Xử lý chất thải y tế giữa dịch COVID-19 thế nào để tránh lây nhiễm bệnh?
Trước những diễn biến dịch COVID-19, các chất thải y tế phải được xử lý thế nào để đảm bảo an toàn? Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thượng Hiền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) để làm rõ một số vấn đề liên quan.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ giữa dịch COVID-19.
Thưa ông, hiện nay trước tình hình diễn biến dịch COVID-19, các chất thải y tế như khẩu trang, quần áo bảo hộ… cũng tăng lên, Bộ TNMT có những hướng dẫn, quy trình xử lý cụ thể đối với các chất thải này?
- Các hướng dẫn thu gom chất thải y tế như khẩu trang, quần áo bảo hộ… được cụ thể như: Chất thải phát sinh từ khu vực theo dõi, cách ly, chăm sóc, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 được phân loại ngay tại nguồn và cho vào thùng lây nhiễm có nắp đậy theo quy định; trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, thu gom vào thùng đựng chất thải lây nhiễm theo quy định và đưa về khu lưu giữ chất thải tập trung trong khuôn viên y tế ít nhất 2 lần/ngày.
Sau đó, chất thải được xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến cơ sở xử lý y tế khác trong cụm cơ sở y tế hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý chất thải y tế theo quy định, đảm bảo quá trình vận chuyển không bị rơi vãi, rò rỉ đến nơi xử lý và việc xử lý phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; trong đó chất thải y tế lây nhiễm phải được vận chuyển và xử lý ngay trong ngày.
Đối với nước thải dạng lỏng phải được xử lý triệt để bằng hóa chất khử khuẩn sau đó thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, đặc biệt lưu ý việc khử khuẩn nước thải y tế sau xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.
Y bác sĩ trang bị đồ bảo hộ và phun khử khuẩn đầy đủ trong suốt quá trình tiếp xúc và lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. Ảnh: Sơn Tùng
Đối với chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế, khu cách ly…, cần tuân thủ nguyên tắc gì trong xử lý, thu gom thưa ông?
- Các chất thải y tế lây nhiễm phát sinh từ các cơ sở y tế, khu vực cách ly (như khẩu trang, quần áo bảo hộ, găng tay y tế,… thải bỏ sau khi đã sử dụng) phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy trình, quy định nghiêm ngặt (chứa đựng trong bao bì chuyên dụng, được thu gom riêng biệt với các loại chất thải khác, vận chuyển bằng phương tiên chuyên dùng và xử lý theo quy trình đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường).
Bộ TNMT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở y tế, khu vực cách ly tập trung bố trí các điểm thu gom, lưu giữ khẩu trang y tế theo đúng quy định; hướng dẫn người dân đến các cơ sở y tế thăm, khám trước khi ra về phải thải bỏ vào các thiết bị lưu chứa chất thải y tế, xử lý theo đúng quy định, đảm bảo chất thải phải được xử lý an toàn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, góp phần trong phòng ngừa, chống sự lây lan của dịch COVID-19.
Đối với nhân viên thu gom chất thải này cần có những yêu cầu, quy định gì để tránh việc lây nhiễm bệnh cho nhân viên này, thưa ông?
- Các nhân viên phải trang bị và sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân (quần áo, mũ, ủng, găng tay, khẩu trang,…) để bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động.
Theo đó, riêng đối với nhân viên thu gom, xử lý chất thải y tế lây nhiễm, Công văn số 1878/BTNMT-TCMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương đảm bảo kinh phí mua sắm trang thiết bị, vật tư đồ bảo hộ cho cán bộ thực hiện việc phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải y tế trong các cơ sở y tế và các khu vực cách ly tập trung để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Video đang HOT
Rất cảm ơn những chia sẻ của ông!
NGUYỄN HÀ
Như thế nào mới đủ khả năng để chăm sóc người nghi nhiễm virus corona mới Covid-19 tại nhà?
Để chăm sóc người nghi nhiễm virus corona mới Covid-19 tại nhà, bạn nhất định cần chú ý xem bản thân mình có đủ tiêu chuẩn hay không.
TS. BS. Nguyễn Thu Anh (Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, trường Đại học Sydney) cho biết, virus corona mới Covid-19 (nCoV) dù "khá hiền" nhưng lại rất dễ lây. Điều quan trọng là cần chủ động phòng tránh, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh.
Đó là lý do một người nghi nhiễm virus corona mới Covid-19 nên được cách ly tại nhà đúng chuẩn để ngăn chặn lây lan cho người trong nhà cũng như cộng đồng. Nhưng bạn nên nhớ, khi người nghi nhiễm virus corona mới được theo dõi tại nhà thì người chăm sóc cũng phải đảm bảo đủ tiêu chí nhất định.
Chăm sóc người nghi nhiễm virus corna mới Covid-19 tại nhà: Liệu bạn có đủ tiêu chuẩn?
Theo chuyên gia, để xem bản thân có đủ khả năng chăm sóc người nghi nhiễm virus corona mới Covid-19 hay không, người chăm sóc cần đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể:
Chú ý mặc đồ bảo hộ đúng cách phòng chống Covid-19 (nCov).
