Xử lý bất cập tại trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài
Trao đổi với báo chí ngày 16/6 về xử lý bất cập tại trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, giai đoạn 2009 – 2010, các trạm thu phí hoàn vốn cho ngân sách nhà nước được Chính phủ cho phép có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào để có tiền bảo trì và hoàn vốn cho nhà đầu tư.
Trạm BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài. Ảnh: TTXVN
Theo ông Nguyễn Văn Huyện, năm 2012, Bộ Giao thông vận tải đã có chủ trương di dời vị trí trạm thu phí này nhưng Chính phủ yêu cầu giữ nguyên. Vì vậy, có đầy đủ tính pháp lý cho việc đặt vị trí trạm thu phí này như hiện nay.
Trong hợp đồng kinh tế giữa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, dự án phải tăng phí lên 1,5 lần vào năm 2012. Chính vì không di chuyển được vị trí đặt trạm nên Bộ Giao thông vận tải không cho phép tăng phí. Việc này là vi phạm hợp đồng”, ông Huyện chia sẻ.
Cũng theo Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, khi có cầu Nhật Tân, doanh thu dự án chỉ đạt gần 40% so với phương án tài chính. Theo điều khoản phụ lục hợp đồng, nếu 2 năm liên tục doanh thu giảm trên dưới 10% buộc phải ký phụ lục hợp đồng tính lại thời gian thu phí; trong khi đó, dự án này doanh thu giảm đến 60%. Điều này lý giải vì sao tăng thời gian thu phí từ 16 năm lên 20 năm.
Về xử lý bất cập trạm thu phí này, ông Nguyễn Văn Huyện cho hay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải đàm phán với nhà đầu tư di dời vị trí đặt trạm thu phí về tuyến tránh Vĩnh Yên. Cách đây 3 năm đã dừng thu phí Quốc lộ 2, xóa được 2 trạm thu phí trên tuyến quốc lộ này. Khi đó, Quốc lộ 2 chỉ có 1 trạm thu phí. Sở dĩ trước đây không đưa lên được là do không đảm bảo quy định về khoảng cách vì có nhiều trạm thu phí.
Video đang HOT
Cùng với việc di dời trạm về đúng vị trí cũng sẽ tăng phí cho nhà đầu tư lên 20.000 – 25.000 đồng/lượt/ xe thay vì 10.000 đồng hiện nay. Việc này sẽ giúp rút ngắn thời gian thu phí của dự án. Phương án này phải đàm phán với nhà đầu tư chứ không thể dùng mệnh lệnh hành chính.
Phương án 2 là trình Chính phủ dùng tiền ngân sách mua lại dự án. Tuy nhiên, trước mắt là đàm phán với nhà đầu tư theo phương án 1 sẽ hợp lý, Nhà nước không phải bỏ tiền ngân sách và nhà đầu tư cũng có công ăn việc làm.
Lý giải vì sao vừa qua có một số dự án dừng thu phí, ông Nguyễn Văn Huyện cho biết, khi dự án có lợi nhuận trên 10%. Có dự án còn 4 năm thu phí nhưng do lưu lượng xe tăng đã giảm thời gian thu phí tạo lợi nhuận chỉ còn 1 năm. Như dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ sau này có thể giảm đến 5 năm thu phí, đỡ được mấy nghìn tỷ đồng cho Nhà nước.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết hợp đồng dự án xây dựng Quốc lộ 2 cho phép trạm BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài bắt đầu thu phí từ 1/1/2011, hoàn vốn trong 20 năm 4 tháng, cộng thêm 4 năm tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Như vậy, theo hợp đồng dự án này dự kiến kết thúc thu phí vào năm 2035.
Dự án xây dựng Quốc lộ 2 đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) được Chính phủ phê duyệt và Bộ Giao thông vận tải ký kết với Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8 theo hình thức BOT, có giá trị quyết toán đầu tư là hơn 500 tỷ đồng, thu phí từ 1/1/2011.
