Xu hướng tìm về ‘nông trại chia sẻ’ của người dân thành thị Trung Quốc
Sở hữu một mảnh đất riêng để trồng rau hữu cơ, không thuố.c trừ sâu, từ lâu đã là giấc mơ của nhiều cư dân thành thị.
Giờ đây, giấc mơ này đã trở thành hiện thực với sự xuất hiện của “ nông trại chia sẻ” tại nhiều thành phố của Trung Quốc.
Tờ Global Times (Trung Quốc) đưa tin, trong những năm gần đây, khái niệm “nông trại chia sẻ” bắt đầu phổ biến tại nhiều đô thị. Đó là những mảnh đất nhỏ, được chia thành các lô 20 – 30 mét vuông dành cho thuê, với khách hàng chính là cư dân thành thị mong muốn trải nghiệm làm nông và kết nối với thiên nhiên.
“Nông trại chia sẻ” cũng là nơi để những cư dân thành thị trẻ tuổ.i thoát khỏi tiếng ồn và sự xô bồ của thành phố, để tự tay cầm cuốc, đắm mình vào công việc đồng áng.
Chủ “nông trại chia sẻ” cũng sẵn sàng hỗ trợ người thuê về phương pháp trồng trọt, quản lý mùa vụ. Đổi lại, cư dân thành phố sẽ đảm nhiệm các công việc hàng ngày là trồng trọt và chăm sóc cây trồng, cuối cùng là thu hoạch nông sản.
Mô hình này không chỉ mang đến một lựa chọn khác để sử dụng đất nông nghiệp nhàn rỗi mà còn tạo cơ hội kinh doanh mới, đồng thời giúp mọi người có thể thưởng thức rau tươi, an toàn và tận mắt trải nghiệm niềm vui của cuộc sống làm nông.
Một nhân viên doanh nghiệp nhà nước 36 tuổ.i có tên Wang Jiehe, chia sẻ với tờ Global Times rằng cô và người thân đã trải nghiệm “nông trại chia sẻ” trong nhiều năm. Cô Wang tiết lộ: “Chúng tôi đã thuê một lô đất rộng 40 m2 tại khu vườn chung gần Đường Hanhe ở ngoại ô Bắc Kinh với giá 5.000 nhân dân tệ (17 triệu đồng)/năm. Ban đầu, chúng tôi chỉ muốn có rau hữu cơ gồm cà tím, bắp cải và đậu xanh, nhưng sau đó nhận thấy rằng làm nông không chỉ giúp cải thiện thể lực và mang đến cho chúng tôi hương vị của cuộc sống nông thôn mà còn giúp gia đình chúng tôi gắn kết với nhau hơn”.
Ý nghĩa của mô hình “nông trại chia sẻ” còn vượt ra ngoài thỏa mãn cá nhân. Khi văn hóa nông nghiệp giao thoa với cuộc sống hiện đại, các “nông trại chia sẻ” cũng giúp thúc đẩy tiêu dùng, thu hẹp khoảng cách thành thị và nông thôn, đồng thời tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.
Chủ sở hữu của một nông trại hữu cơ có tên Qi, nói với tờ Global Times: “Kể từ khi thêm chương trình ‘nông trại chia sẻ’, chúng tôi đã tạo ra khu du lịch, chủ yếu dành cho các gia đình, tập trung vào hoạt động dành cho cha mẹ và con cái”. Ông Qi lưu ý rằng mỗi năm, có khoảng 60.000 tr.ẻ e.m đến thăm địa điểm này để tìm hiểu về nông nghiệp thông qua các hoạt động thực hành. Trang trại cung cấp 27 lô đất vườn chung, mỗi lô có diện tích khoảng 19,8 m2. Hầu hết du khách đến theo nhóm gia đình, một số người quay lại thường xuyên từ 10 đến 50 lần một năm.
Qi cho biết thông qua các thí nghiệm sử dụng phân bón hữu cơ và công nghệ tiên tiến, nông trại đã sản xuất ra các loại rau chất lượng cao.
Video đang HOT
Ô nhiễm không khí đã biến mất ở Trung Quốc?
Tại các thành phố Trung Quốc, bầu trời đã trong xanh trở lại. Nồng độ PM2.5 - các hạt bụi mịn có thể đi sâu vào phổi và má.u - đã giảm 54% trong giai đoạn 2013 - 2023.
Bộ Môi trường Trung Quốc đã công bố con số ấn tượng này vào tháng 9, gọi đây là "sự cải thiện ổn định".
Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Vào năm ngoái, Bắc Kinh đã trải qua 90% ngày có chất lượng không khí tốt, cùng 2% ngày có chất lượng không khí xấu - tức 8 ngày ô nhiễm không khí nghiêm trọng, trong đó có 6 ngày do bão cát.
Tiến sĩ Christa Hasenkopf, Giám đốc Chương trình Không khí sạch tại Viện Chính sách Năng lượng của Đại học Chicago, nhận định: "Trung Quốc đã đưa ra minh chứng chưa từng có về tốc độ giải quyết ô nhiễm không khí với ý chí chính trị, ý chí xã hội và nguồn lực thống nhất. Dữ liệu cũng cho thấy một quốc gia có thể đạt được không khí sạch hơn mà không phải hy sinh tăng trưởng kinh tế".
