Xu hướng màn hình lớn lên ngôi: Mẫu ô tô này dùng hẳn màn hình cong 34 inch, phân giải 5K, giao diện sử dụng lạ mắt
Một trong những đối thủ đáng gờm nhất của Tesla tại Bắc Mỹ là Lucid vừa công bố Lucid UX – giao diện người dùng độc nhất vô nhị trước giờ chưa từng thấy trên làng xe toàn cầu chuẩn bị xuất hiện cùng Lucid Air.
Lucid Air là mẫu xe thành phẩm đầu tiên từ Lucid nằm ở phân khúc sedan 4 cửa với lịch mở bán dự kiến trong tương lai gần. Để hâm nóng bầu không khí xoay quanh dòng xe điện hứa hẹn đáng chú ý nhất tại Mỹ trong nửa sau 2021, Lucid đã công bố giao diện người dùng Lucid UX vô cùng dị xoay quanh tâm điểm là màn hình cong có tên Glass Cockpit.
Glass Cockpit có kích thước 34 inch và được tách biệt thành 3 khu vực khác nhau (đều hỗ trợ độ phân giải lên tới 5K). Khu vực bên trái là nơi hiển thị các nút bấm cảm ứng tùy chỉnh đèn, gạt mưa hay sưởi kính ngay trong tầm tay người dùng. Khu vực trung tâm là bảng đồng hồ kỹ thuật số công nghệ cao với mọi dữ liệu cần thiết cho người dùng ở trạng thái bình thường.
Khi kích hoạt hệ thống hỗ trợ người lái, màn hình này sẽ hiển thị Lucid Air và các mẫu xe chạy xung quanh dưới giao diện 3 chiều, cho phép người dùng có được cái nhìn toàn cảnh xung quanh (nhờ vào camera/cảm ứng bố trí ngoài xe) mà không cần phải nhìn gương hay quay lại quan sát, qua đó tập trung hơn vào thao tác trước mặt.
Khu vực thứ 3 nằm tại trung tâm táp lô đảm nhận trọng trách hỗ trợ giải trí, định vị và giao tiếp với người ngồi trong xe. Amazon Alexa, Apple CarPlay và Android Auto đều được hỗ trợ, tương tự là các dịch vụ giải trí trực tuyến như Spotify.
Đặc biệt hơn cả, Lucid Air có một màn hình di động nữa là Pilot Panel hiển thị các chức năng tùy chỉnh điều hòa và ghế. Người dùng có thể kéo màn hình này ra/vào tùy mục đích sử dụng, khu vực bên trong Pilot Panel có thể được sử dụng như một không gian để đồ riêng. Bên cạnh đó họ cũng có thể gạt giao diện từ Glass Cockpit sang Pilot Panel để hành khách kế bên tiện điều chỉnh/kiểm tra.
Video đang HOT
Lucid Air có công suất mặc định 408 mã lực, tầm vận hành 653 km nhưng phiên bản Dream Edition đưa công suất xe lên 1.080 mã lực, tầm vận hành cũng tăng mạnh lên 810 km.
Màn hình lớn trên xe hơi vừa phí tiền, vừa vô ích
Theo quan điểm của tạp chí xe Hotcars, những màn hình lớn trung tâm được trang bị trên các mẫu xe hiện đại ngày nay là một bước lùi về công nghệ.
Năm 2011, Samsung ra mắt Galaxy Note, điện thoại thông minh màn hình lớn đầu tiên trên thế giới. Ban đầu, người ta chế giễu nó vì cho rằng các thiết bị trong tương lai sẽ ngày càng lớn hơn cho đến khi chúng ta mang theo các thiết bị thông minh có kích thước bằng máy tính xách tay trong túi. Mọi người cho rằng ý tưởng của Galaxy Note sẽ không thành công.
Thực tế điều mọi người từng chê cười lại thực sự trở thành hiện thực, điện thoại ngày nay có màn hình ô tô ngày càng lớn, thậm chí một số chiếc phải gấp lại để có thể cất vừa trong túi.
Tesla là hãng xe tiên phong đưa màn hình lớn lên ô tô. Ảnh: YouTube
Và xu hướng màn hình lớn cũng đã xuất hiện trên các thiết bị màn hình trung tâm ở ô tô. Đi đầu tiên phong trong phong trào này là những chiếc xe điện của Tesla và các hãng xe điện khác ồ ạt bắt chước theo. Đến nỗi, người ta mặc nhiên cho rằng đã là ô tô điện thì phải có màn hình trung tâm cỡ lớn.
Tuy nhiên, tạp chí xe Hotcars cho rằng màn hình lớn là một bước lùi về công nghệ, gây nguy hiểm cho việc lái xe.
