Xu hướng thiết kế tòa nhà văn phòng tiết kiệm năng lượng
Các chuyên gia, kiến trúc sư cho rằng, việc nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho công trình, trong đó có các công trình văn phòng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành Xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu giảm phát thải CO2 cũng như để thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam, việc giảm tiêu thụ năng lượng trong các công trình có thể được thực hiện bằng việc giảm thời gian sử dụng điều hòa không khí và tăng cường thông gió tự nhiên cho công trình, đặc biệt là cho các tòa nhà văn phòng.
Ảnh minh họa.
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị có số lượng tòa nhà văn phòng nhiều nhất cả nước. Mặc dù khí hậu tại hai thành phố này có những điểm khác biệt nhất định nhưng đều có điểm chung là lượng bức xạ mặt trời rất cao và có gió mát xuất hiện vào mùa hè. Vì vậy, các công trình nói chung và công trình văn phòng nói riêng cần có những giải pháp che bức xạ mặt trời, tận dụng được gió mát trong một số không gian. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết mọi công trình được dùng làm văn phòng làm việc đều có không gian đóng kín, vỏ bao che công trình có tỉ lệ kính lớn và môi trường trong nhà được điều tiết bằng điều hòa không khí.
Nói thêm về những hạn chế của các thiết kế tòa nhà văn phòng tại Việt Nam PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên – Viện trưởng Viện công trình xanh chia sẻ: Hiện nay, các tòa nhà đang rơi vào tình trạng “lạm dụng” sử dụng vật liệu kính. Diện tích kính quá nhiều dẫn đến tăng lượng nhiệt truyền vào bên trong công trình qua dẫn nhiệt hoặc hiệu ứng nhà kính. Không chỉ vậy, hầu hết các công trình đều sử dụng điều hòa toàn thời gian, dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng và điều kiện vi khí hậu không tốt. Đáng chú ý, nhiều công trình còn thiếu giải pháp và kết cấu che nắng để hạn chế lượng nhiệt tác động vào lớp vỏ công trình.
Một số hạn chế nữa như: chủ đầu tư thiết kế không tận dụng được các yếu tố khí hậu có lợi để từ đó giảm năng lượng tiêu thụ và tăng điều kiện tiện nghi.
Nhiều nhân viên văn phòng than phiền, dù văn phòng rất tiện nghi, hiện đại nhưng có những vị trí ngồi quá nóng, quá chói, quá lạnh, ít không gian xanh, khiến họ như bị “đóng hộp” trong một không gian kín.
Giống với nhà chung cư hay các loại công trình khác, mặt đứng nhà văn phòng phần lớn gồm hai phần, là phần tường gạch đặc và phần tường kính. Tuy nhiên, tỷ lệ phần tường kính trên mặt đứng nhà văn phòng thường cao hơn các loại hình công trình khác, do yêu cầu cần tạo nên ngôn ngữ kiến trúc đặc trưng, cũng như do nhu cầu mở rộng tầm nhìn ra bên ngoài của người làm việc.
Kính là vật liệu có vị trí đặc biệt trong kiến trúc hiện đại vì những đặc tính vượt trội mà các vật liệu khác không thể thay thế được. Xu hướng sử dụng kính trong công trình xây dựng ngày càng lan rộng trên khắp thế giới, việc sử dụng kính trong ngành công nghiệp xây dựng đã được ứng dụng ở rất nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, kính đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị, tạo bước chuyển biến lớn trong hiện đại hóa công trình xây dựng. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng khí hậu, việc sử dụng và khai thác thế mạnh của vật liệu kính cần được chú trọng. Tại các vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, nơi có ánh nắng mặt trời quanh năm, việc lạm dụng vật liệu kính trong lớp vỏ công trình sẽ gây ra nhiều bất lợi trong sử dụng và tiêu tốn nhiều năng lượng…
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt Nam, kính – loại vật liệu rất phổ biến trong ngành Xây dựng không phải lúc nào cũng phát huy hết ưu điểm và được sử dụng hợp lý. Bên cạnh tính năng vượt trội của các vật liệu khác không có được, cần chú ý đến những tác động ngược chiều của kính như hiện tượng hiệu ứng nhiệt hay sự thiếu an toàn của vật liệu kính.