Hành động của Trung Quốc
Trung Quốc đã "tuyên chiến" với ô nhiễm không khí bằng kế hoạch hành động, được gọi là chính sách môi trường có ảnh hưởng nhất của đất nước.
"Ô nhiễm không khí là vấn đề tồn tại lâu dài đối với đất nước và việc kiểm soát là một 'nhiệm vụ vô cùng khó khăn'", tài liệu viết.
Chính phủ đã cắt giảm và di dời các ngành công nghiệp nặng ra khỏi các thành phố lớn như Bắc Kinh. Giới chức cũng yêu cầu các tòa nhà và hộ gia đình chuyển sang sử dụng hệ thống sưởi ấm sạch và bắt đầu điện khí hóa giao thông đường bộ.
Vào năm 2017, Thâm Quyến đã trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới điện khí hóa toàn bộ đội xe buýt công cộng gồm khoảng 17.000 chiếc.
Theo Tân Hoa xã, chính quyền trung ương sẵn sàng chi trả để có không khí trong lành hơn, đầu tư khoảng 4,2 tỷ USD vào việc kiểm soát ô nhiễm không khí mỗi năm.
"Ngày tận thế không khí" đã biến mất?
Người dân đi bộ trên phố giữa sương mù ở Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc, hôm 2/11. Ảnh: Tân Hoa xã
Nhưng liệu "ngày tận thế không khí" ở Trung Quốc đã biến mất vĩnh viễn?
Theo Chỉ số chất lượng cuộc sống không khí của Đại học Chicago, 99,9% trong số 1,4 tỷ dân Trung Quốc vẫn sống ở những khu vực có mức ô nhiễm không khí trung bình vượt quá mức cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Mùa đông là mùa ô nhiễm cao điểm ở nước này, khi hoạt động đốt than để sưởi ấm và phát điện tăng cao. Nhưng những ngày không khí ô nhiễm cũng có thể xảy ra vào các thời điểm khác.
Vào tháng 3/2023, sương mù dày đặc đã bao phủ Bắc Kinh. Năm đó, mức PM2.5 đã tăng đột biến sau khi giảm trong 10 năm qua.
Nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc, các hạt PM2.5 đặc biệt có hại cho sức khỏe con người khi hít phải. Chúng phát ra từ khí thải xe cộ, quy trình công nghiệpvà các nguồn tự nhiên như cháy rừng, bão bụi.
Theo các cư dân sống tại thủ đô Bắc Kinh, máy lọc không khí đã trở nên phổ biến trong các hộ gia đình thành thị Trung Quốc.
"Tôi từng có một máy lọc không khí hoạt động 24/7. Nhưng những ngày này, chất lượng không khí đã tốt hơn nhiều", anh Tang, một cư dân Bắc Kinh 38 tuổ.i, cho biết.
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore cũng phát hiện ra rằng ô nhiễm PM2.5 là nguyên nhân gây ra 49 triệu ca t.ử von.g sớm ở Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1980 đến 2020.
Du khách đeo khẩu trang nhìn Tử Cấm Thành qua làn sương mù dày đặc ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/1/2013. Ảnh: CNN
Tiến sĩ Hasenkopf lưu ý ô nhiễm không khí vẫn là yếu tố nguy cơ lớn thứ hai làm giảm tuổ.i thọ ở Trung Quốc, chỉ sau hút thuố.c l.á.
Bà Hasenkopf cho biết ô nhiễm không khí thường liên quan tới số người t.ử von.g. Nhóm nghiên cứu của bà đã nêu ra mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và tác động đến tuổ.i thọ của con người.
Theo chỉ số này, trung bình con người mất đi 3,2 năm tuổ.i thọ ở khu vực ô nhiễm nhất của Trung Quốc - gồm Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc.
Bà Hasenkopf chỉ ra rằng điều này không chỉ xảy ra ở người cao tuổ.i. Nghiên cứu chỉ ra rằng tr.ẻ e.m, trẻ sơ sinh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bởi ô nhiễm không khí so với người trưởng thành.
Kế hoạch hành động mới
Tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã công bố kế hoạch hành động mới về chất lượng không khí nhằm cắt mức PM2.5 xuống 10% vào năm tới so với năm 2020.
Kế hoạch này bao gồm việc cắt giảm tỷ lệ những ngày ô nhiễm nặng mỗi năm xuống còn 1% hoặc thấp hơn và giảm 10% lượng khí thải oxit nitơ và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.
Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060 và năng lượng không hóa thạch chiếm ít nhất 20% tổng mức tiêu thụ năng lượng của nước này vào năm 2025.
Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể, nhưng các mục tiêu mới đang ngày càng khó đạt được hơn.
Giáo sư Huang Yanzhong, thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, một tổ chức nghiên cứu của Mỹ, cho biết: "Vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Nhưng việc cải thiện chất lượng không khí, vì không còn 'quả chín dễ hái' nữa, sẽ là một cuộc chiến khó khăn hơn".
Trung Quốc phản đối Mỹ 'phong tỏa công nghệ' giữa cuộc chiến bán dẫn Tuyên bố này được đưa ra vài tuần sau khi một quan chức Mỹ cho biết sẽ có "cách tiếp cận rất tích cực và sáng tạo" để chống chiến lược công nghệ của Trung Quốc. Ảnh minh họa: VCG Theo trang mạng Breakingdefense.com ngày 3/1, Chính phủ Trung Quốc đã ch.ỉ tríc.h Mỹ sau khi có thông tin rằng Washington đã gây...