Xu hướng lây nhiễm chưa có lời giải của biến chủng Delta
Biến chủng Delta dường như đã giảm cường độ tại Anh và Ấn Độ, nhưng chủng này lại đang đẩy nước Mỹ vào làn sóng lây nhiễm thứ 4.
Các chuyên gia cho biết vắc xin cho tới nay vẫn hiệu quả với biến chủng Delta (Ảnh: Getty).
Theo New York Times , Mỹ đã rơi vào làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19. Khi chiến dịch tiêm vắc xin chậm lại và biến chủng Delta hoành hành, các ca nhiễm mới và nhập viện ở mức cao kỷ lục kể từ mùa đông năm ngoái. Các ca tử vong do Covid-19 cũng tăng cao.
Sau mỗi lần chạm đỉnh, dịch sau đó lại đi xuống nhưng vẫn chưa rõ lý do vì sao như vậy và xu hướng lây lan của virus ra sao.
Tại Anh, nơi Delta đang thống trị, số ca nhiễm mỗi ngày đã giảm từ mức cao nhất là 60.000 vào giữa tháng 7 xuống còn một nửa trong vòng 2 tuần qua, mặc dù đã có xu hướng tăng trở lại.
Tại Ấn Độ, số ca mắc mới tăng vọt lên hơn 400.000 ca mỗi ngày vào mùa xuân này, và các chuyên gia ước tính con số thực có thể gấp hơn 20 lần. Con số không thể tưởng tượng này thực sự đã gây sốc cho những người đã tuyên bố rằng quốc gia Nam Á này đã kiểm soát được dịch. Nhưng sau đó, vào tháng 6, số ca nhiễm giảm đáng kể.
Các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu vì sao các đợt bùng phát do chủng Delta ở những quốc gia đó lại giảm mạnh, dù chỉ là tạm thời, và điều đó có thể có ý nghĩa gì đối với các đợt bùng phát tương tự như ở Mỹ hiện nay.
Video đang HOT
Tại Mỹ, tốc độ lây lan của Delta bắt đầu có dấu hiệu chậm lại ở một số bang như Missouri, nơi chủng này đang tấn công mạnh. Có phải làn sóng lây nhiễm do Delta đang bắt đầu chậm lại ở Mỹ? Hay biến chủng này đang đẩy nước Mỹ vào con đường nhiều khó khăn hơn nữa?
Các chuyên gia có nhiều ý kiến khác nhau về xu hướng của virus trong những tháng tới. Từ số liệu theo dõi của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), một số chuyên gia dự báo ca nhiễm tại Mỹ có thể tăng lên trong những tuần đầu của tháng 9, nhưng nhiều người lại dự đoán ngược lại.
Tiến sĩ Celine Gounder, nhà dịch tễ học và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Bệnh viện Bellevue ở New York, dự đoán các ca nhiễm ở Mỹ sẽ tăng trở lại vào tháng 9 trước khi giảm mạnh vào tháng 10. Theo bà, dịch bệnh có thể đã bùng phát ở nhóm dân số chưa tiêm vắc xin song những người khác vẫn dễ bị tổn thương. Theo bà, khi học sinh và lực lượng nhân viên văn phòng dần trở lại học tập và làm việc, số ca nhiễm có thể sẽ tăng.
Tiến sĩ Gounder nói thêm, từ thực tế ở Anh và Ấn Độ, điều quan trọng là “không nên lo ngại Delta quá mức”.
Ba quốc gia trên có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ dân số tiêm vắc xin, độ tuổi tiêm, ý thức của người dân, kế hoạch mở cửa trường học, quy định đeo khẩu trang và các biện pháp phòng ngừa khác. Thời tiết cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Các ca nhiễm ở Anh giảm dần vào mùa hè, trong khi Mỹ đang rơi vào tình trạng các ca bệnh tăng. Nhiều người tụ tập hơn đồng nghĩa với việc có nguy cơ virus lây lan hơn.
Các nhà dịch tễ học cho biết, xu hướng lây nhiễm của chủng Delta trên khắp nước Mỹ phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ tiêm vắc xin, ý thức người dân, thời tiết và các mức độ phòng dịch khác nhau. Hiện các ca nhiễm đang giảm ở một số bang Đông Nam và California, nhưng tăng ở hầu hết khu vực Trung Tây và Đông Bắc.
Chưa thể chắc chắn điều gì với Delta
Tại Hà Lan, nơi 62% dân số được tiêm đầy đủ, các ca bệnh đã tăng 500% sau khi nước này gỡ bỏ các hạn chế. Điều đó buộc chính phủ phải áp dụng lại một số biện pháp, bao gồm đóng cửa các câu lạc bộ đêm và giới hạn giờ ăn uống tại các nhà hàng, quán ăn. Và số ca nhiễm đã giảm.
Tại Anh, vào giữa tháng 6, chỉ 3 tuần sau khi Delta tấn công mạnh mẽ, các ca nhiễm mới tăng cao. Một sự kiện lớn đã thay đổi tất cả: giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO 2020), một chuỗi trận đấu kéo dài 1 tháng thu hút hàng triệu người Anh theo dõi. Các quán rượu, các sân vận động chật kín người. Các ca nhiễm tăng vọt ở những người trẻ tuổi và chưa được tiêm, đặc biệt là nam giới.
Nước Anh hiện đang gần đạt đến điểm mà tiến sĩ Paul Hunter, giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia và là cố vấn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Covid-19,mô tả là trạng thái cân bằng đặc hữu, nơi các ca bệnh chững lại khi ngày càng có nhiều người có khả năng miễn dịch do tiêm vắc xin hoặc đã từng bị nhiễm virus.