Các chuyên gia, kiến trúc sư về nghiên cứu công trình xanh cho rằng, vẫn có những giải pháp thích hợp để thiết kế những tòa nhà văn phòng theo hướng tiết kiệm năng lượng, phục vụ cho sự phát triển bền vững của đô thị Việt Nam như: Áp dụng các giải pháp thiết kế lớp vỏ bao che tạo thành bộ lọc khí hậu hiệu quả: Ngăn các tác động tích cực, đón các yếu tố tích cực. Ngoài ra, có thể tận dụng các điều kiện khí hậu có lợi tại địa phương như ánh sáng tự nhiên, thông gió tự nhiên, điều kiện tiện nghi ở bên ngoài
Việc lựa chọn hướng nhà, hình khối và tổ chức không gian tốt nhất dưới tác động của các yếu tố khí hậu cũng rất quan trọng.
Cuối cùng, cần cân bằng các giải pháp sử dụng trong công trình: Thông gió tự nhiên – Chiếu sáng tự nhiên – Sử dụng điều hòa không khí. Việc tổ chức không gian có ảnh hưởng trực tiếp tới năng lượng sử dụng của tòa nhà. Để giảm thiểu năng lượng sử dụng cho điều hòa ở các tòa nhà văn phòng, cần điều chỉnh cách tổ chức không gian đóng kín hoàn toàn, không có khả năng đón gió tự nhiên như hiện nay. Thay vào đó, không gian của cả tòa nhà cần có tính mở để đón không khí tự nhiên và vẫn có thể được đóng kín để sử dụng điều hòa vào những thời điểm mà thời tiết ngoài nhà trở nên bất lợi. Để có thể dung hòa được nhu cầu dùng điều hòa và mở cửa thông gió tự nhiên khác nhau của những người làm việc trong tòa nhà, không gian làm việc của nhà văn phòng cần được chia thành 2 loại: Không gian luôn đóng kín để sử dụng điều hòa thường xuyên và không gian hỗn hợp, có thể lựa chọn: Hoặc mở cửa để đón gió tự nhiên, hoặc đóng cửa để dùng điều hòa không khí. Mỗi một loại không gian trên sẽ có định hướng và giải pháp thiết kế khác biệt nhằm mục đích nâng cao tiện nghi vi khí hậu và hiệu quả năng lượng. Bên cạnh 02 loại không gian làm việc chính và lõi của tòa nhà, các không gian phụ trợ đi kèm cần phải có để đảm bảo hiệu quả thông gió bao gồm: Không gian đón gió, hành lang dẫn gió ngoài nhà, hành lang dẫn gió kết hợp giao thông trong nhà và không gian thoát gió. Việc bố trí các không gian phụ trợ sẽ phụ thuộc vào sơ đồ mặt bằng của tòa nhà. Thông thường, các tòa nhà văn phòng có lõi (thang máy, sảnh thang máy, khu vệ sinh và khu kỹ thuật, cầu thang bộ) được đặt ở giữa; ngoài ra, các tòa nhà có diện tích nhỏ (dưới 700m2) lại thường có lõi đặt ở phía trong. Để đón được không khí mát mẻ từ biển và đưa không khí này vào không gian làm việc cũng như hành lang giao thông, sảnh thang máy…, cần có hành lang dẫn gió, hành lang thoát gió và không gian thoát gió kết hợp không gian nghỉ ngơi của nhân viên.
Video đang HOT
PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên cũng đánh giá: Xu hướng thiết kế công trình, tòa nhà văn phòng xanh sẽ có nhiều tác động tốt và lâu dài với đô thị và môi trường sinh thái. Bởi, nó sẽ làm giảm lượng năng lượng tiêu thụ cho các công trình văn phòng qua đó giảm tiêu thụ năng lượng của cả khu vực đô thị. Giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị cho các đô thị hướng tới môi trường sống tốt hơn trong đô thị. Nâng cao hiệu quả tiêu thụ năng lượng của các công trình từ đó mang lại hiệu quả tài chính cho người thuê và cho thuê bất động sản văn phòng và nâng cao điều kiện tiện nghi cho người sử dụng đảm bảo sức khỏe lâu dài và hiệu quả làm việc của người lao động.
Bên trong 'thành trì' mới khổng lồ và độc đáo của Google ở Thung lũng Silicon
Khu phức hợp văn phòng mới nhất của Google rộng 102.200 m2 và có thể chứa 4.000 nhân viên, đã khai trương hôm thứ Ba tuần trước.
