Xu hướng hoài cổ đăng hỷ sự lên báo in gây sốt tại Trung Quốc
Xu hướng các cặp đôi trẻ Trung Quốc đăng tải thông tin kết hôn lên báo giấy truyền thống đã gây chú ý mạng xã hội nước này trong thời gian gần đây.
Một cặp đôi đăng ký kết hôn tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Ảnh: Xinhua
Về cơ bản, thông báo hỷ sự này khá ngắn gọn, bao gồm tên của cặp đôi và ngày đăng ký kết hôn của họ.
Một cặp đôi là cô Wang 24 tuổi và chồng tên Liu quyết định áp dụng hình thức này để thông báo về việc kết hôn hôm 6/6 lên tờ báo địa phương Tianjin Daily.
Video đang HOT
Cô Wang chia sẻ với tờ Global Times rằng cả hai vợ chồng đều nhút nhát và không muốn công bố lên WeChat. Thay vào đó, chia sẻ thông tin về việc kết hôn của họ lên tờ báo địa phương dường như là lựa chọn tốt hơn.
Cô bộc bạch: “Ngoài việc đem lại cảm giác lãng mạn hoài cổ, phương pháp này còn đáp ứng nhu cầu tâm lý của chúng tôi là công bố về sự kiện quan trọng của cuộc đời đồng thời tránh thu hút quá nhiều chú ý”.
Những cá nhân quan tâm đến phương thức truyền thống này có thể đăng ký thông qua một chương trình trên ứng dụng Alipay. Người dùng có thể nhập thông tin cá nhân của họ dựa trên mẫu được cung cấp và chọn một tờ báo. Chi phí thường là vài trăm nhân dân tệ, tuy nhiên giá thành có thể thay đổi ở các vùng khác nhau. Mọi người cũng có thể gọi điện trực tiếp đến các tờ báo để yêu cầu dịch vụ.
Wang và chồng cô đã trả tổng cộng 750 nhân dân tệ để đăng thông tin trên 5 tờ báo khác nhau.
Tờ Global Times cho biết đăng thông báo kết hôn trên báo chí là một lựa chọn phổ biến tại Trung Quốc gia đoạn 1912-1949. Vào thời điểm đó, mẩu tin thông báo hỷ sự trên các mặt báo là cách phổ biến để thông báo cho họ hàng và bạn bè. Hơn nữa, nó có ý nghĩa pháp lý và có thể dùng làm bằng chứng của một cuộc hôn nhân. Các tòa báo giấy cũng tạo điều kiện tiện lợi cho bảo quản lâu dài và tăng thêm giá trị kỷ niệm.
Ngoài ra, một bài bình luận đăng ngày 1/7 trên tờ Elephant News, một cơ quan truyền thông có trụ sở tại tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc có đoạn: “Việc các thế hệ trẻ đăng thông báo kết hôn trên báo là một dấu hiệu cho thấy họ tin tưởng và tôn trọng báo in”.
Nhiều thành phố ở Trung Quốc chật vật với khủng hoảng nợ công
Vũ Hán, thành phố lớn nhất ở miền Trung Trung Quốc, đã công khai yêu cầu hàng trăm công ty địa phương trả nợ.
Động thái vô cùng hiếm hoi này làm nổi bật tình hình tài chính tồi tệ mà nhiều thành phố ở đất nước tỷ dân đang phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế bất ổn.
Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Ảnh: CNN
Trong tuyên bố chính thức được đăng trên Nhật báo Trường Giang, Văn phòng tài chính Vũ Hán cho biết 259 công ty và tổ chức đã nợ thành phố này tổng cộng hơn 14 triệu USD. Cơ quan này kêu gọi các công ty hoàn trả các khoản nợ quá hạn càng sớm càng tốt.
Văn phòng tài chính Vũ Hán cho hay họ đã không thành công trong việc thu hồi các khoản nợ và treo thưởng cho bất kỳ ai có thể cung cấp thông tin hữu ích về tài sản và tài chính của những doanh nghiệp, tổ chức mắc nợ.
Các nhà phân tích ước tính nợ chính phủ chưa thanh toán của Trung Quốc đã vượt 123 nghìn tỷ nhân dân tệ (18 nghìn tỷ USD) vào năm ngoái. Trong đó, gần 10 nghìn tỷ USD được gọi là"nợ ẩn" - xuất phát từ các công ty tài chính do địa phương thành lập nhưng không thể hiện trên bản cân đối kế toán chính thức.
Thông báo thu hồi nợ ở Vũ Hán được đưa ra chỉ vài ngày sau khi các nhánh tài chính chính thức của Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, phải vật lộn huy động đủ ngân sách để trả những khoản nợ trái chủ. Vân Nam - một trong những tỉnh nợ nhiều nhất cả nước - có tỷ lệ nợ tồn đọng trên thu nhập tài chính lên tới trên 1.000% vào năm ngoái.
Vũ Hán và Côn Minh không phải là những thành phố duy nhất đang vật lộn với khủng hoảng nợ. Quý Châu, một trong những tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc, đang cố gắng giải quyết vấn đề tài chính và kêu gọi Bắc Kinh giúp đỡ để tránh vỡ nợ.Các doanh nghiệp mắc nợ lớn nhất ở Vũ Hán bao gồm các công ty lớn như Dongfeng Wuhan Light Vehicle, do Cơ quan Quản lý tài sản nhà nước của thành phố kiểm soát, và Uni-President Enterprises, công ty khổng lồ về thực phẩm và đồ uống của Đài Loan có hoạt động chính ở Trung Quốc đại lục.
'Chiếc hộp lo lắng' giúp học sinh Trung Quốc xả tâm sự thầm kín Những dòng giấy nhớ ghi lại những tâm sự nhỏ to của nhóm học sinh tại một lớp tiểu học ở tỉnh Sơn Tây, miền Trung Trung Quốc đã khiến cộng đồng mạng xôn xao và buộc mỗi phụ huynh phải nhìn nhận về bản thân mình. Nhiều người xúc động trước những dòng tâm sự mà các học sinh để lại trong...