Xu hướng mới khiến nhiều KOL ‘phát khóc’
Các công ty quảng cáo có khuynh hướng làm việc với các nghệ sĩ lớn và người có sức ảnh hưởng có trên 500.000 lượt theo dõi, theo khảo sát mới nhất của Linqia (Mỹ).
60% doanh nghiệp được hỏi trong khảo sát của Linqio cho biết họ muốn làm việc với các nghệ sĩ lớn và influencer có trên 500.000 người theo dõi.
Vài năm trước, các công ty quảng cáo có xu hướng bỏ qua các nghệ sĩ lớn vì chi phí hợp tác lên đến hàng nghìn USD. Thay vào đó, họ tập trung vào các influencer (người có sức ảnh hưởng) mới nổi với giá thuê chỉ vài trăm, thậm chí là vài USD đối với những influencer dưới 5.000 người theo dõi.
Song, cuộc đua sáng tạo nội dung trên mạng xã hội đã kết thúc, theo Business Insider. Khảo sát mới nhất của công ty ngiên cứu thị trường Linqia (Mỹ) cho thấy các nhà quảng cáo quan tâm nhiều hơn đến các nghệ sĩ lớn và những influencer có trên 500.000 người theo dõi.
“Phát triển hoặc phát khóc”
Khảo sát mới nhất của Linqia với 200 doanh nghiệp truyền thông – quảng cáo ở Mỹ trong giai đoạn 2023-2024 cho thấy các nhà quảng cáo tỏ ra quan tâm hơn với các nghệ sĩ lớn và người siêu ảnh hưởng (mega influencer). Tỷ lệ đáp viên trả lời bản thân muốn làm việc với hai đối tượng này đã tăng từ 48% của năm 2023 lên 60% trong năm 2024.
Ngược lại, sự quan tâm của doanh nghiệp đối với những người có sức ảnh hưởng cỡ vừa (lượt theo dõi dưới 100.000) và nhỏ (lượt theo dõi dưới 5.000) giảm lần lượt từ 74% xuống 62% và 37% xuống 28% trong cùng kỳ.
Những influencer có dưới 500.000 người theo dõi đang mất dần sự quan tâm của các doanh nghiệp, theo khảo sát của Linqia.
Có ba nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng này. Đầu tiên, giá hợp tác với influencer vừa và nhỏ ngày càng cao so với kết quả họ có thể mang lại. Mặt khác, các nội dung quảng cáo mà influencer không tạo ra đủ sự chú ý cần thiết cho các chiến dịch. Cuối cùng, các thương hiệu đang sàng lọc những nhà sáng tạo có nội dung chất lượng, phù hợp với định hướng doanh nghiệp. Nói cách khác, doanh nghiệp đang tập trung vào chất thay vì lượng khi hợp tác với influencer.
“Rõ ràng, các mạng xã hội đang bão hòa và những người làm việc trên đó buộc phải thay đổi để tồn tại”, Keith Bendes, phó chủ tịch chiến lược tại Linqia, nhận xét. Ông Bendes so sánh việc sáng tạo nội dung trên mạng tương tự như bơi ngược dòng nước: “Nếu không phát triển thì bạn sẽ phát khóc vì thất bại trong sự nghiệp”.
Canh bạc lớn
Theo thống kê của Linqia, trung bình giá thuê bốn influencer có 25.000 lượt theo dõi bằng với giá thuê một influencer có 100.000 lượt theo dõi. Tuy nhiên, hiệu quả truyền thông của influencer 100.000 lượt theo dõi lại cao hơn hẳn so với bốn influencer còn lại.
“Số lượt theo dõi trên mạng xã hội không đơn thuần là một phép tính cộng từ”, ông Bendes nói. Các nhà quảng cáo cho biết chi phí làm việc với một nhà sáng tạo có dưới 100.000 lượt theo dõi đã tăng 20% trong hai năm 2023-2024.
Khi được hỏi về cách đo lường sự thành công của một chiến dịch quảng cáo, những người được hỏi trong khảo sát của Linqio sẽ ưu tiên “chỉ số tiếp cận” (thường được tính bằng lượt xem). Sau đó là lượt tương tác và tỷ lệ chuyển đổi.
Bethany Everett-Ratcliffe là một nhà sáng tạo nội dung thời trang, thu nhập của cô giảm đáng kể trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, sự bão hòa của nội dung trên mạng xã hội đã biến công việc giữa các influencer và doanh nghiệp trở thành một canh bạc lớn, theo phó chủ tịch chiến lược của Linqia. “Rất khó để gây chú ý trên mạng xã hội trong giai đoạn hiện tại. Đầu tư vào một influencer lớn vẫn có nhiều khả năng chiến thắng hơn một influencer vừa hay nhỏ”, ông cho biết.
Các chiến dịch hợp tác với nghệ sĩ lớn lại trở thành một vụ làm ăn ít rủi ro hơn. “Nếu chọn được nghệ sĩ thích hợp, các thương hiệu có thể quảng bá sản phẩm hiệu quả”, Olivia McNaughten, giám đốc cấp cao của nền tảng tiếp thị Grin, nói thêm các nghệ sĩ thường chú ý xây dựng thương hiệu cá nhân và có kỹ năng quảng cáo tự nhiên.
