Xử lý đốt rơm rạ ngoại thành Hà Nội: Chưa có biện pháp bền vững
Những năm gần đây, TP Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế, tiến tới đẩy lùi tình trạng đốt rơm rạ vào cuối năm 2020.
Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường tại các địa phương tuy có giảm nhưng chưa bền vững.
Cần nhân rộng mô hình xử lý rơm, rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học nhằm góp phần giảm thiểu đốt rơm, rạ ngoại thành Hà Nội.
Vẫn diễn ra nhỏ lẻ
Báo cáo với Tổ công tác liên ngành TP, hầu hết các huyện, thị xã cho biết, địa phương đã tích cực triển khai nhiều biện pháp cụ thể nên tình trạng tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng đã giảm so với những năm trước nhưng vẫn còn diễn ra nhỏ lẻ trong vụ thu hoạch lúa Xuân 2020. Qua rà soát, thống kê về lượng rơm rạ sau thu hoạch bị người dân đốt ngay trên ruộng, huyện Đan Phượng, thị xã Sơn Tây có khoảng 10%, huyện Phúc Thọ khoảng 20%, huyện Ba Vì 5%…
Từ ngày 11 – 17/6, tổ công tác liên ngành TP Hà Nội bao gồm: Sở TN&MT, Sở NN&PTNT và Công an TP đã tiến hành kiểm tra thực tế tình hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch tại khoảng 20 quận, huyện, thị xã còn sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Sở TN&MT đề nghị các địa phương vào cuộc quyết liệt hơn trong công tác hỗ trợ người dân xử lý rơm rạ sau thu hoạch như: Kết nối với DN trong thu mua rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm phân bón…
Tại huyện Thanh Oai, 5 năm trở lại đây, hiện tượng đốt rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng có chiều hướng giảm đáng kể do người dân đã được tuyên truyền và chủ động tận dụng rơm rạ, để sử dụng vào các mục đích khác nhau. Sau vụ thu hoạch lúa Xuân 2020, lượng rơm rạ phát sinh khoảng 35.700 tấn đã được xử lý bằng các phương pháp như làm nguồn thức ăn cho gia súc chiếm 3%; ủ làm phân lót chuồng, phủ gốc cây trồng (10%); xử lý bằng chế phẩm sinh học, trồng nấm (3%); đốt (1%)…
Đối với huyện Ứng Hòa, còn khoảng 11% lượng rơm rạ sau thu hoạch dùng phương pháp đốt. Theo Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Ứng Hòa Đỗ Mạnh Hải, trước vụ thu hoạch, UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền trên hệ thống phát thanh về tác hại của việc đốt rơm rạ, vận động người dân cam kết không đốt rơm rạ, xử lý rơm rạ bằng các biện pháp thân thiện với môi trường. Tại huyện Mỹ Đức, nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền nên vụ Xuân vừa qua hiện tượng đốt rơm rạ trên địa bàn gần như không còn xảy ra.
Còn nhiều khó khăn
Video đang HOT
Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, Tổ công tác liên ngành cho rằng, tình trạng đốt rơm rạ tại các địa phương tuy có giảm nhưng chưa bền vững. Nguyên nhân do ý thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, không sẵn sàng chi trả phí mua chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ. Nhiều hộ nông dân tại huyện Thanh Oai chia sẻ, chi phí từ gieo cấy đến thu hoạch lớn nên họ không muốn bỏ thêm tiền mua chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ.
Cùng với đó, việc thiếu chế tài xử lý đối với người đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường cũng là một trong những vướng mắc. Tại nhiều địa phương, không có DN thu mua rơm rạ của người dân để làm nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng hóa. Trong khi đó, nguồn ngân sách huyện hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường; chính quyền một số địa phương chưa chủ động vào cuộc…
UBND các huyện, thị xã kiến nghị UBND TP, Sở TN&MT ban hành quy định về việc cấm đốt rơm rạ và có chế tài cụ thể giao công an cấp xã xử lý các cá nhân, hộ gia đình vi phạm. Đồng thời, có cơ chế hỗ trợ 100% kinh phí mua chế phẩm xử lý rơm rạ, máy gặt đập liên hoàn; giới thiệu đơn vị thu mua để thu mua rơm cho địa phương…
Đốt rơm rạ - Hiểm họa rình rập với sức khỏe người dân
Những ngày gần đây, không khí ở Hà Nội và nhiều tỉnh liên tục trong tình trạng ô nhiễm nặng, nguyên nhân do chủ yếu do đốt rơm rạ.
Đốt rơm rạ - Hiểm họa rình rập với sức khỏe người dân
Trong những ngày gần đây, không khí ở Hà Nội và nhiều tỉnh, thành vùng đồng bằng Bắc bộ liên tục trong tình trạng ô nhiễm nặng ở mức gây hại cho sức khỏe. Đáng chú ý, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội xuất hiện ngay cả những ngày cuối tuần, khi mà lượng phương tiện lưu thông giảm hẳn so với ngày thường. Một trong những nguyên nhân là do người dân đốt rơm rạ vào mùa thu hoạch.
Những ngày gần đây, nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội liên tục bị bao phủ bởi khói bụi tỏa ra từ việc đốt đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa. Ảnh: B.M/VOV.VN
Vừa cầm chổi thu gọn nốt đống rơm cho gọn vào lề đường, chị Lê Thị Nhung ở huyện Đông Anh Hà Nội vừa thanh minh, không phải mình chị mà các hộ gia đình trong thôn đều xem việc đốt rơm sau khi thu hoạch xong là một thói quen suốt nhiều năm qua.
"Cũng có khi người ta không muốn nhưng người ta không kêu. Quanh đây toàn dân làm ruộng nên người ta cũng hiểu cho nhau. Như ở đồng nhà tôi cũng không thấy ai kêu ca gì cả, nói chung là cũng không ảnh hưởng gì lắm nên việc của ai người ấy làm thôi", chị Nhung chia sẻ.
Tại nhiều vùng quê ngoại thành Hà Nội, mỗi khi đến mùa thu hoạch, máy tuốt lúa sẽ được để ngay bên vệ đường, khi xong, thóc được đóng vào các bao tải còn rơm được chất đống phơi ngoài đường. Đợi đến tối khô mọi người sẽ ra đốt. Nhà nào cũng giống nhau, khi đốt thì không ai kêu ai được nên hòa cả làng.
Mặc dù người dân ngoại thành đã chung sống quen với khói mù của việc đốt rơm rạ nhưng với những người dân nội thành - những người chịu ảnh hưởng của việc này lại rất nghiêm trọng khi những đám khói này cộng với không khí oi bức hơn 10 ngày qua đã gây cảm giác ngột ngạt, khó thở cho những cư dân nội thành.
Theo các chuyên gia y tế, ngoài làm nhiệt độ không khí tăng cao, gây ô nhiễm môi trường, khói đốt rơm rạ còn gây nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp. Ảnh: B.M/VOV.VN
