giao Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ nghiên cứu, tìm giải pháp nào cho phù hợp, đúng pháp luật. Ban Bí thư không giao phải thế này, phải thế kia, mà giao trên cơ sở tính pháp lý để tham mưu, chọn giải pháp đảm bảo tính nghiêm minh.
- Quá trình xử lý có liên lạc với ông Vũ Huy Hoàng không?
- Khi nào có quy trình xử lý hoặc kết quả thì mới liên hệ.
- Xin cảm ơn ông!
Thế Kha
Theo Dantri
Cần Thơ: 16 người họ hàng Chủ tịch huyện được bổ nhiệm là đúng quy trình Biên bản làm việc cho thấy các trường hợp tuyển dụng, bổ nhiệm liên quan đến gia đình Chủ tịch UBND huyện Phong Điền đều đúng quy trình. Trong thời gian qua, trên một trang thông tin điện tử có một số bài viết phản ánh về trường hợp ông Nguyễn Văn Sử, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, Thành...