Màn hình lớn gây mất tập trung hơn điện thoại
Không giống như các thiết bị tương tác vật lý, màn hình cảm ứng gây mất tập trung gấp đôi bởi muốn sử dụng các thiết bị này đòi hỏi sự chú ý của cả tay và mắt. Giao diện của màn hình cảm ứng cũng phức tạp hơn, dù có sử dụng lâu ngày cũng khó thể tạo thành thói quen mà không cần nhìn cũng làm được, ví dụ như bấm nút Next là chuyển bài hát hoặc vặn núm xoay để tăng giảm điều hòa nhiệt độ.
Màn hình lớn còn gây mất tập trung tương tự như điện thoại. Ảnh: 620ckrm
Với các màn hình cảm ứng ngoại cỡ, sự xao nhãng của các tài xế còn lớn hơn. Theo một nghiên cứu khoa học của Đại học Utah được đăng trên báo The Globe and Mail viết: "Rất nhiều công nghệ được tạo ra để nâng cao sự tiện lợi nhưng lại làm quá tải thông tin xử lý của não, dẫn đến việc người lái xe mất tập trung"
Các công nghệ như hỗ trợ giữ làn đường hoặc kiểm soát hành trình bằng rađa giúp cho việc lái xe an toàn hơn nhưng nó cũng có mặt trái là làm tài xế bị phụ thuộc vào công nghệ và ngày càng chủ quan hơn, phó mặc chuyện lái xe cho máy tính. Và điều này sẽ rất nguy hiểm trong trường hợp máy tính xử lý hoặc các cảm biến thu thập thông tin bị lỗi.
Công nghệ trên ô tô sẽ nhanh lỗi thời
Thực tế là không có gì nhanh lạc hậu hơn các món đồ chơi công nghệ. Một chiếc xe được coi là siêu phẩm công nghệ vào những năm 2000 sẽ có giá rất thấp vào ngày nay. Dù có thể mua những chiếc xe này với giá rẻ, tuy nhiên bạn sẽ phải gặp các vấn đề phiền phức vì công nghệ đã không còn được hỗ trợ, các cổng kết nối không còn được sử dụng v.v...Trải nghiệm này cũng tương tự như việc thay chiếc Iphone X đang sử dụng bằng một chiếc BlackBerry Curve sản xuất từ năm 2007 vậy.
Công nghệ trên khoang lái ô tô rất nhanh lỗi thời. Ảnh: Pressroom.lexus.com
Trước kia, hãng GM đã từng sử dụng hệ thống màn cảm ứng CRT từ cuối những năm 1980 để điều khiển hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa trên xe, tăng giảm âm lượng...Nhưng do hệ thống này có chất lượng kém, bị khách hàng phàn nàn là cảm ứng không nhạy, gây mất tập trung nên tính năng này đã bị dừng sản xuất từ những năm 90. Không chỉ công nghệ của hãng GM, hệ thống iDrive đời đầu trên BMW cũng gặp số phận tương tự.
Và một trong những lý do chính khiến công nghệ trên khoang lái ô tô trở nên nhanh lỗi thời là do phải chạy theo công nghệ của điện thoại thông minh.
Với sự phát triển như vũ bão, công nghệ trên điện thoại thông minh thay đổi theo từng năm. Những tín đồ yêu công nghệ có thể thay đổi điện thoại thường xuyên. Tuy nhiên, ô tô là một tài sản lớn, có giá trị sử dụng tính theo hàng chục năm. Rất có thể những chiếc điện thoại vào năm 2030 sẽ không thể kết nối được với phiên bản hệ thống Android Auto và Apple CarPlay trên ô tô ngày nay.
Công nghệ khoang lái đang phải chạy theo công nghệ của điện thoại di động. Ảnh: Theverge
Dù vậy, theo xu hướng phát triển công nghệ hiện tại, không đời nào các hãng sản xuất ô tô lại chịu từ bỏ tiện ích màn hình lớn trung tâm và kết nối điện thoại thông minh.
Vì vậy, mỗi tài xế phải tự xây dựng thói quen lái xe an toàn, tránh để bản thân bị mất tập trung sau tay lái. Chúng ta không thể hoàn toàn dựa vào các công nghệ an toàn như giữ làn đường hay kiểm soát hành trình. Việc điều khiển xe ô tô vẫn phải là trách nhiệm của tài xế cho đến khi những chiếc xe tự lái hoàn toàn trở thành hiện thực.
Hyundai Ioniq 6 chốt lịch ra mắt: Kiểu dáng sedan lai coupe, có thể chạy 700km mỗi lần sạc Hyundai Ioniq 6 được cho là sẽ sử dụng thiết kế phác thảo ra bởi concept Prophecy. Theo báo giới Hàn Quốc, tập đoàn Hyundai đang tăng tốc phát triển các mẫu xe sử dụng khung gầm thuần điện E-GMP mới (vừa xuất hiện trên Hyundai Ioniq 5 và Kia EV6). Sau Hyundai Ioniq 5 ở phân khúc SUV, Hyundai Ioniq 6 nhắm...