Đây là ý kiến một số người dân khu vực nội thành về vấn đề này:
"Theo tôi nên cấm vì ảnh hưởng rất nhiều đến không khí. Buổi sáng chở con đi học thì khói bụi, ảnh hưởng nhiều đến các cháu".
"Tôi không đồng tình với việc này. Người dân cứ đốt rơm rạ, cả làng thi nhau đốt gây ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường mà nắng nóng thế này, rơm rạ đốt lên khói bụi mù mịt không thở được".
"Mình không đồng tình việc đốt rơm rạ ngay tại đồng như vậy, ảnh hưởng ngay tới chính người đốt tiếp theo là người xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường".
Đánh giá về tác hại của việc đốt rơm rạ đến sức khỏe con người, PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam cho biết, khói do đốt rơm rạ là nguồn gây ô nhiễm, rất có hại cho sức khoẻ của con người.
"Việc đốt chủ yếu vào buổi chiều, về đêm không khí không tốt khi hít phải sẽ mắc bệnh phổi. Ngoài ra với nền nhiệt độ cao cộng thêm phần đốt rơm rạ sẽ làm cho sức khỏe của dân trực tiếp bị ảnh hưởng trầm trọng thêm", PGS.TS Trương Mạnh Tiến cho hay.
Tình trạng người dân phơi rơm, thóc hoặc đốt rơm tràn lan không chỉ xảy ra ở Hà Nội mà hiện nay, tại nhiều tỉnh thành khu vực đồng bằng Bắc Bộ như Thái Bình, Bắc Ninh, Nam Định... đang vào mùa thu hoạch, người dân phơi, đốt rơm rạ nhiều. Điều này không chỉ gây nhiều cản trở giao thông, hạn chế tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông trên các tuyến đường mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người dân. Chính vì vậy, các địa phương cần phải có các giải pháp sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng này.
Đốt rơm rạ sẽ được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường
Trước hiện tượng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vào buổi tối do đốt rơm rạ, Tổng cục Môi trường khuyến cáo người dân nên hạn chế các hoạt động ngoài trời vào buổi tối. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế còn về lâu về dài cần phải có giải pháp tổng thể, kể các các quy định và pháp luật cũng như các giải pháp công nghệ để giải quyết tình trạng này. Đây cũng là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.
Theo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian gần đây, chất lượng không khí tại một số tỉnh miền Bắc có xu hướng suy giảm vào ban đêm, một trong những nguyên nhân chính là hiện tượng đốt rơm rạ đang diễn ra phổ biến. Tại khu vực nông thôn, sau một ngày phơi nắng, rơm rạ thường được đốt vào buổi tối, vì vậy các chất ô nhiễm, đặc biệt là bụi mịn PM2.5 bắt đầu tăng từ khoảng 18h và đạt giá trị cực đại vào 20 - 22 giờ hàng ngày. Trên thực tế, lâu nay, người nông dân cứ hiểu nhầm là đốt rơm rạ sẽ giải phóng được mặt bằng cho vụ tiếp theo cũng như tận dụng tro làm phân bón ruộng, nhưng đó lại là nhận thức cực kỳ sai lầm bởi đốt rơm cũng lãng phí vô cùng.
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường cho rằng, nguồn rơm rạ này có thể tận dụng để làm nguyên liệu cho các ngành khác như trồng nấm, làm biogas, làm thức ăn cho ao nuôi thủy sản.
"Quan trọng nhất phải nhìn từ góc độ kinh tế. Như hiện nay người ta gọi là kinh tế tuần hoàn. Để bán cho những người có nhu cầu sử dụng rơm cộng với đó nữa là giáo dục ý thức của người dân bản thân việc đốt đó ảnh hưởng cộng đồng, xã hội. Nếu những vùng đó vẫn cứ tiếp tục đốn thì lại có chế tài thì người ta sẽ thay đổi cách tư duy", PGS.TS Nguyễn Thế Chinh cho hay.
Theo PGS.TS Hoàng Thu Hương, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, việc đốt rơm rạ cho thấy, bà con nông dân đang thiếu các giải pháp để giải quyết. Chính vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có những cơ chế, chính sách khuyến khích các nghiên cứu về xử lý rơm rạ cũng như chính sách hỗ trợ người dân giải quyết vấn đề này.
"Để bà con không chỉ có một mình trong việc giải quyết vấn đề sử dụng phần rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp khác thì tôi hy vọng về phía nhà nước sẽ có những chính sách hỗ trợ nội dung này. Để có thể giảm từ phụ phẩm nông nghiệp cũng như là có những biện pháp để giải quyết vấn đề rác thải nông thôn, hạn chế điểm đốt như hiện nay gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường như thế này", PGS.TS Hoàng Thu Hương đề xuất.
Ông Lê Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý Chất lượng, Tổng cục Môi trường cho biết, trước đây, các nội dung có liên quan đến bảo vệ môi trường nông thôn nói chung, tận thu phụ phẩm nông nghiệp nói riêng được quy định rời rạc, phân tán tại nhiều điều khoản dẫn đến tình trạng khó khăn trong quá trình thực thi tại chính quyền địa phương các cấp. Chính vì vậy, trong Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi lần này có hẳn 1 Điều quy định rơm rạ phải được sử dụng để sản xuất phụ phẩm nông nghiệp.
"Tại Điều 63 của Dự thảo luật quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì chúng ta có quy định phải thực hiện tái chế sản xuất các phụ phẩm nông nghiệp thành các sản phẩm có ích để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Thứ hai là cũng đã có quy định về cấm đốt các loại phụ phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Tức là trong Điều 63 cũng có yêu cầu quản lý đối với hoạt động đốt ngoài trời", ông Nam thông tin.
Tổng cục Môi trường khuyến cáo, hoạt động đốt rơm rạ còn có thể tiếp tục xảy ra trong những ngày tới, vì vậy mọi người cần giảm các hoạt động ngoài trời vào buổi tối, hạn chế tối đa việc ra ngoài nhằm giảm tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe. Trường hợp phải ra ngoài cần đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2.5./.
Vẫn phát hiện xe khách/taxi vi phạm lệnh cấm, vào nội đô tại chốt trực cửa ngõ Đã bước sang ngày thứ 5 thực hiện Chỉ thị cách ly trong đó phương tiện kinh doanh vận tải như xe khách, taxi buộc phải dừng hoạt động để phòng lây nhiễm... tuy nhiên trong ngày 5/4, chốt trực liên ngành tại cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vẫn phát hiện một số xe khách, taxi vi phạm lệnh cấm. Sau...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCM

