Xử lí ao nuôi thủy sản: Giải bài toán khó nhờ chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học được sử dụng như một phương tiện kiểm soát dịch bệnh, bổ sung các chất kháng khuẩn giúp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ao nuôi thủy sản.
Đó là những nhận định được đưa ra tại Hội thảo “ Sử dụng chế phẩm vi sinh học và thảo dược trong chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”, do Sở NNPTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ứng Hòa tổ chức mới đây.
Đa lợi ích từ chế phẩm sinh học
Bà Nguyễn Thị Hương – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết, trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế phẩm sinh học được sử dụng như một phương tiện kiểm soát dịch bệnh, bổ sung các chất kháng khuẩn giúp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm trong ao nuôi và chuồng trại.
Chăn nuôi thủy sản đang mang lại thu nhập cao cho người dân ở huyện Ứng Hòa (Hà Nội). Ảnh: Trần Quang
Cụ thể, năm 2019, Trung tâm đã triển khai mô hình sử dụng thảo dược trong chăn nuôi gà thả vườn, quy mô 50.000 con, với 61 hộ tham gia tại 5 huyện: Quốc Oai, Thạch Thất, Sóc Sơn, Ba Vì và thị xã Sơn Tây. Mô hình đã cung cấp cho các hộ tham gia 50.000 con gà mía 1 ngày tuổi, hỗ trợ 50% chi phí thức ăn, 50% thảo dược. Nhờ thực hiện nghiêm túc các kỹ thuật được cán bộ trung tâm hướng dẫn, đàn gà của bà con khỏe mạnh, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh, tỷ lệ sống cao.
Hay như mô hình nuôi thủy sản theo hướng VietGAP, quy mô 25ha, triển khai tại 5 huyện: Ứng Hòa, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Ba Vì, Mỹ Đức cũng đem lại hiệu quả rõ rệt. Theo đó, mô hình đã cung cấp 375.000 con cá chép giống V1 cỡ 7 – 9cm/con, hỗ trợ cho các hộ nuôi 50% thức ăn, hỗ trợ 50% chế phẩm sinh học…
Tại hội thảo, các đại biểu, hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đã đưa ra nhiều câu hỏi trao đổi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình nhận biết và sử dụng chế phẩm sinh học, thảo dược, cách tự phối trộn thức ăn… với các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ hóa sinh.
Video đang HOT
Cụ thể, ông Chu Văn Hồng – Giám đốc HTX thủy sản Đồng Tâm, huyện Ba Vì đặt câu hỏi: Hiện nay để giải quyết lượng bùn ở đáy ao rất khó. Riêng, HTX Đồng Tâm có diện tích 2ha, sử dụng 120 tấn thức ăn/năm, mỗi năm lượng bùn tạo ở đáy ao rất lớn, ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Qua hội thảo này, bà con chăn nuôi thủy sản chúng tôi rất mong các chuyên gia, nhà khoa học “ra tay” tháo gỡ.
Trả lời thắc mắc của ông Hồng, TS Nguyễn Văn Năm – Giám đốc Công ty Công nghệ hóa sinh Việt Nam cho rằng: Nguyên nhân chính tạo nên lượng bùn nhiều ở đáy ao nuôi thủy sản là do dư lượng chất thải và thức ăn chăn nuôi thủy sản, hàm lượng chất xơ, tinh bột là chính, vì tinh bột sẽ rất khó tan ở trong nước.
“Để giải quyết vấn đề này, bà con chỉ cần bổ sung các chế phẩm vi sinh để xử lý nền đáy” – ông Năm khẳng định.
Trả lời thắc mắc của một số bà con về việc thay đổi thời tiết nên khí mêtan kết hợp với khí NO2 bốc lên từ đáy ao khiến cho cá bị giập mang và chết dần, TS Nguyễn Văn Năm cho hay: Theo định kỳ hàng năm, bà con chỉ cần sử dụng nước vôi theo liều lượng như khuyến cáo của các chuyên gia sẽ giúp cải thiện và giúp môi trường chăn nuôi cá sạch và ổn định.
Còn về việc xử lý triệt để tảo lam trong ao nuôi thủy sản, TS Nguyễn Văn Năm đưa ra giải pháp cần sử dụng các chế phẩm sinh học để chuyển hóa thức ăn thừa, khi cải tạo ao không nên “đánh” Clo diệt khuẩn quá “tàn bạo”, sẽ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái của ao nuôi. Bên cạnh đó, bà con phải tạo môi tường tự nhiên, nguồn nước cung cấp cho ao phải luôn sạch… thì mới hạn chế được sự xuất hiện của tảo lam.
Tiếp tục nhân rộng mô hình
Ông Tạ Văn Tường đánh giá rất cao mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi thủy sản do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai. “Mô hình hiệu quả này cần tiếp tục được khuyến khích nhân rộng để giúp bà con chăn nuôi thủy sản trên địa bàn Thủ đô ngày càng phát triển bền vững, hiệu quả hơn”.
“Bên cạnh việc áp dụng các công nghệ mới vào chăn nuôi thủy sản, các địa phương cần phải tập trung vào tuyên truyên để người dân thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang tổ chức, liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị và tập trung đầu tư cho khâu chế biến sâu” – ông Tường cho biết.