Ông McNaughten nêu ví dụ bằng hai chiến dịch Blank Street hợp tác với Sabrina Carpenter và chiến dịch CeraVe Super Bowl của Michael Cera. Cả hai chiến dịch đều tiếp cận được hàng triệu khán giả và thu về lượt chuyển đổi đáng kể.
Song vẫn còn cơ hội cho các nhà sáng tạo nội dung cỡ nhỏ. Theo khảo sát của Linqia, có nhiều doanh nghiệp tìm nội dung dựa trên hệ thống UGC – mô hình các influencer chủ động lựa chọn rồi sáng tạo nội dung dựa trên doanh nghiệp mục tiêu trước khi được yêu cầu.
Sáng tạo nội dung theo mô hình UGC vẫn là một canh bạc lớn nhưng lại giúp những influencer vừa và nhỏ có thêm cơ hội phát triển và tăng thu nhập.
Trend "đóng giả đồ vật thử lòng mọi người và cái kết" khiến giới trẻ phát sốt
Trò chơi nhập vai "đóng giả đồ vật để thử lòng" bạn bè, người yêu, nhân viên... đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ hưởng ứng trên Tiktok với nhiều clip triệu view.
Trào lưu hài hước "đóng giả đồ vật thử lòng mọi người và cái kết" đang lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt và TikTok, thu hút sự tham gia của rất nhiều bạn trẻ trên khắp cả nước.
Mẹ chồng đóng giả cái bàn và cái kết
Trào lưu này xuất phát từ đoạn clip ngắn "mẹ chồng đóng giả cái bàn để thử lòng con dâu" nổi tiếng trên TikTok gần đây. Sau đó, nhiều TikToker khác đua nhau tạo ra các phiên bản tương tự, chẳng hạn như chàng trai giả làm cái bàn phát hiện người yêu gian dối, hay sếp cải trang thành cái bàn bắt tại trận nhân viên nộp CV chỗ khác...
Kịch bản chung cho những người muốn theo trend rất đơn giản: Nhân vật chính "biến hình" thành đồ vật vô tri để nghe lén bạn bè hay người yêu nói chuyện và phát hiện sự thật. Từ kịch bản chung đó, các bạn trẻ biến tấu, sáng tạo thành các nội dung hài hước muôn hình vạn trạng.
Hình ảnh mẹ chồng đóng giả cái bàn để thử lòng con dâu trong clip gốc.
Những người tham gia thường dùng trang phục đặc biệt và kỹ năng hóa trang để "làm mờ" chính mình trong mắt người khác. Điểm hấp dẫn của xu hướng "đóng giả đồ vật thử lòng mọi người và cái kết" là các bạn trẻ có thể tự do phát huy trí tưởng tượng, tận dụng mọi tài nguyên sẵn có để "biến hình" thành ghế sofa, tủ lạnh hay thậm chí là cây lau nhà.
Tính giải trí, hài hước nhẹ nhàng giúp các clip đem lại trận cười sảng khoái. Nhiều clip "hóa thân" được chia sẻ trên nhiều nền tảng, thu hút hàng triệu lượt thích và bình luận. Cộng đồng mạng để lại nhiều bình luận tán thưởng: "Nể cách các bạn nghĩ ra kiểu hóa thân độc đáo này, diễn mà như thật, xem video không thể nhịn nổi cười"; "Ban đầu xem cứ ngỡ trào lưu nhảm nhưng không nha, rất hài hước và đáng yêu"; "IQ vô cực mới nghĩ được kịch bản này"...
Giới trẻ đua nhau theo trend "đóng giả đồ vật thử lòng để mọi người và cái kết".
Nguyễn Nhật Minh (23 tuổi, TP.HCM) cho biết, anh xem được một clip đu trend "đóng giả đồ vật thử lòng mọi người và cái kết" trên TikTok khi đi cà phê cùng nhóm bạn và lập tức nghĩ ra một ý tưởng tương tự. "Đoạn clip hài hước do chúng mình dàn dựng có nội dung giả làm chiếc bàn để nghe lén bạn thân chê mình. Ngay sau khi đăng tải lên mạng xã hội, mình không ngờ nội dung của mình lại được đón nhận nhiều đến vậy", Nhật Minh chia sẻ.
Giới trẻ đua nhau dùng phương pháp "Lọ Lem" để đối mặt với cuộc sống quá mệt mỏi Những người trẻ kiệt sức ở Hàn Quốc và Trung Quốc đang có xu hướng mới để chống lại tình trạng mệt mỏi và phục hồi năng lượng làm việc. Nhân viên văn phòng ở Hàn Quốc và Trung Quốc đang sử dụng phương pháp truyền tĩnh mạch (IV) để chống lại tình trạng mệt mỏi và phục hồi năng lượng làm việc....