Xử lí vấn nạn bò thả rông: Chỉ thị của lãnh đạo tỉnh chưa đủ mạnh?
Dù Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đã có công điện khẩn, yêu cầu lãnh đạo các địa phương áp dụng mọi biện pháp để ngăn chặn, xử lí dứt điểm vấn nạn trâu bò thả rông, tuy nhiên hiện căn nguyên gây ra đến 65 vụ tai nạn giao thông trong 10 tháng đầu năm 2017 ở Hà Tĩnh vẫn chưa chấm dứt. Phải chăng chỉ thị của lãnh đạo tỉnh này chưa đủ mạnh?
Như Dân trí đã thông tin, ngày 1/11, sau vụ tai nạn 2 người đàn ông tử vong vì tránh con bỏ thả rông lao ra giữa đường tại địa bàn thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc hôm 25/10, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh đã có công điện khẩn yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng thả rông trâu bò trên đường bộ, đường sắt và tại các khu vực công cộng.
Đợt cao điểm kiểm tra xử lý kéo dài từ ngày 1/11 đến ngày 15/11/2017.
Tại chỉ thị này nêu rõ, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã sẽ phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và chủ tịch tỉnh nếu không giải quyết được thực trạng trâu bò thả rông.
Công điện khẩn của chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh gửi lãnh đạo các địa phương, thủ trưởng các sở ngành vào cuộc, mở đợt cao điểm xử lí dứt điểm vấn nạn trâu bò và vật nuôi khác thả rông, gây mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.
Đã có những chuyển biến nhất định sau chiến dịch xử lí trâu bò thả rông, tuy nhiên, vấn nạn này hiện vẫn còn là một điều rất nhức nhối đe dọa đến tính mạng, tài sản của người dân. Nhiều địa phương như huyện Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh, TP Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, tình trạng bò thả rông, nghênh ngang trên đường vẫn diễn ra, thách thức dư luận.
Đặc biệt, tại TP Hà Tĩnh, người dân hết sức bức xúc khi hàng trăm con bò của phường Thạch Quý trở thường xuyên bủa vây Tỉnh lộ 9, phá hoại cây cối của người dân, của công ty môi trường đô thị.
Trao đổi với Dân trí vào chiều ngày 15/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ông Đặng Quốc Vinh cho biết, tỉnh Hà Tĩnh hiện đang chờ báo cáo tổng hợp của Sở GTVT về kết quả đợt cáo điểm xử lí trâu bò trên khắp toàn tỉnh từ ngày 1 đến 15/11.
“Những địa phương nào vẫn để xảy ra tình trạng vật nuôi thả rông thì chủ tịch địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước chủ tịch tỉnh. Tỉnh sẽ làm rõ trách nhiệm của những đồng chí này”- ông Đặng Quốc Vinh nói.
Video đang HOT
Xem hình ảnh đàn bò thả rông do PV và bạn đọc báo Dân trí ghi lại trong hai ngày 14- 15/11.
Cả đàn bò nghênh ngang trên QL1A địa phận thị xã Kỳ Anh, chiều 14/11.
Bò phá cây cối của người dân, sau đó lao ra giữa QL 1A, địa phận xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên.
Một chú bò nằm lì giữa đường, “thi gan” cùng ô tô.
Ba-ri-e bò tại phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh.
Hàng chục, cao điểm có thể lên tới cả trăm con bò của người dân phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh khiến người dân tham gia giao thông quá khiếp sợ.
“Lấn làn”
Cả đàn bò đứng, nằm ngay trên Tỉnh lộ 9 địa phận xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, chiều ngày 14/11.
Xe buýt cũng phải chào thua bò trên Tỉnh lộ 9, địa phận TP Hà Tĩnh, chiều 14/11.
Văn Dũng
Theo Dantri
Tiểu thương nhảy múa ăn mừng sau đối thoại với Chủ tịch Tỉnh
Chiều 29-11, tiểu thương ở chợ trung tâm TP. Hà Tĩnh đã mở nhạc cùng nhau hò reo nhảy múa, mở ki ốt kinh doanh trở lại sau những ngày kéo nhau đi phản đối chính sách ký hợp đồng mới của ban quản lý chợ.
Tiểu thương đã mở nhạc cùng nhau hò reo nhảy múa vì được kinh doanh lâu dài - Ảnh: THẮNG DINH
Tiểu thương Hoàng Thị Bích Lan, kinh doanh hàng vải, cho biết các tiểu thương mở nhạc, reo hò, nhảy múa là vì sáng cùng ngày tiểu thương Hà Tĩnh có cuộc đối thoại với ông Đặng Quốc Khánh - chủ tịch ủy ban tỉnh Hà Tĩnh.
Tại cuộc đối thoại, ông Khánh hứa tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bà con tiểu thương ở chợ TP. Hà Tĩnh được kinh doanh lâu dài, không phải kinh doanh 3 tháng mà trước đó ban quản lý chợ đã thông báo.
Được biết từ ngày 26 đến 29-11, hơn 1.500 tiểu thương chợ TP. Hà Tĩnh đóng ki ốt để phản đối việc ký hợp đồng tạm thời 3 tháng để chờ chuyển đổi mô hình quản lý chợ.
Đến sáng 29-11, Đặng Quốc Khánh - chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đã có buổi đối thoại với hơn 1.500 hộ tiểu thương về chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý.
Ông Đặng Quốc Khánh - chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh (phải) đối thoại với tiểu thương chợ TP. Hà Tĩnh - Ảnh: THẮNG DINH
Ông Khánh khẳng định không có chủ trương bán chợ TP. Hà Tĩnh cho doanh nghiệp, nếu có thông tin bán chợ đề nghị cung cấp cho cơ quan chức năng để xử lý. Bà con tiểu thương yên tâm kinh doanh.
Theo ông Khánh, sau khi hết hạn hợp đồng cũ 15 năm, việc tiếp tục ký hợp đồng mới là bắt buộc để tài sản của bà con kinh doanh trong chợ được bảo vệ đảm bảo an toàn, đảm bảo tính pháp lý.
Ông Khánh đã đồng ý cho bà con tiểu thương ký tiếp hợp đồng không xác định thời hạn, cho đến khi có phương án chuyển đổi mô hình quản lý, phương án chuyển đổi phải được người dân bàn thảo, trao đổi, lấy ý kiến khi có đồng thuận mới triển khai, sau khi chuyển đổi mô hình quản lý sẽ tiếp tục ký hợp đồng lâu dài với bà con...
(Theo Tuổi Trẻ)
Chủ tịch Hà Tĩnh nói gì về việc thuỷ điện Hố Hô xả lũ? Từ việc nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ bất ngờ khiến dân "không kịp trở tay", lãnh đạo Hà Tĩnh cho rằng phải tăng cường kiểm tra giám sát quy trình vận hành. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh trả lời báo giới bên hành lang Quốc hội sáng 22/10 Hậu quả nặng nề của trận lũ lụt...