Xu hướng ‘tuần làm việc 4 ngày’ lan rộng khắp châu Á
Nhiều công ty và chính phủ các nước châu Á đang cẩn trọng thử nghiệm ý tưởng “tuần làm việc 4 ngày” nhằm ngăn chặn tình trạng làm việc kéo dài trong nhiều giờ, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và năng suất lao động.
Trong nhiều thập kỷ, Nhật Bản chật vật ứng phó với vấn nạn karoshi – “chết do làm việc quá sức”. Ảnh: Nikkei
Theo tạp chí Nikkei Asia, Nhật Bản – đất nước được biết đến với “văn hóa làm việc quên thời gian” – đi đầu trong xu hướng áp dụng mô hình tuần làm việc 4 ngày. Một vài tập đoàn lớn của nước này đã tuyên bố kế hoạch tuần làm việc rút ngắn.
Cụ thể, trong tháng 4, công ty điện tử Hitachi của Nhật Bản thông báo họ sẽ triển khai tuần làm việc 4 ngày đối với 15.000 nhân viên trong năm tài chính này, dự kiến kết thúc vào tháng 3/2023. Cùng tháng, nhà phát triển trò chơi Game Freak – từng “làm mưa làm gió” với trò chơi Pokemon – tiết lộ công ty này đã áp dụng mô hình đối với một vài nhân viên. Các “ông lớn” khác như Panasonic và NEC, đang cân nhắc các kế hoạch tương tự.
Tại Indonesia, công ty cho vay Alami triển khai chính sách tuần làm việc 4 ngày đối với người lao động từ năm ngoái với mục đích cải thiện sức khỏe tinh thần và năng suất làm việc cho nhân viên.
Công ty giáo dục của Hàn Quốc Eduwill đã áp dụng mô hình vào năm 2019. Sáng kiến của Eduwill đã thúc đẩy bà Sim Sang-jung thuộc Đảng Công lý, người từng là ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 3, đề xuất tuần làm việc 4 ngày là một trong những chính sách ưu tiên của bà.
Trong khi đó, Ấn Độ đang chuẩn bị thực hiện bốn 4 thay đổi trong luật lao động năm nay, liên quan đến giờ làm việc và tiền lương. Theo các quy định mới, người lao động có thể có tùy chọn làm việc 4 ngày một tuần, mặc dù tổng số giờ làm việc mỗi tuần – là khoảng 48 – sẽ không thay đổi.
Những động thái như trên diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã khiến các công ty và nhân viên suy nghĩ lại về cách tiếp cận đối với hình thức làm việc. Các cuộc khảo sát trên toàn khu vực cho thấy làm việc ít ngày hơn trong tuần là một trong những thay đổi chính sách mong muốn nhất của người lao động.
Video đang HOT
Gần đây, tập đoàn nhân sự khổng lồ của Nhật Bản Persol Holdings đã hỏi khoảng 1.000 nhân viên về những chính sách mà họ muốn được áp dụng. Đông đảo nhất, 23,5% nhân viên cho biết họ ủng hộ mô hình tuần làm việc kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Một báo cáo của Milieu Insight vào tháng 2 chỉ ra xu hướng tương tự ở các nơi khác trong khu vực: 78% người được hỏi ở Việt Nam và 69% ở Indonesia bày tỏ mong muốn mạnh mẽ về tuần làm việc ít ngày hơn.
Tuy nhiên, đại dịch và tác động của nó đến hình thức làm việc chỉ là một phần yếu tố. Chủ yếu động lực dẫn đến sự thay đổi thời gian làm việc trong tuần xuất phát từ thái độ bất mãn với thời gian làm việc kéo dài của người lao động trong khu vực.
Trong nhiều thập kỷ, Nhật Bản chật vật ứng phó với vấn nạn karoshi – “chết do làm việc quá sức”. Theo số liệu của chính phủ, trong 3 tháng đầu năm 2021, đã có hơn 2.800 yêu cầu bồi thường liên quan đến karoshi, tăng 43% so với 10 năm trước.
Vấn nạn này đã dấy lên làn sóng phản đối kịch liệt của công chúng khi một nhân viên 24 tuổi tại công ty quảng cáo Dentsu tự tử vào năm 2015 sau khi làm việc quá giờ.
Các quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc cũng được biết đến với tình trạng làm việc quá sức.
Trong văn hóa làm việc “996″ của Trung Quốc, đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực công nghệ, nhân viên làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, sáu ngày một tuần. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), người Hàn Quốc làm việc trung bình 1.908 giờ vào năm 2020, cao nhất ở châu Á và nhiều hơn 221 giờ so với mức trung bình của các nước OECD.
Thời gian làm việc kéo dài dẫn tới năng suất lao động không đạt hiệu quả. Một báo cáo năm 2021 của Tổ chức Năng suất Châu Á cho thấy ngoài Singapore, nhiều quốc gia trong khu vực không theo kịp phương Tây về năng suất lao động. Mức năng suất trung bình của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thấp hơn 81% so với Mỹ.
Một số nhà nhận định cho rằng không chỉ riêng các công ty mà chính phủ cũng cần hành động.
Ở phương Tây, các doanh nghiệp được yêu cầu phải có khoảng nghỉ giữa các ca làm việc và phải trả nhiều tiền khi một nhân viên làm thêm giờ. Nhưng ở Nhật Bản, tiền trả thêm giờ chỉ là mức lương cơ bản cộng với 25%, thấp hơn nhiều so với tiền làm thêm giờ ở Mỹ và Anh.
Tuy nhiên, không phải chính phủ nào cũng đồng tình với sáng kiến làm ít ngày hơn trong tuần. Tại Trung Quốc, Bộ Lao động nước này đã “dội một gáo nước lạnh” lên các nhà lập pháp vào năm ngoái khi họ đề xuất một tuần làm việc 36 tiếng, tương đương 4,5 ngày.