Các tòa nhà văn phòng ở Thung lũng Silicon có xu hướng làm cho các tòa nhà văn phòng khác trông nhỏ bé và tồi tàn một cách đáng ngạc nhiên. Và khuôn viên mới nhất của Google ở Mountain View, California là một ví dụ về sự đẹp đẽ và gọn gàng như vậy.
Khuôn viên Bay View mới của Google, phía trước là ao giữ nước mưa của nó.
Công ty đã chính thức khai trương khuôn viên Bay View đồ sộ của mình, một công trình được khởi công xây dựng từ năm 2017. Đây cũng là khuôn viên lớn đầu tiên mà Google tự phát triển và chắc chắn nó đã vượt qua tất cả các tòa nhà văn phòng trước đó. Trong một bài đăng trên blog, David Radcliffe, phó chủ tịch dịch vụ bất động sản và nơi làm việc của Google, cho biết khuôn viên mới được xây dựng với mục tiêu ưu tiên "trải nghiệm của mọi người trong tòa nhà hơn hình thức bên ngoài".
Bên cạnh việc lấy con người làm trung tâm, tòa nhà còn đưa khái niệm về một tòa nhà thân thiện với môi trường lên một tầm cao mới.
Một bức ảnh về tòa nhà lớn hơn của Bay View vào ban đêm.
Google từ lâu được biết đến với việc tạo ra tiếng vang lớn với các thiết kế văn phòng ấn tượng và văn hóa công sở độc đáo. Và khuôn viên Bay View mới của nó cũng không khác gì, thậm chí nâng quan điểm này lên một tầm cao mới. Nó có diện tích chung là 170.000 m2, bao gồm 81.000 m2 không gian mở. Theo Google, khu phức hợp Bay View chính rộng 102.200 m2 và bao gồm hai tòa nhà văn phòng, trung tâm tổ chức sự kiện 1.000 người và 240 "đơn vị lưu trú ngắn hạn cho nhân viên". Đây là cách gọi khác của các phiên bản "phòng khách sạn" của Google.
Một góc nhìn toàn cảnh của không gian làm việc trên tầng 2 tại Bay View.
Nếu nhìn những bức ảnh chụp nội thất tầng 2 của Bay View từ trên cao, bạn có thể liên tưởng đến một thành phố thu nhỏ được làm bằng Lego. Trên thực tế, Google đề cập đến nơi làm việc này là nơi có các "khu dân cư" cho từng nhóm, được kết nối với nhau bằng các sân trong. Về cơ bản, tầng hai được thiết kế để các nhân viên làm việc theo nhóm đòi hỏi sự tập trung cao độ đồng thời cung cấp không gian làm việc thể chất và cả hỗn hợp.
Trong khi đó, tầng 1 của Bay View được tạo thành từ các không gian tụ họp. Nó có các phòng họp và quán cà phê cho phép nhân viên của Google "kết nối với cộng đồng của họ và cộng tác với nhau", theo giải thích từ phía công ty.
Một khung cảnh bên trong trần nhà có mái che của Bay View.
Google nói rằng Bay View đã mở cửa cho công nhân viên vào tháng 5 và công ty đã dần đưa mọi người trở lại. Khuôn viên này có thể chứa tới 4.000 nhân viên và sẽ là nơi đóng quân của nhóm Google Ads, đội tạo ra dòng tiền chính của công ty.
Hai vận động viên chạy ngang qua khuôn viên Bay View.
Không mang lại trải nghiệm giống như trong các tòa nhà văn phòng bê tông có ít hoặc không có cửa sổ, những người bên trong khuôn viên Bay View của Google sẽ có thể tận hưởng "ánh sáng ban ngày tự nhiên và quang cảnh bên ngoài từ mọi bàn làm việc". Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi bàn làm việc sẽ gần cửa sổ. Google cho biết họ sẽ sử dụng các cửa sổ bằng gỗ, hoặc các hàng cửa sổ cao hơn tầm mắt, với các ô cửa sổ tự động để chiếu sáng cho bàn làm việc suốt cả ngày.
