Xu hướng mới của người dân Hà Nội: Du lịch quanh Thủ đô những ngày hết giãn cách
Cùng với xu hướng nghỉ dưỡng biệt lập và hướng về thiên nhiên ngày càng thịnh hành, trong thời gian qua, người dân Hà Nội cũng đang tranh thủ tận hưởng và khám phá các điểm đến ngay tại Thủ đô.
Các khu nghỉ dưỡng ở ngoại thành ngày càng thu hút du khách Hà Nội.
Xu hướng du lịch ngay trong Thủ đô
Trong những thời điểm dịch bệnh trên địa bàn cơ bản được kiểm soát, vào các dịp cuối tuần, nhiều khu nghỉ dưỡng ở ngoại thành Hà Nội có công suất phòng tăng. Qua khảo sát cho thấy, để kích cầu du lịch, nhiều khu nghỉ dưỡng đã đưa ra mức giá khá hợp lý, giảm từ 20-30% so với những ngày bình thường.
Gia đình chị N.T.Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) có thói quen đi nghỉ vào dịp cuối tuần, tới các vùng rừng núi hoặc bãi biển quanh khu vực Hà Nội. Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gia đình chị hạn chế di chuyển ở chặng đường dài và chuyển sang lựa chọn đi du lịch tại một số biệt thự nghỉ dưỡng tại các huyện Ba Vì, Sơn Tây.
Đây cũng điểm đến lý tưởng của gia đình anh H.H.Dũng ( quận Long Biên, Hà Nội) vào mỗi dịp cuối tuần khi dịch bệnh bớt “ nóng”. Anh Dũng cho biết, do công việc của hai vợ chồng khá ngắn, lại có các con nhỏ nên xu hướng chọn địa điểm có thời gian di chuyển gần. Chính vì vậy, các biệt thự hay khu nghĩ dưỡng tại ngoại thành Hà Nội với khoảng gần 1 giờ đi ô tô chính là địa điểm lý tưởng của cả gia đình anh để nghỉ ngơi, giảm áp lực công việc.
Theo ông Trương Minh Tuấn – Giám đốc Công ty HVN Travel, hiện nay rất nhiều du khách Hà Nội có nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi tại khu vực ngoại thành: “Tại Hà Nội, du khách có rất nhiều lựa chọn du lịch nghỉ dưỡng, thuê riêng căn biệt thự, khu homestay riêng biệt để vui chơi và trải nghiệm như ở Ba Vì, Sóc Sơn hay ngoài Hà Nội như Mai Châu, Tam Đảo…”
Ông Tuấn cho biết, mô hình này rất phát triển và phù hợp với xu thế mới, bởi yếu tố địa lý, giao thông thuận lợi, đặc biệt trong mùa dịch lại lên ngôi bởi sự riêng tư, an toàn, hạn chế tiếp xúc với người lạ và chỗ đông người. Các khu nghỉ có không gian thiên nhiên, mang lại trải nghiệm khác xa với hình thức thuê riêng một phòng trong khách sạn thông thường.
Lượng khách chưa ổn định mà phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh
Video đang HOT
Theo ghi nhận tại thị xã Sơn Tây, tỷ lệ khách du lịch đến trên địa bàn có xu hướng tăng dần, tuy nhiên chưa có sự ổn định, mà thay đổi liên tục tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh. Đến đây du khách được hòa mình vào thiên nhiên với những trải nghiệm dân dã như đạp xe, câu cá, chèo thuyền hay thưởng thức các loại hoa quả theo mùa trong vườn.
Theo đại diện khu nghỉ dưỡng Tomodachi Retreat Làng Mít (thị xã Sơn Tây), vào những dịp cuối tuần, khi thành phố nới lỏng giãn cách, công suất phòng đạt khoảng 50%, trong bối cảnh đơn vị chỉ hoạt động hơn 70% công suất để giãn cách và đảm bảo phòng chống dịch bệnh.
Tại Ba Vì, Melia Ba Vi Mountain Retreat cũng ghi nhận công suất phòng tại khu nghỉ dưỡng này trong tháng 6 đã tăng hơn so với tháng 5, đạt khoảng 40% và dự kiến tiếp tục tăng lên mức 42% vì rất nhiều khách đặt dịch vụ sát ngày đi. Phần lớn khách lưu trú tại đây là các gia đình và cặp đôi, chủ yếu phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng.
Đại diện khu nghỉ Memory Villa tại Ba Vì cho biết, vào tháng 4 – tháng 5, trước khi dịch bệnh bùng phát trở lại khu nghỉ đạt khoảng 80% công suất; dịp cuối tuần khách phải đặt trước ít nhất 3-4 tuần mới có phòng. Tính riêng trong tháng 6, khu nghỉ dưỡng này nhận khoảng 20 đoàn khách, mỗi đoàn không quá 10 người.