Tuy nhiên, tiến sĩ Hunter cảnh báo, vẫn chưa nói trước được điều gì vì mọi diễn biến vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ý thức người dân cũng như vấn đề thời tiết.
Các ca mắc mới hàng ngày ở Anh giảm một nửa từ giữa tháng 7 đến cuối tháng, nhưng giờ đang tăng trở lại, chủ yếu tại những khu vực vốn là “vùng xanh” trước đây như phía tây nam nước Anh và các vùng nông thôn của Scotland và Bắc Ireland.
Delta lại có một xu hướng lây lan khác tại Ấn Độ, nơi hầu hết dân số chưa tiêm đủ vắc xin. Trong những tháng trước đợt bùng dịch lần thứ hai, số ca nhiễm giảm và cuộc sống đã dần trở lại gần như bình thường ở nhiều vùng của Ấn Độ.
Đến đầu tháng 3, Ấn Độ tuyên bố nước đang ở trong “giai đoạn cuối của đại dịch” và Thủ tướng Narendra Modi vẫn nhất trí tổ chức các cuộc bầu cử ở một số bang, và lễ hội Kumbh Mela diễn ra, thu hút hàng triệu tín đồ. Các đám cưới, trận đấu cricket và các cuộc tụ tập đông người vẫn diễn ra khắp nơi. Trong những tuần sau đó, nhiều người mắc bệnh và hàng nghìn người chết. Các bệnh viện ở một số thành phố lớn đã quá tải vì thiếu ôxy và các nguồn cung cấp quan trọng khác cạn kiệt. Nhưng các ca nhiễm nhanh chóng giảm dần, đặc biệt là ở những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Xét nghiệm mới nhất cho thấy, tỷ lệ người Ấn Độ có kháng thể đã tăng lên 67% trong tháng 7 từ mức 21,5% trong tháng 1. Các xét nghiệm kháng thể có thể không đáng tin cậy, nhưng nếu những con số đó chính xác, khả năng miễn dịch cộng đồng có thể giúp nước này ngăn chặn một làn sóng dịch kinh hoàng khác trong bối cảnh chỉ có 9% dân số được tiêm đầy đủ.
Liều Pfizer thứ ba giúp giảm nguy cơ nhiễm Delta
Nghiên cứu mới chỉ ra liều Pfizer thứ ba có thể giúp giảm tới 84% nguy cơ dương tính với biến chủng Delta sau khoảng 20 ngày tiêm, so với tiêm hai mũi tiêu chuẩn.
Phân tích dựa trên dữ liệu của Tổ chức chăm sóc sức khỏe Maccabi ở Israel, quốc gia bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm liều tăng cường hồi giữa tháng 7, cho thấy liều Pfizer thứ ba có thể giúp giảm 48% - 68% nguy cơ nhiễm nCoV sau khi tiêm từ 7 đến 13 ngày, so với những người tiêm hai mũi.
Khả năng bảo vệ của liều tăng cường tăng dần theo thời gian, trong đó nguy cơ dương tính với nCoV có thể giảm từ 70% - 84% sau khi tiêm từ 14 -20 ngày.
Nghiên cứu về hiệu quả của liều tăng cường với biến chủng Delta, được công bố hôm 31/8, do phó giáo sư dịch tễ học Daniel M. Weinberger tại Trường Y tế Công cộng Yale ở New Haven, bang Connecticut, Mỹ dẫn đầu. Nghiên cứu hiện chưa được bình duyệt.
Một điểm tiêm chủng vaccine Covid-19 tại Tel Aviv hôm 24/8. Ảnh: Bloomberg .
Những phát hiện mới cho thấy liều tăng cường có thể giúp chống lại nguy cơ suy giảm khả năng bảo vệ của vaccine Covid-19 trong ngắn hạn. Mỹ, Anh và nhiều quốc gia khác đã thông báo kế hoạch tiêm liều tăng cường để chống lại biến chủng Delta.
Các nhà nghiên cứu cho biết sẽ tiếp tục đánh giá hiệu quả của liều tăng cường đối với nguy cơ nhập viện và tử vong, cũng như cần theo dõi thêm để xác định thời gian bảo vệ của liều tăng cường.
Một nghiên cứu trong vòng 12 ngày do Bộ Y tế Israel công bố hôm 29/8, người tiêm liều tăng cường có nguy cơ nhiễm virus thấp hơn 11 lần và nguy cơ bệnh nặng thấp hơn 10 lần so với những người tiêm hai mũi.
Israel, một trong những quốc gia đi đầu về tiêm chủng toàn cầu, đã ghi nhận số ca nhiễm tăng trong thời gian gần đây, thôi thúc chính phủ và người dân đẩy mạnh chiến dịch tiêm liều tăng cường. 68% dân số Israel đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong đó 62% đã tiêm đủ liều. Khoảng hơn 2 triệu trong tổng số 9,3 triệu dân đã tiêm liều vaccine thứ ba.
Rửa sạch mũi ngăn SARS-CoV-2 xâm nhập đường hô hấp Việc rửa sạch mũi bằng dung dịch có khả năng sát khuẩn cao giúp ngăn ngừa và hạn chế các virus, vi khuẩn lây nhiễm qua đường hô hấp, trong đó có SARS-CoV-2. Giám đốc Rochelle Walensky của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) hồi tháng 7 từng cảnh báo biến chủng Delta của SARS-CoV-2 là một trong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thuốc và các phương pháp điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann

Chế độ ăn trong quản lý hội chứng Prader-Willi

Số ca bệnh tay chân miệng ở TP.HCM tiếp tục tăng

Thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu

Cần bao nhiêu protein để tăng cơ?

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị trong hội chứng Felty

Uống sữa kiểu này cực tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết

Quầng thâm mắt bật mí điều gì về sức khỏe của bạn?

Chạy online: Lợi ích và nguy cơ

Bác sĩ dinh dưỡng: Nhiều người "ngây thơ" khi chọn sữa cho con

5 điều nên làm mỗi sáng, cơ thể khỏe như uống thuốc bổ

Mắc hội chứng lạ, người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước
Có thể bạn quan tâm

Cán mốc doanh thu hơn 30 tỷ sau 4 ngày công chiếu, 'Tìm xác: Ma không đầu' tung phân đoạn cười ra nước mắt của Ngô Kiến Huy và Đại Nghĩa
Phim việt
23:32:15 23/04/2025
Nghi vấn cặp sao hạng A bị nữ đại gia đâm xe trả thù tình, không sinh con để giữ nhan sắc "ma cà rồng"
Sao châu á
23:28:36 23/04/2025
Vỡ mộng cặp đôi phim Hàn: Song Hye Kyo - Song Joong Ki và những cú sốc cực khó nuốt
Hậu trường phim
23:12:41 23/04/2025
Lộ hình ảnh chứng minh mối quan hệ giữa Sơn Tùng M-TP và rapper nổi tiếng Hàn Quốc
Nhạc quốc tế
23:06:48 23/04/2025
NSND Tự Long có thái độ "10 điểm tuyệt đối" với đàn em kém 19 tuổi
Sao việt
23:03:27 23/04/2025
Màn kết hợp 'bùng nổ' của NSND Thanh Hoa và Hoà Minzy ở 'Hẹn ước Bắc - Nam'
Nhạc việt
22:48:33 23/04/2025
Vợ Justin Bieber bị u nang buồng trứng, buồn vì tình trạng của chồng
Sao âu mỹ
22:21:08 23/04/2025
Nhân viên ôm 8,2 tỷ đồng của Bệnh viện Thủ Đức để kinh doanh quần áo
Pháp luật
22:00:49 23/04/2025
Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn
Tin nổi bật
22:00:44 23/04/2025
Đám cưới đang viral khắp Trung Quốc: Cô dâu đẹp tới mức không thể tin nổi, chú rể là thiếu gia giàu nức tiếng
Phim châu á
21:48:38 23/04/2025