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong

NÓNG: Người dân TP HCM xôn xao bởi rung lắc

Lạ lùng nhóm người chặn con hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?

Xe công nông va chạm với tàu hỏa, một người tử vong

Người nổi tiếng phải xác minh, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ quảng cáo
Có thể bạn quan tâm

Tưởng nhớ Moonbin mất 2 năm: Em gái ruột và thành viên ASTRO làm điều đặc biệt
Sao châu á
6 phút trước
"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kết đẫm nước mắt, là phim gia đình đáng xem
Phim châu á
42 phút trước
Tới cả Suzy cũng bị Kim Soo Hyun lừa đau đớn, tan nát hình tượng chỉ vì 1 giây quái dị nhất cuộc đời
Hậu trường phim
53 phút trước
Nhóm nữ "lì đòn" nhất Kpop: Bị cả Hàn Quốc ghét bỏ vì hát live thảm hoạ, tìm được cơ may hồi phục danh tiếng
Nhạc quốc tế
56 phút trước
Cú lừa của HIEUTHUHAI
Nhạc việt
1 giờ trước
Pháo tung tin nhắn tình cảm thuở mặn nồng, uất ức lên tiếng: "Thật sự quá tồi rồi!"
Sao việt
1 giờ trước
Nam thanh niên bị chém trên phố đã qua cơn nguy kịch
Pháp luật
1 giờ trước
4 món đồ tưởng tầm thường nhưng dùng rồi thì mê đắm, tôi sẵn lòng mua đi mua lại 1000 lần
Sáng tạo
2 giờ trước
Hàn Quốc: Cháy rừng bùng phát trở lại trong đêm
Thế giới
2 giờ trước