Xử lý, kiểm điểm nghiêm đối với tổ chức, cá nhân huy động quá sức dân
Đó là khẳng định của ông Đinh Văn Thu – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tại Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2016 và triển khai nhiệm vụ 2017 vào sáng ngày 7.2.
Ông Đinh Văn Thu (đứng) – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu chỉ đạo Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2016 và triển khai nhiệm vụ 2017.
Ông Thu còn cho biết thêm, sẽ kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm tổ chức, cá nhân người đứng đầu nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản sai quy định trong việc xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; sự quản lý, điều hành của chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội từ tỉnh đến cơ sở trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM; đến nay, bộ mặt nông thôn của Quảng Nam đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng tăng lên. 62 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 30,39%; bình quân số tiêu chí đạt chuẩn NTM là 12,5 tiêu chí/xã, không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí; hình thành và duy trì được trên 200 mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả…
Video đang HOT
Hầu hết tại các địa phương ở Quảng Nam đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã giúp cho bà con nhân dân giảm chi phí và tăng thu nhập đáng kể.
Dù thế, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế do một số Sở, ngành chưa chủ động lồng ghép nguồn vốn do mình phụ trách để hỗ trợ cho các xã, nhất là các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020; đến nay, còn 42 xã chưa phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình giai đoạn 2016-2020 theo chỉ đạo của tỉnh. Có 14 xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011-2015, sang năm 2016 không tiếp tục duy trì, giữ vững kết quả, đã để “rớt” tiêu chí, như: huyện Hiệp Đức, Phú Ninh, Thăng Bình, Núi Thành, thị xã Điện Bàn và TP.Tam Kỳ…
Trong những năm qua tỉnh Quảng Nam đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông nông thôn được đầu tư đồng bộ và không còn cảnh lầy lội như trước đây nữa.
“Hội nghị lần này, chúng ta tập trung vào đánh giá kinh nghiệm việc làm NTM 2016, đặc biệt thảo luận tìm ra giải pháp và có chính sách lớn triển khai cho năm nay. Phấn đấu năm 2017 có thêm 9 – 10 xã đạt chuẩn, nâng lên 35 – 36%; giải ngân 100% vốn được giao cho chương trình; đặc biệt phấn đấu có 114 thôn tham gia xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu…”, ông Thu nói.
Để giải quyết nợ tồn đọng xây dựng cơ bản, tỉnh sẽ phân chia nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất cho cấp xã theo quy định để tạo nguồn cho ngân sách cấp xã chủ động xử lý nợ tồn đọng. Tuyệt đối không cho phép doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư, thi công công trình, dự án trong NTM khi chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư, bố trí vốn. Kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm tổ chức, cá nhân người đứng đầu nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản sai quy định trong xây dựng NTM…” – ông Thu nhấn mạnh.
Đến nay, Quảng Nam đã có 100% số xã (204/204 xã) bố trí cán bộ theo dõi chương trình. Hiện có 204/204 xã (đạt 100%) hoàn thành công tác lập, phê duyệt đồ án quy hoạch xã NTM, phê duyệt đề án xây dựng xã NTM và phê duyệt đề án phát triển sản xuất. Tổng nguồn vốn được huy động trong năm 2016 cho xây dựng NTM trên toàn tỉnh là 2.355.492 triệu đồng, nâng tổng nguồn vốn được huy động lũy kế đến năm 2016 cho xây dựng NTM trên toàn tỉnh là 19.274.446 triệu đồng. Nhờ đó, đến cuối năm 2016, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 24 triệu đồng/người/năm (tăng gần 3 triệu đồng so với năm 2015), tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,06%/năm…
Theo Dantri
Bà Lự hiến 120m2 đất ruộng để xã thi công tuyến đường
Trong những năm qua trên địa bàn xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã xuất hiện nhiều tấm gương tự nguyện hiến đất, hiến công xây dựng NTM...
Đường giao thông nội đồng có sự đóng góp của bà Lự
Hưởng ứng phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), trong những năm qua trên địa bàn xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã xuất hiện nhiều tấm gương tự nguyện hiến đất, hiến công xây dựng NTM, trong đó có gương bà Phí Thị Lự ở thôn Vinh Quang.
Sinh năm 1956, hiện nay làm phó tổ trưởng tổ liên gia quản số 4 ở thôn Vinh Quang nên bà Lự đã hiểu được xây dựng NTM cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và phải nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân. Hàng ngày bà Lự chứng kiến cảnh người dân trong thôn đi trên con đường đất đỏ với nhiều ổ voi, ổ gà, trời nắng thì bụi, trời mưa thì lầy lội, nhất là trẻ nhỏ và học sinh ngày 2 buổi cắp sách tới trường thường xuyên phải đi qua con đường này.
Cũng do đi lại khó khăn đã làm hạn chế phần nào sự giao thương và phát triển kinh tế trong thôn. Bà Lự với tư cách là phó tổ trưởng tổ liên gia tự quản thôn đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc góp phần nhỏ bé cùng thôn thi đua xây dựng NTM. Bà Lự đã tuyên truyền, vận động các hộ trong tổ liên gia tự quản tham gia hiến đất, hiến công làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.
Năm 2013, địa phương có chủ trương làm đường nội đồng tuyến liên thôn từ thôn Dương Chỉ đi thôn Vinh Quang. Lúc đó một số bộ phận người dân chưa hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của việc hiến đất, hiến công, đóng góp tiền làm đường nên việc giải phóng mặt bằng con đường rất khó khăn. Thấy vậy bà Lự đã vận động con cháu tự nguyện, gương mẫu đi đầu hiến 120m2 đất ruộng để xã thi công tuyến đường. Nhìn bà Lự hiến đất, nhiều gia đình có đất nằm trong tuyến đường cũng làm theo đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công xong con đường và đi vào sử dụng.
Ngoài tự nguyện hiến đất, gia đình bà Lự còn luôn chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
Theo Thanh Hương (NNVN)
Dân vận khéo để hoàn thiện giao thông nông thôn Năm 2016, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ đăng ký xây dựng 4 mô hình "Dân vận khéo" trên lĩnh vực xây dựng cầu đường giao thông. Đến nay, các mô hình đã hoàn thành, góp phần nâng chất tiêu chí giao thông trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện các công...