Bên cạnh ánh sáng tự nhiên, nhân viên Google cũng sẽ được tận hưởng không khí trong lành bên ngoài nơi làm việc nhờ hệ thống thông gió của Bay View. Hệ thống sử dụng 100% không khí bên ngoài và chỉ lưu thông một chiều.
Cận cảnh tấm pin mặt trời "vảy rồng" trên mái của Bay View.
Một số tính năng đáng chú ý nhất của Bay View là việc sử dụng các tấm pin mặt trời "Dragonscale", mà Google cho biết đây là các tấm pin đầu tiên thuộc loại này. Các tấm được thiết kế hình lăng trụ với lớp phủ độc đáo, có thể lắp ghép với nhau như lợp ngói. Chúng khác biệt bởi khả năng "bẫy" ánh sáng thoát ra và giảm độ chói phản xạ.
Khung cảnh trên không của khuôn viên Bay View.
Asim Tahir, lãnh đạo khu vực và năng lượng tái tạo của Google, đã giải thích rằng các tấm pin mặt trời Dragonscale của Bay View sẽ ngăn tòa nhà gây thêm áp lực về nhu cầu sử dụng năng lượng vào buổi tối sau khi mặt trời lặn.
Bởi các tấm pin, cùng với kiểu thiết kế đường mái độc đáo kiểu gian hàng, có thể thu năng lượng mặt trời từ nhiều góc độ và sẽ có thể tạo ra năng lượng trong một khoảng thời gian dài suốt cả ngày.
Cầu thang nội khu bên trong Bay View.
Theo Tahir, Bay View sẽ có tối đa 7 megawatt năng lượng tái tạo, có thể cung cấp cho khoảng 40% nhu cầu năng lượng của toàn bộ khuôn viên. Và một khuôn viên mang tên Charleston East sắp tới của Google, đang trong giai đoạn xây dựng cuối cùng, sẽ có cùng khả năng sử dụng năng lượng.
Nhìn chung, các tấm pin mặt trời của Bay View và các trang trại điện gió gần đó sẽ cho phép khuôn viên được cung cấp năng lượng tái tạo lên tới 90% thời gian.
Bên cạnh đó, Google cũng đã triển khai một hệ thống quản lý nước ấn tượng tại khuôn viên này. Nó được công ty gọi là "net-water-positive", có nghĩa là tất cả lượng nước không thể uống được tại chỗ đều được cung cấp bằng cách sử dụng nước tái chế do chính khuôn viên tạo ra và thu gom.
Google giải thích rằng họ quản lý điều này bằng các ao trên mặt đất trong khuôn viên để thu gom nước mưa. Ngoài ra, bản thân Bay View cũng có hệ thống xử lý nước thải tiên tiến. Cùng với đó, các ao và hệ thống xử lý nước thải còn cung cấp nước cho tháp giải nhiệt, nhà vệ sinh và tưới tiêu cảnh quan.
Và để tăng thêm phần bảo vệ môi trường, Google đã làm cho khuôn viên Bay View mới của mình được vận hành hoàn toàn bằng điện. Mỗi quán trong số 7 quán cà phê ở đây, được phục vụ bởi hai nhà bếp, sử dụng thiết bị điện thay vì gas.
Khuôn viên Bay View vào ban đêm với biểu tượng chứ G đầy màu sắc đặc trưng của Google ở phía trước.
Bay View dường như mang đến một chút hy vọng rằng các tập đoàn lớn như Google có thể thực hiện những thay đổi trong cách vận hành văn phòng của họ.
Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một khuôn viên nhỏ trong tổng thể vận hành của cả tập đoàn. Google không tiết lộ chi phí xây dựng Bay View là bao nhiêu, tuy nhiên đây là một trong 20 dự án trọng điểm tại Mỹ mà Google sẽ đầu tư khoảng 9,5 tỷ USD trong năm nay. Vì vậy, không nghi ngờ gì, nó rất đắt đỏ.
Xu hướng 'wellness' lên ngôi, Hà Nội sở hữu nơi sống chăm sóc sức khỏe hấp dẫn Đại dịch và tác hại của ô nhiễm môi trường đang khiến Wellness Living (phong cách sống đề cao sức khỏe) trở thành ước ao của đông đảo cư dân đô thị. Khi sức khỏe trở thành ưu tiên hàng đầu Không quá chú trọng đến sự xa hoa, lộng lẫy bên ngoài, lối sống Wellness Living tập trung vào những giá trị...