“Chẳng có cơ sở thực tiễn nào để rút ngắn thời gian làm việc”, Bộ trích dẫn chi phí cao cùng gánh nặng sẽ đè lên vai doanh nghiệp. Người tuyển dụng phải trả từ 150% đến 300% mức lương cơ bản cho những giờ làm thêm.
Rút ngắn thời gian làm việc có thể cản trở Trung Quốc trở thành quốc gia phát triển hàng đầu vào năm 2035. Bên cạnh đó, cũng có nhiều thách thức khi các quốc gia áp dụng thay đổi đáng kể trong mô hình làm việc.
Kyoko Kida, người điều hành website tuyển dụng Nhật Bản Doda, cho biết một số công ty áp dụng một tuần làm việc 4 ngày đã chỉ ra một loạt vấn đề, ví dụ như khối lượng công việc giảm xuống nhiều hơn đối với một số nhân viên, cũng như khiến việc quản lý và tính toán lương phức tạp hơn.
Khi nói đến việc thực hiện một tuần làm việc 4 ngày, “thiếu sự chuẩn bị thích hợp sẽ dẫn đến thất bại”, ông Kida kết luận.
IMF: RCEP thể hiện mong muốn hội nhập sâu rộng hơn của châu Á
Krishna Srinivasan, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) thể hiện mong muốn hội nhập sâu hơn trong khu vực châu Á, bất chấp sự cản trở của quá trình toàn cầu hóa trong những năm gần đây.
Cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Ông Srinivasan nói: "Trong vài năm gần đây, xu hướng phi toàn cầu hóa đã xuất hiện. Nhưng điều mà việc ký kết RCEP cho thấy đó là châu Á vẫn mong muốn hội nhập sâu rộng hơn. Điều này có tiềm năng thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư và tăng trưởng".
Ông lưu ý, việc triển khai thành công RCEP cũng sẽ giúp hội nhập kinh tế trong khu vực, bao gồm cả việc tăng cường chuỗi cung ứng khu vực.
Quan chức IMF này cũng nhấn mạnh rằng: "Điều rất quan trọng đối với tất cả các nước là tiếp tục nỗ lực tìm kiếm các giải pháp đa phương về thương mại, bao gồm cả thông qua cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)". Ông Srinivasan cho biết, xung đột Nga-Ukraine có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phân mảnh của chuỗi cung ứng, có thể gây ra "lỗ hổng" cho các quốc gia ở châu Á, một trung tâm quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông cũng lưu ý thêm rằng châu Á có thể bị ảnh hưởng "khá đáng kể" nếu nền kinh tế thế giới bị chia cắt. IMF hy vọng rằng, khi đại dịch đang dần được khống chế và khi xung đột kết thúc, các nỗ lực đó sẽ được thực hiện để không ảnh hưởng đến quá trình mà các nước đã xây dựng được trong những năm qua.
Theo dự báo mới nhất của IMF, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng 4,9% vào năm 2022, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra hồi tháng 1/2022, chậm hơn tốc độ tăng trưởng 6,5% của năm ngoái.
Srinivasan cho biết, xung đột đã tác động đến tăng trưởng của châu Á theo 3 cách: Thứ nhất, đẩy giá hàng hóa lên cao, khiến lạm phát ở nhiều nước tăng đáng kể; Thứ hai, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở châu Âu, dẫn đến suy giảm nhu cầu bên ngoài đối với châu Á; Thứ ba, cũng làm trầm trọng thêm việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu, tác động đến các quốc gia châu Á, đặc biệt là những quốc gia có nền tảng cơ bản yếu và mức nợ công cao.
Quan chức IMF này cũng lưu ý rằng, lạm phát đã tăng ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Mỹ và các nền kinh tế thị trường phát triển và mới nổi khác, ngay cả trước khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra. Cuộc xung đột này tiếp tục thúc đẩy đà tăng lạm phát, củng cố thêm các động thái thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay hơn.
Ông Srinivasan lưu ý rằng, đang có sự kết hợp giữa lạm phát gia tăng và hoạt động kinh tế chậm lại ở một số quốc gia trong khu vực, dẫn đến nguy cơ lạm phát đình trệ gia tăng. Trong hoàn cảnh hiện tại, quan chức IMF cảnh báo rằng có một sự "đánh đổi" giữa việc cung cấp hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương và củng cố tài khóa trung hạn, vì nợ công đang tăng lên.
Nợ công của châu Á hiện chiếm gần 40% tổng nợ toàn cầu, so với tỷ lệ tương ứng 25% của năm 2007. Mặc dù thách thức đối với mỗi quốc gia là khác nhau, song ông Srinivasan kêu gọi các nhà hoạch định chính sách "điều chỉnh" các chính sách tài khóa và tiền tệ "tùy thuộc vào tác động đến hoạt động và lạm phát" của từng nước.
IMF nhận định châu Á sẽ phải đối mặt với triển vọng lạm phát đình trệ Giống như phần còn lại của thế giới, các nước châu Á cũng đang chịu những tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, trong đó giá cả leo thang, còn tăng trưởng bị kìm hãm. Nhận định trên được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra ngày 25/4. Biểu tượng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Washington DC.,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Gần 80% người dân Hàn Quốc chấp thuận việc phế truất ông Yoon Suk Yeol

