Xu hướng mua quần áo giống trong phim
Trang phục trong các bộ phim nổi tiếng như Squid Game, Bridgerton được giới trẻ tìm mua. Mặc giống nhân vật trong phim dần trở thành xu hướng nổi bật.
Theo Wall Street Journal, trang phục trong phim Squid Game được tìm kiếm nhiều khi Halloween đang đến gần. Tại trang thương mại điện tử, có hơn 2.000 kết quả tìm kiếm cho cụm từ “ trang phục phim Squid Game”.
SCMP cho biết trang phục và phụ kiện liên quan đến bộ phim lọt top danh sách sản phẩm bán chạy trên các sàn thương mại điện tử lớn tại Trung Quốc, Hàn Quốc.
Trang phục trong phim bán chạy
Đôi sneakers trắng mà các diễn viên đã dùng trong phim trở thành mặt hàng được mua nhiều nhất trong mùa thu năm nay, theo SCMP. Lượt tìm kiếm về các mẫu giày trắng trên nền tảng Lyst tăng 145%. Trong khi đó, doanh thu của Vans đạt 7.800% sau khi bộ phim công chiếu.
Nhiều diễn viên trong phim diện giày thể thao đơn giản cùng bộ đồ thể thao màu xanh. Trên trang phục có gắn các con số được chỉ định cho họ, khâu phía bên trái. Bên cạnh đó, nhân vật khác trong phim – những người lính canh – mặc đồ màu đỏ hồng.
Còn vài tuần nữa mới đến Halloween nhưng giới trẻ đang tích cực chia sẻ hình ảnh diện trang phục phim lên trang cá nhân kèm hashtag #SquidGameCostume.
Trang phục trong phim Squid Game, Reservoir Dogs được ưa chuộng do dễ mặc theo. Ảnh: Cosmopolitan, The New Yorker.
Trang phục trong phim dễ sao chép tạo điều kiện cho giới trẻ bắt kịp xu hướng. Những bộ đồ đơn giản của các nhân vật trong Squid Game gợi nhớ đến quần áo từ phim Napoleon Dynamite, Reservoir Dogs. Mẫu áo phông với khẩu hiệu “vote for Pedro” nhanh chóng trở thành xu hướng. Mặt khác, bộ suit kèm cà vạt trong Reservoir Dogs trở thành lựa chọn hợp lý khi đi tiệc.
Video đang HOT
Giới trẻ không cần mất quá nhiều thời gian để tìm mua bộ đồ giống trong phim Squid Game. Trên trang thương mại điện tử, nhiều mẫu mặt nạ nhựa đen được bán với giá dưới 20 USD.
Dianshang Zaixian, một thương gia ở Trung Quốc bán hơn 2.000 mặt nạ đen trong 3 ngày kể từ khi Squid Game phát sóng tuần đầu tiên. Tính đến thời điểm hiện tại, cửa hàng thu về hơn 46.000 USD từ sản phẩm liên quan đến phim.
Ngoài ra, bộ đồ thể thao màu xanh có giá khoảng 30 USD kèm những con số đính trên áo là 456 và 067 cũng được ưa chuộng.
Trở thành xu hướng do dễ sao chép
Không giống như Star Wars hoặc các bộ phim của Marvel, trang phục Squid Game chưa được cấp phép để bán chính thức tại các nhà bán lẻ trang phục Halloween nổi tiếng như Spirit Halloween, Party City hay Target.
Mẫu áo sơ mi, hoodie có hình ảnh tượng trưng của phim được Netflix bày bán chính thức. Trong khi đó, chưa có công ty nào đứng ra mua bản quyền và bán quần áo trong phim. Điều này giúp các trang thương mại điện tử dễ dàng kinh doanh trang phục giống phim. Người đại diện của Amazon từ chối bình luận về tính chất không chính thức của các mẫu trang phục trên trang web.
Bridgerton giúp corset được ưa chuộng trở lại. Các thiết kế bán phổ biến trên nhiều trang thương mại điện tử với đa dạng mức giá. Ảnh: Smithsonian Magazine.
Điều này xảy ra tương tự với trang phục phim Bridgerton. Bộ phim làm sống dậy nhiều xu hướng được cho là đã lỗi thời. Nổi bật nhất là các mẫu corset với kiểu dáng cổ điển.
Theo The Guardian, thiết kế thêm phủ sóng mạnh mẽ khi là một phần của xu hướng Y2K (mốt thời trang, làm đẹp từ cuối năm 1990 đến 2000).
Các mẫu corset có thể dễ dàng tìm mua trên trang thương mại điện tử với đa dạng mức giá. Nhiều thương hiệu thời trang cao cấp cho ra mắt loạt sản phẩm lấy cảm hứng từ áo nịt ngực để người mua thoải mái lựa chọn.
Bên cạnh đó, Gen Z yêu thích phối corset với trang phục thường ngày. Đây là yếu tố giúp mẫu phụ kiện trở nên tiện dụng hơn. Các cô gái có thể kết hợp cùng quần jeans, áo sơ mi trắng và chân váy. Mặt khác, công thức phối đồ ton-sur-ton là lựa chọn lý tưởng, giúp mang đến tạo hình sành điệu nhưng vẫn tiết kiệm thời gian cho người mặc.
Vì sao thời trang thập niên 1960 vẫn tồn tại?
Nhà mốt Dior lăng xê trang phục mini skirt, váy dáng suông giống hình ảnh huyền thoại Twiggy, đậm tinh thần thời trang Mod thập niên 1960.
