Xử lý hình sự chưa phải là giải pháp tốt nhất!
Câu chuyện một thanh niên tên Kim Tâm (29 tuổi) bị công an huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh khởi tố, bắt tạm giam 2 tháng do có hành vi trộm cắp một con gà và một con vịt, trị giá chưa đến 200 ngàn đồng, làm dư luận xót xa.
Đã có không ít ý kiến trên cộng đồng mạng so sánh về số tiền mà người này trộm cắp so với số tiền thiệt hại mà các quan tham gây ra như “giọt nước với đại dương”. Mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng suy ngẫm lại, sự so sánh này không phải là vô lý.
Đừng để “nhất bên trọng, nhất bên khinh”
Công cuộc phòng chống tham nhũng do Tổng Bí thư khởi xướng đã phát hiện ra hàng loạt cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao “nhúng chàm”, gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, của nhân dân hàng ngàn, hàng chục ngàn tỉ đồng. Mới đây nhất, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đặng Thanh Bình phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến việc thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng của nhà nước nhưng được tòa cho hưởng án treo vì … khi xét xử, là người cao tuổi. Đem số tiền chưa đến 200.000 đồng mà Kim Tâm trộm cắp, so với thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng của cựu Phó Thống đốc NHNN, để bên cạnh nhau thì quả thật chênh lệch quá lớn. Cùng có hành vi phạm pháp nhưng Kim Tâm lại bị tạm giam, còn ông Bình thì được hưởng án treo, ít nhiều cho thấy có sự dị biệt trong việc áp dụng đường lối xử lý tội phạm.
Từ vụ việc của Kim Tâm và ông Đặng Thanh Bình, có hai vấn đề mà chúng ta cần suy nghĩ.
Thứ nhất là về việc áp dụng pháp luật. Đường lối xử lý đối với tội phạm phải có sự đồng nhất để dư luận không phải nghi ngờ về việc “nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Dù quan chức hay thường dân, nếu vi phạm đều phải bị xử lý với các hình thức tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả gây ra cho xã hội.
Thứ hai, song song với việc xử lý bằng pháp luật thì cũng cần phải tạo cơ hội cho người phạm tội có điều kiện để hoàn lương; cải hóa họ thành người tốt cho xã hội. Muốn họ trở thành người tốt, không phải nói là được, mà cần phải tạo điều kiện cho họ có công ăn việc làm, biết làm kinh tế để khỏi phải rơi vào cảnh “bần cùng sinh tạo tặc”. Cao hơn nữa, là người đứng đầu của chính quyền địa phương, có cái uy, cái dũng của một cán bộ nhà nước, dám đứng ra làm chỗ dựa để thu phục những người có “tì vết”, giúp họ xóa mặc cảm, vượt qua rào cản xã hội. Nếu địa phương nào cũng làm được điều đó, tôi tin rằng sẽ không còn những trường hợp như vụ việc của Kim Tâm .
Video đang HOT
Kim Tâm. Ảnh: Công an Trà Cú
Cần những giải pháp căn cơ
Vụ việc của Kim Tâm, chiếu theo quy định pháp luật, là hoàn toàn sai trái và phải bị xử lý. Mặc dù giá trị tài sản bị trộm cắp chưa đến 200.000 đồng nhưng vì người này đã từng bị kết án về hành vi trộm cắp tài sản, chấp hành hình phạt tù vừa xong, chưa được xóa án tích nên việc Công an huyện Trà Cú (Trà Vinh) khởi tố là không sai. Xét về lý, có lẽ không có gì để bàn cãi nhưng về tình, có điều gì đó thấy quá xót xa. Đành rằng không thể lấy cái nghèo, cái khó ra để biện minh cho hành vi vi phạm pháp luật nhưng khởi tố, bắt giam cũng chưa hẳn là giải pháp tốt nhất trong trường hợp này. Gốc rễ của vấn đề vẫn là chính sách an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người nghèo để họ có thể tự kiếm sống, làm việc lương thiện, có thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình, không phạm pháp.
Những năm qua, với những chính sách của chính phủ, nhiều hộ dân đã thoát nghèo và cận nghèo nhưng câu chuyện tái nghèo trở lại vẫn làm những người có trách nhiệm đau đáu. Giữa câu chuyện cho người nghèo “con cá” hay “cần câu” để họ tự mưu sinh, thoát nghèo vẫn còn sự khác biệt trong nhận thức và hành động. Một đất nước muốn phát triển, trước hết người nghèo không chỉ trong chờ vào lòng hảo tâm, từ thiện của người khác. Điều quan trọng là chính quyền địa phương cần đưa ra những giải pháp căn cơ, hiệu quả để họ tự giải quyết cuộc sống của mình. Họ thoát nghèo chính bằng nội lực bản thân và các thành viên trong gia đình, chính là nền tảng cơ bản để không còn tội phạm như kiểu Kim Tâm.
Câu chuyện của người thanh niên Kim Tâm cũng đặt ra cho những người làm công tác xóa đói giảm nghèo trong cả nước nhiều trăn trở. Đối với người bình thường, giúp thoát nghèo đã khó, với những người từng có “tì vết” còn khó hơn. Không chỉ đơn thuần giúp họ thoát nghèo mà còn giúp xóa đi mặc cảm từng “tù tội”, tái hòa nhập cộng đồng mới là điều quan trọng. Một số địa phương xây dựng “Quỹ hoàn lương”, hỗ trợ cho người chấp hành xong hình phạt tù có điều kiện tự tạo công ăn việc làm, tái hòa nhập cộng đồng. Những phong trào này, ít nhiều có hiệu quả nhất định, người đi tù về có điều kiện để hòa nhập cộng đồng, không tái phạm. Nếu những người chấp hành xong hình phạt tù, trở về với xã hội được hỗ trợ có hiệu quả về công ăn việc làm, có lẽ không ai muốn trở lại con đường phạm pháp.