Bitcoin bán tháo mạnh khi mối nguy chiến tranh thương mại toàn cầu cận kề

Bão lớn tại Mỹ làm 17 người tử vong

Mỹ: Trên 600 ca mắc, 2 trẻ tử vong do bệnh sởi

Tăng nguy cơ mất ngủ 63% vì làm điều này trên giường

Giá trị của đồng USD song hành với sức mạnh của Mỹ?

Hàn Quốc ấn định thời gian tổ chức bầu cử tổng thống và các ứng viên 'nặng ký'

Lý do Houthi ngày càng trở nên kiên cường trước các cuộc không kích từ Hoa Kỳ

Cố vấn Tổng thống Trump nêu lý do bất ngờ khi loại Nga ra khỏi danh sách áp thuế quan

Động lực bất ngờ cho sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Đức

Ít nhất 22 người tử vong do mưa lớn và lũ lụt ở CHDC Congo
Có thể bạn quan tâm

Đề cử Baeksang 2025 gây tranh cãi, netizen dự đoán 1 điều về Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt
Hậu trường phim
16:03:20 07/04/2025
Bạn gái HURRYKNG có động thái lạ, lộ bức thư tay vỏn vẹn 1 dòng chữ gây xôn xao
Sao việt
15:57:31 07/04/2025
SOOBIN công bố concert cá nhân, thiết kế lightstick "trông như đèn pin" khiến fan chia phe tranh cãi
Nhạc việt
15:53:57 07/04/2025
Về ngôi làng ăn chung, dùng đồ chung, tiền kiếm được cho vào quỹ chung
Lạ vui
15:44:05 07/04/2025
Loét thực quản: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sức khỏe
15:42:59 07/04/2025
"Thiên thần Hàn Quốc" làm điên đảo cõi mạng chỉ với 21 giây: Đẹp đến nao lòng, netizen "lọt hố" ầm ầm
Nhạc quốc tế
15:25:06 07/04/2025
"Ngọc nữ" có chiếc mũi đẹp nhất showbiz lên tiếng đính chính
Sao châu á
14:55:11 07/04/2025
Gãy xương đùi khi chơi pickleball, Kỳ Hân tiếc nuối ngày còn làm người mẫu, thần thái đỉnh cao trên sàn catwalk
Sao thể thao
14:07:59 07/04/2025
Cô gái độc thân cải tạo căn hộ cũ kỹ rộng 43m2 thành không gian với trải nghiệm cực đáng sống!
Sáng tạo
12:39:24 07/04/2025