Xử lý CSGT có mặt ở hiện trường vụ cô gái bị người yêu đâm tử vong thế nào?
Liên quan đến sự việc mâu thuẫn tình cảm, một người đàn ông đã dùng kéo đâm chết một thiếu nữ trên địa bàn TP.Ninh Bình (Ninh Bình), chiến sĩ Cảnh sát giao thông (CSGT) có mặt tại hiện trường lúc đó đã tạm nghỉ việc để phục vụ điều tra.
Ngày 3.4, các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn TP.Ninh Bình.
Theo đó, nạn nhân của vụ án mạng đau lòng là chị Trần Thị Thu H (SN 1994, trú tại xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình). Trước khi vụ án mạng xảy ra, nạn nhân đang là nhân viên một ngân hàng tại thị xã Tam Điệp.
Nghi phạm của vụ án này là Phạm Văn Nghị (SN 1988, cùng trú tại xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn) làm nghề lái xe. Vụ án xảy ra tại đường Tôn Đức Thắng, phường Đông Thành, TP.Ninh Bình.
Theo Đại tá Phạm Văn Hội, Trưởng phòng tham mưu, người phát ngôn Công an tỉnh Ninh Bình, nguyên nhân ban đầu liên quan đến vụ án mạng được xác định là do mâu thuẫn tình cảm yêu đương. Sức khoẻ của đối tượng Nghị hiện đã cơ bản ổn định.
Nghị đã đâm chết nạn nhân H vì mâu thuẫn tình cảm…
sau đó tự tử nhưng không thành.
Ở một diễn biến khác, theo những hình ảnh clip ghi lại được, vào thời điểm sự việc đang xảy ra, có một chiến sĩ CSGT có mặt tại hiện trường.
Theo tìm hiểu, được biết, khi nghi phạm Nghị đâm đổ xe máy của người đàn ông qua đường, nhiều người thấy vậy nghĩ là vụ tai nạn giao thông nên đã báo tin cho CSGT đang làm nhiệm vụ tại chốt chân cầu Non Nước. 1 chiến sĩ CSGT đã tới hiện trường theo tin báo.
Tại đây, Nghị đã khống chế nạn nhân nằm ở giữa đường. Chiến sĩ CSGT thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Bình đã can ngăn Nghị thực hiện hành vi vi phạm nhưng đối tượng vẫn tiếp tục khống chế chị H.
Video đang HOT
Chiến sĩ CSGT thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Bình hiện đang tạm nghỉ việc để phục vụ công tác làm rõ vụ việc.
Lúc này, cán bộ CSGT đã gọi điện thoại nhờ ứng cứu trước sự việc đối tượng Nghị quá hung hăng, trên tay có vật nhọn nguy hiểm. Thời điểm này cũng có nhiều người chứng kiến nhưng không ai dám xông vào cứu nạn nhân bởi sự liều lĩnh của đối tượng.
H bị Nghị dùng kéo đâm liên tiếp và tử vong sau đó, Nghị cũng tự tử nhưng không chết. Trước diễn biến này, dư luận có nhiều luồng ý kiến, cho rằng việc có cán bộ chức năng ở đó mà sự việc vẫn xảy ra theo cách đau lòng như vậy cần phải làm rõ những người liên quan.
Thông tin mà PV có được, nam chiến sĩ CSGT trên hiện đã tạm nghỉ việc để phục vụ công tác điều tra. Bản thân đồng chí CSGT này cũng đã có giải trình gửi tới lãnh đạo có liên quan.
Dân Việt tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Theo Danviet
Dân nhìn nam thanh niên đâm bạn gái: Can thiệp ra sao?
Đại tá PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn phân tích rất rõ về nghĩa vụ phải phát hiện và đấu tranh ngăn chặn của người dân, khi gặp trường hợp nguy hiểm.
Hé lộ nguyên nhân
Liên quan đến vụ việc nam thanh niên đâm bạn gái tử vong giữa đường, sáng 2/4, chia sẻ với PV, chị T. (trú tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) - một người bạn của đối tượng Phạm Văn Nghị (SN 1988, trú tại huyện Kim Sơn) cho biết, cả gia đình Nghị và nạn nhân Trần Thị Thu H. (SN 1994, trú cùng địa phương) đều rất sốc khi nhận được thông tin.
Bởi theo chị T., tại địa phương ai cũng biết Nghị và H. đã yêu nhau khá lâu. Hơn nữa, Nghị lại là người hiền lành, tu chí làm ăn.
Nói về nguyên nhân sự việc, chị T. cho hay, mọi việc có thể bắt nguồn do gia đình chị H. ngăn cản tình cảm của hai người.
"H. cũng từng nói với Nghị rằng cho H. thêm thời gian để thuyết phục mẹ. Nhưng trước hôm xảy ra sự việc, Nghị lại thấy một chàng trai khác đưa gia đình đến nhà H. nói chuyện, đặt vấn đề. Nên có thể vì thế hai người mâu thuẫn", chị T. nói.