Theo ông Tường, toàn thành phố có 23.400ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có 4.300ha diện tích nuôi tập trung, sản lượng đạt 78.482 tấn. Đàn gia cầm có 34,2 triệu con; đàn trâu 24.100 con; đàn bò 136.000 con; đàn lợn hơn 1,1 triệu con, dù tiềm năng thị trường rất lớn nhưng thực tế hiện chất lượng sản phẩm từ nông nghiệp của Thủ đô vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nhiều sản phẩm không đủ cung ứng mà phải nhập từ các tỉnh khác.
Để giải quyết bài toán khó khăn này, ông Tường cho hay: Sắp tới các cơ quan, đơn vị liên quan của Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ người chăn nuôi trong việc quy hoạch vùng và tiến tới xây dựng nhãn hiệu các sản phẩm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn sinh học, qua đó giúp bà con tăng thu nhập, sản xuất bền vững…
Theo Danviet
Hà Nội: Xã vùng dân tộc thiểu số ngày càng giàu, đẹp
Nhờ được thành phố hỗ trợ đồng bộ nhiều giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đến nay bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của Hà Nội đã thay đổi từng ngày.
Đáng chú ý là 7/14 xã vùng đồng bào DTTS đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM).
Đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng
Được biết, để hiện thực hóa mục tiêu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS của Thủ đô, năm 2013, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 166/KH-UBND về "Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô giai đoạn 2013 - 2015".
Mô hình trồng chè an toàn ở xã Ba Trại, huyện Ba Vì, không chỉ giúp nông dân nâng cao thu nhập mà còn thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm hái chè. Ảnh: I.T
Theo đó, thành phố sẽ đầu tư 186 nhóm dự án cho 14 xã vùng đồng bào DTTS và miền núi với tổng số tiền 2.012 tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện, mặc dù còn có nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là do nguồn lực hạn chế, song từ năm 2013 đến 2015, thành phố cũng đã bố trí 837,5 tỷ đồng cho 105 dự án. Đến nay, 105 dự án đã hoàn thành.
Tiếp đó, ngày 6/12/2016, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-HĐND về kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, phê duyệt kinh phí đầu tư cho các dự án theo Kế hoạch số 138/KH-UBND là 1.000 tỷ đồng với tổng số 69 dự án.
Nhờ hỗ trợ lớn của thành phố, xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ) đã trở thành một trong những địa phương đầu tiên thuộc vùng DTTS của Thủ đô về đích NTM. Ông Đặng Đình Bình - Chủ tịch UBND xã Trần Phú cho hay, thống kê từ năm 2010 đến nay, thành phố đã đầu tư cho xã hàng chục dự án nâng cấp hạ tầng điện - đường - trường - trạm, xây dựng NTM, với tổng kinh phí gần 180 tỷ đồng.
"Nhờ đó mà cơ sở hạ tầng được nâng cấp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện cho địa phương. Đời sống của hàng chục vạn đồng bào dân tộc Mường nơi đây cũng không ngừng được cải thiện và nâng cao" - ông Bình khẳng định.
Đổi thay từng ngày
Xã Trần Phú là 1 trong 7 địa phương vùng đồng bào DTTS đã được UBND TP.Hà Nội công nhận đạt chuẩn NTM, cùng với 6 xã khác gồm: Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình (huyện Thạch Thất); xã Đông Xuân, Phú Mãn (huyện Quốc Oai) và xã Ba Trại (huyện Ba Vì). Có được kết quả trên, bên cạnh nỗ lực của người dân và chính quyền địa phương, còn phải kể tới hiệu quả từ việc triển khai các cơ chế, chính sách của thành phố.
Ông Hoàng Văn Chuyển - Phó Chủ tịch UBND xã Ba Trại, huyện Ba Vì cho biết, cùng với phát triển sản xuất, hạ tầng được đầu tư bài bản, 90% đường sá của xã đã được bê tông hóa, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Năm 2017, xã Ba Trại đã được công nhận đạt chuẩn NTM.
Ông Nguyễn Tất Vinh - Trưởng ban Dân tộc TP.Hà Nội cho biết, cùng với việc triển khai có hiệu quả các cơ chế đặc thù, thành phố cũng chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chính sách dân tộc của T.Ư như hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số...
Theo ông Vinh, việc triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách hỗ trợ trên không chỉ góp phần thay đổi căn bản diện mạo vùng DTTS của Thủ đô, mà còn là tiền đề quan trọng để các xã hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM.
Trong 10 năm qua, tốc độ phát triển kinh tế ở 14 xã vùng DTTS của Thủ đô đạt bình quân trên 12%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng đồng bộ...
Theo Danviet
Cán bộ 'ăn' hàng từ thiện : Biết nhưng không dám nói? Trong vụ ăn chặn hàng từ thiện của người già, trẻ em, một trong những em nhỏ trong trung tâm biết vụ việc nhưng không dám nói. Vụ cán bộ Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật ở Ba Vì (Hà Nội) ăn chặn hàng từ thiện bị phát giác đã gây cú sốc lớn cho dư luận. Trong sân...