Xây dựng và tuyên truyền điểm đến an toàn cho du khách
Để chuẩn bị tốt nhất cho việc khởi động lại hoạt động đón và phục vụ khách du lịch, Sở Du lịch Hà Nội đề nghị các tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm tham quan trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 gắn với xây dựng và tuyên truyền điểm đến an toàn cho du khách.
Sở Du lịch TP Hà Nội đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm túc chỉ thị, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội; tiến hành khai báo y tế bắt buộc đối với toàn bộ khách du lịch bằng mã quét QR; tăng cường tuyên truyền phổ biến, triển khai các quy định phòng, chống dịch bằng hệ thống các biển chỉ dẫn, biển cảnh báo.
Sở Du lịch cũng yêu cầu các điểm du lịch, các đơn vị rà soát, kiểm tra toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển phục vụ khách; hoàn thiện đăng ký tài khoản, đăng nhập hệ thống và thực hiện các bước đánh giá an toàn COVID-19 trên hệ thống safe.tourism.com.vn.
Bên cạnh đó, Sở Du lịch đề nghị các điểm đến và các doanh nghiệp cần quan tâm tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, điểm đến gắn với di sản, di tích, làng nghề tại các quận, huyện, thị xã; chủ động phối hợp với các cơ quản quản lý, liên kết, hợp tác giữa các đơn vị xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn, có tính chuyên biệt nhằm tạo những trải nghiệm mới, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch trong tình hình mới./.
Kỳ lạ kiến trúc cây mọc xuyên nhà tại khu tập thể cũ ở Hà Nội
Những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, đường kính thân cây rộng hơn vòng tay một người ôm với tán lá xum xuê nhưng lại thi nhau mọc bên trong nhà người dân.
Khu tập thể Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) là một trong những khu tập thể cũ kỹ, lâu đời nhất thủ đô tính đến thời điểm hiện tại.
Với hơn 60 tuổi đời, dấu vết thời gian thể hiện rõ qua từng đường nét kiến trúc, hệ thống cơ sở vật chất của khu tập thể. Đặc biệt, khu vực này được bao bọc bởi hệ thống hàng chục cây xà cừ cổ thụ.
Và hầu hết đều mọc... bên trong nhà của người dân. Điều này biến khu tập thể Kim Liên thành nơi có kiến trúc "dị" nhất với mật độ "cây mọc giữa nhà" nhiều nhất Thủ đô.
Những cây cổ thụ ở đây có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi. Kích thước vô cùng to lớn với đường kính thân cây rộng hơn vòng tay một người ôm, tán cây xum xuê.
Hệ thống cây giúp khu tập thể luôn mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đặc biệt những cây mọc trong khuôn viên nhà người dân.
Có khoảng 30 - 40 cây to mọc xuyên nhà người dân như thế này.
Cành to tán rộng mắc vào hệ thống dây diện chằng chịt; ngày mưa bão gãy cành rơi vào nhà hoặc nguy hiểm hơn là rơi trúng người.
Cành cây "len lỏi" bên trong những "chuồng cọp".
Theo chị Hà - người "sở hữu" một cây cổ thụ trong khuôn viên nhà cho biết, cây xuất hiện từ trước khi chị chuyển đến đây ở. Nhiều người dân chấp nhận sống chung với cây hàng chục năm phần vì không được tự ý chặt hạ trồng phần vì muốn giữ cho không gian của khu tập thể luôn xanh mát.
Để giảm thiếu rủi ro vào mùa mưa bão, người dân và chính quyền địa phương phải lên kế hoạch cắt tỉa cành, thân cây mỗi năm 2 - 3 lần. Ở đây phần lớn mọi người coi cây như người bạn, thoái mái sinh hoạt, kinh doanh dưới gốc cây.
Khu tập thể Kim Liên được hoàn thành năm 1959, cây đã xuất hiện trước khi người dân chuyển đến sinh sống. Càng về sau, mật độ dân số tăng lên, người dân tự ý cơi nới diện tích nên xuất hiện tình trạng "cây mọc xuyên nhà" như hiện nay.
Đắm mình trong không gian Hồ Tây ngát hương mùa sen Hạ về, sen Hồ Tây bung nở. Mùa sen nở, người dân Hà Nội chờ đợi mỗi năm để được hít thở không khí trong lành, mát rượi với hương thơm của sen mà không gì thay thế được. Đến với Hồ Tây mùa sen nở, người thì chụp ảnh, người thì thưởng hoa hay đơn giản chỉ là ngắm nhìn không khí...