Xăng dầu tăng nữa sẽ 'bứt gân' các doanh nghiệp vận tải
Ông Nguyễn Ngọc Xuân - chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh An Giang - nhận định như vậy tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 do UBND tỉnh An Giang tổ chức ngày 13-6.
Trạm T2 trên tuyến quốc lộ 91 giữa TP Cần Thơ với tỉnh An Giang dừng thu phí hơn 2 năm qua nhưng vẫn tồn tại giữa đường, khiến các phương tiện qua lại gặp nhiều khó khăn - Ảnh: BỬU ĐẤU
Theo ông Xuân, sau 17 lần đề nghị của Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh An Giang, đến nay trạm thu phí T2 trên quốc lộ 91 vẫn chưa tháo gỡ dù đường tránh TP Long Xuyên đang thi công. Từ khi trạm T2 đóng cửa năm 2019, hơn 10.000 xe ôtô của An Giang không phải đóng phí "oan ức" tại trạm T2.
"Tôi được biết Bộ Giao thông vận tải đã mua lại 7 trạm BOT trên toàn quốc, trong đó có trạm T2 tại ngã ba Lộ Tẻ TP Cần Thơ - An Giang rồi. Tuy nhiên, vì sao hơn 2 năm nay trạm này không bị tháo gỡ mà để tồn tại gây ách tắc giao thông rất lớn. Chúng tôi đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải nhiều lần nhưng chưa ai giúp doanh nghiệp", ông Xuân nói.
Ông Xuân cũng đề nghị chính quyền An Giang - Đồng Tháp cần sớm đưa bến phà Vàm Cống cũ hoạt động trở lại để phục vụ việc đi lại của người dân 2 địa phương này, vì nhu cầu của người dân, công nhân tại cụm công nghiệp Lấp Vò rất lớn, trong khi bến phà này bỏ hoang phí nhiều năm.
Ông Nguyễn Ngọc Xuân - chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh An Giang - kiến nghị Chính phủ giảm thuế nhập khẩu xăng dầu - Ảnh: BỬU ĐẤU
Theo ông Xuân, tỉnh An Giang phải đề nghị Chính phủ bỏ bớt thuế trong cấu thành giá xăng để giúp các doanh nghiệp vận tải "sống lại" trong "bão giá" như hiện nay.
"Xăng dầu đã và đang tăng liên tục làm các doanh nghiệp vận tải sống vật vờ. Nếu cứ đà tăng như hiện nay sẽ "bứt gân" của các doanh nghiệp vận tải. Đề nghị tỉnh An Giang kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành nghiên cứu giảm thuế để kéo giảm giá xăng xuống trong thời gian ngắn, cứu các doanh nghiệp vận tải.
Hiện nay chúng tôi cố gắng gồng gánh vận tải hành khách, vận chuyển hàng hóa mà không thể tăng cước vận chuyển trong giai đoạn này được", ông Xuân nói.
Đáp lời, lãnh đạo UBND tỉnh An Giang yêu cầu các ngành nghiên cứu, đề xuất và tháo gỡ khó khăn giúp các doanh nghiệp. Riêng mặt hàng xăng dầu sẽ giao Sở Công thương tổng hợp các ý kiến, đề xuất gửi về Bộ Công thương.
Ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An Giang - đề nghị các cấp, các ngành tỉnh trong 6 tháng tiếp theo phải có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp. Đặc biệt là chấm dứt tình trạng nhũng nhiễu, giấy phép con hay gây khó khăn đối với doanh nghiệp.
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ vận hành thu phí ETC từ ngày 31-7 Với việc ký hợp đồng, 4 tuyến cao tốc do VEC quản lý, trong đó có TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ vận hành thu phí điện tử không dừng (ETC) theo công nghệ thống nhất với các trạm thu phí cả nước. Dòng xe xếp hàng qua trạm thu phí Long Phước thuộc đường cao tốc TP.HCM - Long Thành...