- Trước khi vào phòng cách ly:
Mặc quần áo bảo hộ.
Đeo khẩu trang N95 khít mặt.
Đeo kính bảo hộ và/hoặc tấm nhựa che mặt.
Đeo găng tay (tốt nhất là đeo 2 đôi).
- Khi vào phòng cách ly:
Động viên người nhiễm/nghi nhiễm vì lúc này họ rất khó chịu và lo lắng.
Đo nhiệt độ, hỏi tình trạng sức khỏe của người bệnh/nghi bệnh (mức độ khó thở, số lần đi tiểu, số lần đi đại tiện).
Động viên (kiểm tra) uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nấu đồ ăn dinh dưỡng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
Đảm bảo người bệnh/nghi bệnh uống đủ nước, giữ ấm cơ thể.
Nếu người bệnh nhiều đờm mà không khạc được thì khum tay vỗ mạnh vào lưng để kích thích long đờm.
Không chạm lên người mình kể cả khi ngứa, hay chạm vào mặt khi vô thức. Nếu khẩu trang bị ướt hay bẩn do chất nôn/ho của người bệnh/nghi bệnh thì phải thay ngay.
Lau phòng bệnh, bàn ghế... bằng nước pha cloraminB (hoặc Javen pha loãng) hàng ngày.
Bỏ rác thải của người bệnh/nghi bệnh (khẩu trang, giấy lau chùi...) ít nhất 1-2 lần/ngày. Rác thải cần bỏ vào túi nilon, rót dung dịch Javen pha loãng vào để tiệt khuẩn trước khi bỏ.
- Khi ra khỏi phòng cách ly:
Xịt khử trùng toàn thân từ trên xuống.
Cởi bỏ quần áo bảo hộ, ủng bảo hộ, rồi tới lớp găng tay số 1 (bên ngoài).
Cởi bỏ kính bảo hộ và khẩu trang, rồi bỏ lớp găng tay số 2 (bên trong).
Bỏ chất thải. Tuyệt đối tránh tiếp xúc trực tiếp với chất thải.
Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây và lau tay bằng giấy.
Tiệt khuẩn các vật dụng mang ra khỏi phòng cách ly.
- Giặt quần áo người bệnh/nghi bệnh riêng với xà phòng và nước nóng (60-90 độ C). Tránh tiếp xúc trực tiếp với quần áo người bệnh.
- Lau nhà, đồ dùng trong nhà với nước pha CloraminB (hoặc Javen).
- Thường xuyên liên hệ với bác sĩ để báo cáo tình hình và xin lời khuyên.
- Giám sát tình hình sức khỏe của tất cả mọi người trong nhà xem có triệu chứng nghi bệnh không, luôn đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài.
- Mạnh mẽ và kiên định khi bị người xung quanh xa lánh vì sợ lây. Đó là cảm xúc bình thường của con người.
Nếu thấy người nhà xuất hiện các triệu chứng nghi nhiễm Covid-19, hãy động viên đến khám tại cơ sở y tế
Khi thấy người nhà trong thời gian cách ly có những biểu hiện như sốt, ho, khó thở, lúc này bạn - người chăm sóc cần hết sức bình tĩnh, cần là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người thân, động viên họ đi thăm khám. Bạn cần hết sức tỉnh táo, thông báo cho cơ quan y tế. Nên đến cơ sở y tế thăm khám sớm nếu người nhà có những triệu chứng này.
Đặc biệt, khi di chuyển không đi bằng các phương tiện công cộng. Nếu đi bằng ô tô cần mở cửa sổ cho thoáng. Chú ý là bạn cũng như người nhà đang cách ly cần luôn đeo khẩu trang, ho/hắt hơi vào giấy, rửa tay thường xuyên hoặc sau ho/hắt hơi ít nhất 20 giây. Và đừng quên giữ khoảng cách tối thiểu 1m với người xung quanh để đảm bảo an toàn cho chính mình và cộng đồng nhé!
Nói chung, ngay cả khi người đang được theo dõi tại nhà do nghi nhiễm virus corona mới Covid-19, bạn cần hết sức bình tĩnh để làm đúng. Bản thân bạn có khỏe mạnh, có kiến thức thì mới có thể giúp người thân và cộng đồng xung quanh phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả được.
Để hỗ trợ bạn và những người thân yêu cùng đi qua mùa dịch Covid-19 tốt nhất, hãy cài app Lotus để cùng lắng nghe những phân tích từ giới chuyên gia đầu ngành một cách đầy đủ, chính xác, mang tính cập nhật theo ngày, theo giờ. Đặc biệt, khi tham gia Lá chắn Virus Corona khi cài app, bạn sẽ có cơ hội tham gia làm những bộ câu hỏi kiểm tra kiến thức của bản thân cũng như lan truyền đúng đắn cho người thân, cho cộng đồng để chúng ta vững vàng đi qua mùa dịch nữa đó nhé!
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh
Hà Nội phê duyệt đề án xử lý chất thải y tế nguy hại UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1281/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án "Xử lý chất thải y tế nguy hại thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025". Chất thải y tế nguy hại ngày càng gia tăng Gia tăng chất thải y tế Đề án áp dụng cho các cơ sở khám chữa...