Theo The Guardian, vài năm gần đây, nhiều thương hiệu bắt đầu chuộng sáng tạo bộ sưu tập dựa trên cảm hứng thời trang từ các thập niên cũ. Điển hình là sự lên ngôi của tinh thần thời trang Mod những năm 1960, thông qua các thiết kế của thương hiệu Dior trong show diễn Xuân - Hè 2022 hay buổi triển lãm "Beautiful People: The Boutique in 1960s Counterculture" tại London, Anh.
Ngoài ra, hãng Prada cũng tạo nên cơn sốt với show diễn thời trang trực tiếp đầu tiên sau dịch Covid-19 cùng kiểu trang phục ngắn, váy dáng suông mang âm hưởng cổ điển thập niên 1960 gắn liền với nhà thiết kế Mary Quant.
Thời trang thập niên 1\960. Ảnh: Vogue.
Lịch sử thời trang ở thập niên 1960
Thập niên 1960 được gọi là thời đại của sự phá cách. Nổi bật nhất về thời trang trong những năm này là phong trào Swinging Sixties ở London - trào lưu văn hóa tôn vinh tuổi trẻ trong thời kỳ kinh tế khởi sắc sau Thế chiến thứ II.
Giới trẻ ăn mặc theo trào lưu Mod (Modernist) theo kiểu hiện đại và phá cách. Những bộ suit mang dáng dấp của thời đại, trang phục hippie, họa tiết hình học, váy ngắn trên gối được lăng xê nhiều trên đường phố.
Khuynh hướng phụ nữ mặc váy ngắn được đánh dấu bởi sự ra đời của bộ sưu tập từ huyền thoại Mary Quant - nhà thiết kế đi đầu cho trào lưu Mod. Món đồ đã tạo ra cuộc cách mạng mới, phản ánh quan niệm tuổi trẻ và chứng minh nữ quyền, cũng như để phụ nữ được tự do mặc những thứ yêu thích.
Ngoài ra, người mẫu Leslie Hornby - thường được gọi là Twiggy - đã lăng xê váy ngắn, đầm dáng suông. Cô được xem là một trong những biểu tượng nổi tiếng ở thập niên 1960, đại diện cho thế hệ trẻ giành quyền bình đẳng thông qua ngôn ngữ của thời trang.
Những năm 1960 còn nổi bật với phong trào Pop art (nghệ thuật đại chúng) cùng họa sĩ Andy Warhol. Ông đã biến các sự vật bình thường trở thành biểu tượng của thời đại. Những bức tranh vẽ hộp sốt cà chua Campbell, nước ngọt có ga trở thành trào lưu, khi được các nhà mốt in lên trang phục, phối hợp nhiều màu sắc khác nhau nhằm mang đến làn gió mới, tạo không khí sôi động cho bức tranh thời trang những năm 1960.
Huyền thoại thời trang thập niên 1960 - Twiggy. Ảnh: ELLE.
Đại diện cho thế hệ trẻ
The Guardian nhận định thế hệ Gen Z trong khoảng vài năm gần đây bắt đầu dành sự yêu thích đến xu hướng Y2K, nhưng tinh thần thời trang những năm 1960 vẫn chưa thể bị thay thế và trụ vững trong làng mốt dưới sự lăng xê của các nhà thiết kế tên tuổi.
Lý do cho sự tồn tại này chính là hình ảnh đại diện thế hệ trẻ, nói lên quyền bình đẳng và phá bỏ những khuôn khổ khắt khe của thời đại trong vấn đề liên quan đến câu chuyện thời trang.
Ngoài ra, phong cách thời trang Mod cũng mang tính thời đại, những phom dáng thiết kế được chỉnh sửa để phù hợp thị hiếu của xã hội, mang tinh thần tối giản không lỗi thời, mở ra kỷ nguyên mới, góc tiếp cận gần gũi đến người trẻ.
Thời trang thập niên 1960 cũng giống Y2K khi người mặc dễ dàng thể hiện bản thân, bằng màu sắc hơi hướm vintage nhưng vẫn đáp ứng tiêu chí trẻ trung, hợp mốt.
Tác giả của cuốn sách The Look - Paul Gorman - chia sẻ: "So với những năm 1970, thập niên 1960 dễ tiếp cận với người trẻ vì các nhà thiết kế ở thời đại này đều dựa trên hình mẫu của giới trẻ để sáng tạo và người kiến tạo trào lưu Mod cũng là biểu tượng đại diện cho giới trẻ. Thậm chí, hiện tại thế hệ Gen Z thích tìm về những xu hướng thời trang từng được cha mẹ yêu thích, đề cao tính lãng mạn hóa trong thời trang".
Ông cũng nhấn mạnh những năm 1960 mang một chủ nghĩa lý tưởng về cuộc sống, về sự trẻ trung và không ràng buộc con người trong những khuôn khổ, mà ở đó họ được tự do từ suy nghĩ, lối sống cho đến phong cách thời trang hàng ngày.
Nhiều thương hiệu danh tiếng cũng chọn tinh thần thời trang thập niên 1960 để sáng tạo trang phục. Ảnh: Vogue.
Vòng lặp của các xu hướng thời trang Xu hướng thời trang thường lặp lại sau 10-20 năm. Hiện tượng này phổ biến trên sàn diễn và trong trang phục đời thường. Today nhận định thời trang đã chuyển hướng theo trào lưu hoài cổ. Một số thiết kế điển hình của thập niên trước như quần jeans cạp trễ, giày thể thao to bản và áo crop top nhiều màu...