Hiện trường vụ việc
Người bạn cũng cho biết, nhà Nghị điều kiện kinh tế không mấy khá giả. Gia đình mới tích cóp mua được cho Nghị chiếc xe ô tô để chạy taxi.
Cần xử lý sao khi gặp tình huống nguy hiểm?
Xảy ra sự việc, chị T. cho biết nhiều người dân tại địa phương khá bức xúc khi xem được đoạn video một người dân quay lại, cho thấy có rất nhiều người ở hiện trường không có biểu hiện can ngăn, mà chỉ đứng quay video, chụp ảnh.
Trao đổi về khía cạnh này với PV, Đại tá PGS, TS. Đỗ Cảnh Thìn - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm (Viện Khoa học Cảnh sát, Học viện Cảnh sát nhân dân) nhìn nhận rằng:
"Sự việc ở Ninh Bình không phải là mới, cũng không có gì cần phải đao to búa lớn".
Người dân đứng chứng kiến sự việc. Ảnh cắt từ video
"Nhưng vẫn luôn có một dòng cháy không tắt "thương người như thể thương thân", hay giữa đường thấy việc bất bình không tha. Tuy nhiên, kiểu sống thu mình, an toàn cho mình và không muốn phiền muộn là tâm lý phổ biến của rất nhiều người hiện nay", vị chuyên gia nhận xét.
Theo ông, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc người ta vô cảm, từ nhận thức cho đến tâm lý xã hội, hoặc người ta chỉ thích tò mò hơn là muốn liên quan đến mình, sợ liên lụy. Đấy là tâm lý bình thường.
Hơn nữa, theo PGS Đỗ Cảnh Thìn, việc can thiệp cũng cần phải có cơ chế để can thiệp. Phải có điều kiện môi trường cụ thể, không thể nói can thiệp là can thiệp luôn được.
Vị chuyên gia cho rằng, trong trường hợp người dân thấy những hiện tượng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe, danh dự của tổ chức, cá nhân thì một trong những ý thức, nghĩa vụ công dân đó là phải phát hiện và đấu tranh ngăn chặn.
Đấu tranh ngăn chặn ở đây không phải là xông vào mà tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
PGS Đỗ Cảnh Thìn chía sẻ kỹ năng, kinh nghiệm khi người dân gặp các trường hợp nguy hiểm, khẩn cấp:
Đầu tiên, người dân cần phải phát hiện và có ý thức tố giác với cơ quan chức năng.
Thứ hai, các cá nhân kêu gọi và cùng với cơ quan chức năng, mọi người xung quanh ngăn chặn, can thiệp, giảm bớt tính kích động, ý thức phạm tội đến cùng của đối tượng, loại bỏ bớt các điều kiện mà tội phạm có thể gây án hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hơn.
Thứ 3, người dân phải biết bảo vệ bản thân mình. Đồng thời, không kích động, không tụ tập, tò mò, cổ vũ hay có hành vi nào khiến đối tượng hung hăng hơn, quyết tâm thực hiện hành động phạm tội.
"Nhiều người nói tại sao không xông vào, nhưng xông vào có thể bị đối tượng đánh, đâm chết. Không đơn giản như vậy!", ông Thìn thẳng thắn.
Trước đó, vào khoảng hơn 10 ngày 1/4, trên đường Đinh Tiên Hoàng, người dân phường Đông Thành (thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) Phạm Văn Nghị và Trần Thị Thu H. xô xát trên đường.
Nghị vật H. ngã ra đường, dùng hung khí đâm nạn nhân nhiều nhát khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Sau đó, Nghị cũng tự tử nhưng bất thành. Chứng kiến sự việc lúc này có khá nhiều người dân và người đi đường tại khu vực trên.
Cùng ngày, một vụ việc tương tự khác cũng xảy ra. Vào khoảng 18h30 ngày 1/4, tại Khu công nghiệp Vsip Hải Phòng.
Do mâu thuẫn tình cảm, chị Đặng Thu H. (SN 1996, ở thôn 5, xã Thủy Triều, Thủy Nguyên) bị C.V.H. (SN 1991, trú cùng địa phương) dùng dao bầu đâm vào người. Chị H. thiệt mạng tại chỗ.
Nam thanh niên được cho là uống thuốc sâu tự tử ngay sau đó. Người dân đã phát hiện và đưa anh H. đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Lê Hải
Theo baodatviet
Vụ nam thanh niên đâm chết bạn gái: CSGT có làm hết trách nhiệm khi đứng ngay ở hiện trường? Trưa 1/4, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài khoảng 3 phút ghi lại cảnh nhiều người chứng kiến nam thanh niên đâm chết một cô gái ở Ninh Bình. Điều đáng nói, lúc này có một người mặc cảnh phục CGST chứng kiến. Liên quan đến vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra ngày 1/4 tại đường Tôn Đức Thắng...