Xử lý hình sự với hành vi tham gia đá gà
Chồng tôi tham gia vào một vụ đá gà và bị công an bắt giam. Đây là lần đầu tiên bị bắt nên tôi muốn hỏi về mức án phạt. Liệu chồng tôi có bị truy tố hay không?
Theo quy định của pháp luật, hành vi tham gia đá gà lấy tiền là hành vi đánh bạc, tùy vào mức giá trị tài sản mà người đó sử dụng vào việc đánh bạc để xác định trách nhiệm.
Trách nhiệm hình sự:
Căn cứ điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội đánh bạc:
“Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Nếu bạn đánh bạc được thua bằng tiền với giá trị từ 05 triệu đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. Tùy vào giá trị tài sản dùng vào việc đánh bạc mà xác định điều khoản áp dụng: nếu trong khoảng từ 5 triệu đến 50 triệu thì thuộc khoản 1 điều này với khung hình phạt từ sáu tháng đến ba năm; giá trị tài sản từ 50 triệu trở lên hoặc thuộc các trường hợp khác tại điểm a,c,d khoản 2 điều này thì khung hình phạt là từ ba năm đến bảy năm tù.
Trách nhiệm hành chính
Video đang HOT
Nếu không thuộc trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên thì bạn sẽ bị xử phạt vi pham hành chính theo khoản điều 26 Nghị định 167/2013 như sau: “Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;
c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
a) Làm chủ lô, đề;
b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
….”
Tùy vào vai trò trong khi tham gia đánh bạc mà có thể bị xử lý theo các khoản 1,2,3,4,5 điều 26 và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung theo khoản 6 điều này.
Như vậy, tùy vào giá trị tài sản sử dụng vào việc đánh bạc để xác định trách nhiệm. Nếu giá trị tài sản từ 05 triệu trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 321 Bộ luật hình sự, nếu dưới 05 triệu thì có thể bị xử phạt hành chính theo điều 26 nghị định 167/2013.
Luật sư Nguyễn Thanh Tùng; Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Đường 'Nhuệ' lĩnh 2 năm 6 tháng tù
Nguyễn Xuân Đường, 49 tuổi, bị phạt 2 năm 6 tháng tù vì đánh người gây thương tích tại trụ sở Công an phường, ngày 18/8.
Theo bản án của TAND thành phố Thái Bình, Nguyễn Xuân Đường (Đường "Nhuệ") đã phạm tội Cố ý gây thương tích theo điều 134 Bộ luật Hình sự 2015. Về dân sự, hai bên tự thoả thuận và Đường đã bồi thường cho bị hại 100 triệu đồng ngay tại toà nên bản án không đề cập.
Mức án với Đường trùng với đề nghị của đại diện VKSND thành phố Thái Bình trong phần luận tội.
Đường "Nhuệ" tại phiên toà sáng 18/8. Ảnh: Chụp qua màn hình.
HĐXX nhận thấy đủ cơ sở xác định Đường "Nhuệ" đã gây thương tích cho anh Mai Thế Duy, 32 tuổi, từ 6 năm trước tại trụ sở Công an phường Trần Lãm. "Đường được đào tạo về võ thuật, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ đã đánh người. Hành vi thể hiện sự côn đồ, coi thường pháp luật", bản án nêu và xác định bị cáo có nhân thân xấu nên cần áp dụng các tình tiết tăng nặng để đảm bảo tính răn đe.
Gần một giờ trả lời thẩm vấn, Đường "Nhuệ" thừa nhận mọi cáo buộc, khai "đánh người theo phản xạ trong lúc không kiểm soát được hành vi". Bị cáo hiện rất ân hận.
Đường hai lần nói "dám làm dám chịu" và cho hay đã nhận thức rất rõ về hành vi phạm tội nên không cần luật sư tham gia tranh luận để tránh mất thời gian. Hai luật sư bào chữa cho Đường sau đó nhiều lần giải thích và nhắc thân chủ cân nhắc về vai trò quan trọng của luật sư song Đường giữ nguyên quan điểm.
"Bị cáo đánh người như thế nào?", chủ toạ truy vấn. Đường khai khoảng 8h ngày 18/11/2014, tới trụ sở Công an phường Trần Lãm tìm bà Đinh Thị Lý khi bà đang giải quyết mâu thuẫn với người khác. Đường vừa bước qua cổng thì tranh cãi với bà Lý về việc bà tố cáo anh ta cùng đám đàn em ăn cắp xe máy.
Đường bảo bà Lý: "Còn nói láo tao sẽ tát vỡ mồm". Bà Lý thách thức: "Mày tát đi". Đường liền dùng tay quàng vào cổ bà Lý. Anh Mai Thế Duy, con trai bà Lý, vào can ngăn đã bị Đường đấm vào mặt, cằm khiến mang thương tật 15%.
"Bị cáo chỉ hành động theo phản xạ là xoay người dùng tay trái đấm anh Duy. Khi mọi người can ngăn đã dừng lại ngay", Đường nhỏ giọng nói.
Nhiều cảnh sát bảo vệ quanh phiên toà sáng nay. Ảnh: Phạm Dự.
Là bị hại trong vụ án, anh Mai Thế Duy, 32 tuổi, cho hay không quen biết Đường và mới gặp mặt lần đầu vào hôm xảy ra vụ việc tại trụ sở Công an phường Trần Lãm. Anh Duy không yêu cầu bồi thường cụ thể về dân sự. Cho rằng "ai phạm tội người đó phải chịu" nhưng anh Duy vẫn đề nghị HĐXX xem xét giảm án cho Đường.
Đến toà với tư cách là nhân chứng, bà Lý cũng xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho Đường. Hơn nữa, bà đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan tố tụng thành phố Thái Bình khi để Đường phạm tội nhiều năm mà không làm rõ. Bà Lý nghi ngờ "có dấu hiệu bao che, dung túng cho hành vi phạm tội của Đường" nên mong HĐXX làm rõ.
Vụ án xảy ra đã 6 năm, nay mới xét xử vì giữa tháng 4 mới được Công an thành phố Thái Bình phục hồi điều tra. Năm 2015, vụ án bất ngờ được cơ quan công an đình chỉ điều tra với lý do Đường "Nhuệ" không nhận tội. Phía nạn nhân không đồng ý với quyết định này, gửi đơn kêu cứu tới nhiều nơi.
Đường 'Nhuệ' bị truy tố vì đánh người 6 năm trước 27 Điều tra dấu hiệu bỏ lọt tội phạm liên quan Đường 'Nhuệ'
Vì sao Lê Quốc Tuấn đẩy 2 xe máy xuống kênh trước khi bị tiêu diệt? Trên đường trốn chạy, Lê Quốc Tuấn đã đẩy 2 xe máy xuống kênh trước khi vào ngôi nhà hoang ẩn nấp và bị tiêu diệt. Cáo trạng của VKSND TP HCM truy tố Phạm Thanh Tâm (SN 1990, tự Tý Bà Dòm) bị xử lý hình sự hai tội danh: "Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng" và "Chứa chấp tài...