Địa phương nên bảo lãnh Kim Tâm về
Với việc trộm một con gà, một con vịt mà bị khởi tố, bắt tạm giam, thiết nghĩ, chưa phải là giải pháp tốt nhất cho trường hợp này. Nên chăng chính quyền địa phương đứng ra bảo lãnh cho Kim Tâm về, tạo công ăn việc làm để anh ta có điều kiện hoàn lương, có lẽ tốt hơn là tiếp tục đưa Kim Tâm trở lại nhà giam. Khởi tố, xét xử và bắt tạm giam Kim Tâm không phải là sai nhưng chưa hẳn là tốt hơn nếu để anh ở ngoài và giao cho chính quyền địa phương giáo dục, giám sát. Nhìn từ góc độ nhân văn và tính nhân đạo của pháp luật, không phải bắt giam lúc nào cũng là giải pháp tốt.
Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP HCM)
Chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự nữ bác sĩ Hoa Sen
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh xác định vợ cũ ông Chiêm Quốc Thái đóng vai trò chủ mưu, thuê giang hồ chém chồng với giá 1 tỷ đồng. Còn với vị nữ bác sĩ Trần Hoa Sen có liên quan trong vụ án thì chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự.
Ngày 8-11, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra vụ bác sĩ Chiêm Quốc Thái (SN 1971; ngụ quận 1, TP Hồ Chí Minh) bị một số đối tượng dùng hung khí chém trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) vào ngày 28-3-2018.
Bà Vũ Thụy Hồng Ngọc được xác định kẻ chủ mưu của vụ án.
Đáng nói là bản kết luận điều tra xác định, bác sĩ Trần Hoa Sen (làm việc tại một phòng khám ở quận 5, TP Hồ Chí Minh) có hành vi nhận và giao 500 triệu từ bà Vũ Thụy Hồng Ngọc (SN 1978; vợ cũ ông Thái), cho Phan Nguyễn Duy Thanh (SN 1981; Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ và vệ sĩ Song Thanh, trụ sở ở quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) thực hiện "hợp đồng" hành hung ông Thái. Tuy nhiên, quá trình điều tra bà Sen không thừa nhận biết việc Ngọc thuê Thanh đánh ông Thái, không biết số tiền Ngọc chuyển cho Thanh là bao nhiêu và mục đích gì nên chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự với bà Sen.
Trong vụ án này, cơ quan Cảnh sát điều tra kết luận bà Vũ Thụy Hồng Ngọc là chủ mưu. Theo đó, ngoài bà Ngọc còn có 5 bị can bị đề nghị truy tố tội "Cố ý gây thương tích" gồm Phan Nguyễn Duy Thanh; Nguyễn Thanh Phong (SN 1978; quê Trà Vinh), Phạm Văn Ngôn (SN 1985; ngụ quận Tân Phú), Nguyễn Trần Thanh Tuấn (SN 1990; ngụ quận Tân Phú), Chống Thín Sáng (SN 1987; quê Đồng Nai).
Theo kết luận điều tra, bà Ngọc quen vợ chồng bác sĩ Trần Hoa Sen thông qua ông Thái. Từ năm 2008, ông Thái và bà Ngọc sống chung như vợ chồng. Đến năm 2011, hai người đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, đến tháng 6-2014, vợ chồng ông Thái xảy ra mâu thuẫn. Đến năm 2015, bà Ngọc làm đơn ly hôn và khởi kiện, yêu cầu TAND TP Hồ Chí Minh chia tài sản.
Ông Chiêm Quốc Thái.
Một ngày đầu tháng 3-2018, bác sĩ Sen gọi điện kêu bà Ngọc đến nhà riêng ở chung cư Nguyễn Kim (quận 10) chơi. Đồng thời, bà Sen cũng gọi điện cho Thanh đến nhà bà Sen để trao đổi việc mua bán đất. Tại đây, bà Sen giới thiệu cho Ngọc và Thanh làm quen với nhau. Ngọc nhờ Thanh gây thương tích nhẹ cho ông Thái với giá... 1 tỷ đồng.
Một tuần sau, bà Ngọc đem 500 triệu đồng đến phòng khám giao cho bà Sen. Sau đó, bà Sen gọi điện cho Thanh đến nhà bà nhận số tiền này.
Nhận được tiền, Thanh đã ra lệnh cho Chống Thín Sáng và đàn em lên kế hoạch để chém ông Thái. Sau khi chuẩn bị kỹ càng kế hoạch, vào tối 28-3, năm đối tượng Phong, Tuấn, Ngôn, Tiến và Tú "chùa" đã dùng mã tấu truy đuổi, chém vào tay, vai ông Thái trên đường Nguyễn Huệ, quận 1. May mắn, ông Thái đã kịp nhảy vào ô tô thoát thân (ông Thái bị thương tích 5%).
Vào cuộc điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hồ Chí Minh đã nhanh chóng truy xét, bắt giữ được nhóm giang hồ và kẻ chủ mưu. Quá trình điều tra, Thanh và các đồng phạm đã nộp lại 400 triệu đồng tiền thu lợi bất chính.
Phú Lữ
Theo cand.com.vn
Bắt bò trừ nợ, hai người bị khởi tố Thuê nhóm thanh niên cùng đi bắt bò trừ nợ, ông Trịnh Văn Viễn bị khởi tố và cho tại ngoại trong khi một người được thuê bị bắt tạm giam để điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản. Công an dẫn giải Thạch Điền Long để điều tra - Ảnh: HỒ GIANG Ngày 18-10, Công an huyện Trà Cú, tỉnh Trà...