Xu hướng giày đi mưa gây tranh cãi
Nhiều thương hiệu quốc tế ra mắt các thiết kế giày cao su màu sắc với mức giá từ vài trăm USD.
Theo The Guardian, những đôi ủng đi mưa làm bằng cao su là một trong những xu hướng nổi bật trong năm nay. Tại tuần lễ thời trang Thu – Đông 2021, nhãn hàng Bottega Veneta, The Row hay Valentino đã biến tấu mẫu thiết kế boots màu sắc trở thành đôi giày phải có trong tủ đồ với mức giá dao động 400-1.500 USD.
Các nhãn hàng thời trang nhanh cũng ra mắt sản phẩm có kiểu dáng tương tự, nhưng được làm bằng chất liệu cao su bình dân với giá trung bình 30 USD.
Boots cao su của Bottega Veneta. Ảnh: WWD.
Cassie Smart – giám đốc bộ phận kinh doanh mảng thời trang nữ của Matchesfashion – cho biết: “Những đơn đặt hàng ủng cao su đi mưa tăng 130% trong mùa thu năm nay. Khách hàng có những phản hồi tốt về sự thay đổi này, khi thời trang bắt đầu những bước tiến gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Mẫu thiết kế có thể sử dụng ở bất cứ đầu, các buổi tiệc trong nhà hay ngoài trời”.
Theo báo cáo của Cassie, Balenciaga cũng là một trong những thương hiệu được khách hàng ưa chuộng khi tung ra mẫu dép Crocs cao su có giá 550 USD. Ngoài ra, đôi boots của Bottega Veneta có tông màu xanh lá cây còn trở thành xu hướng phụ kiện được các tạp chí thời trang bình chọn.
“Thương hiệu Italy có khả năng biến món đồ cơ bản hàng ngày trở thành những loại phụ kiện đáp ứng được tinh thần thời trang cao cấp hay sản phẩm được săn lùng nhiều trong mỗi bộ sưu tập”, biên tập viên Laura Hawkins nói.
Nữ biên tập chia sẻ thêm điều mà các thương hiệu đem đến vẻ ngoài cao cấp cho đôi boots đi mưa chính là cách họ kết hợp cùng thiết kế váy sequin lấp lánh hay các bộ trang phục được may đo kỹ lưỡng.
Về mặt tâm lý học, những đôi ủng cao su giúp người mang cảm thấy thoải mái hơn, mà vẫn trông sành điệu so với khi mang một đôi giày cao gót nguy hiểm. Thậm chí, việc thiết kế ra món đồ này cũng có sự gắn liền với cuộc sống hàng ngày, gợi nhắc người tiêu dùng về khoảng thời gian tuổi thơ, đắm mình trong những vũng nước mưa.
Tuy nhiên, xu hướng lại nhận luồng tranh cãi trái chiều. Nhiều người cho rằng ủng đi mưa không thể mang đến sự thanh lịch, tinh tế cho những bộ trang phục.
Video đang HOT
Số còn lại nhận định chất liệu cao su có tính độc hại với môi trường, đi ngược lại tiêu chuẩn bền vững mà các thương hiệu từng cam kết trước đó khi sản xuất thành phẩm.
Tài khoản Linaissa nhận xét: “Bỏ ra số tiền khá cao để sở hữu những mẫu giày làm bằng cao su, tôi chắc chắn phải suy nghĩ nhiều. Thật sự thiết kế mới của các thương hiệu không thể hiện được tinh thần thời trang cao cấp”.
Nhiều thương hiệu cũng mang đến các thiết giày cao su, trong đó có Balenciaga. Ảnh: WWD.
Thị trường bán lại giày giá cao gây bất lợi cho các thương hiệu?
Sự gia tăng của các cửa hàng và trang web khiến việc bán lại giày phiên bản giới hạn trở thành ngành kinh doanh "béo bở".
Theo Vogue Business, bán lại giày thể thao trở thành ngành kinh doanh có lợi nhuận cao những năm gần đây. Công việc này khuyến khích nhiều cửa hàng và nền tảng chuyển sang hình thức bán lại. Trọng tâm là giày thể thao phiên bản giới hạn.
Định giá thị trường bán lại giày
Một trong những mô hình kinh doanh sáng tạo hiện nay là thương hiệu bán lẻ liên kết với nhà đấu giá. Mục đích của việc hợp tác là tiếp cận các khách hàng mới, có mức chi tiêu cao.
Theo ước tính từ công ty đầu tư Cowen, các chuyên gia bán lại giày thể thao đã xây dựng được cộng đồng lớn những người đam mê thời trang đường phố. Đại diện công ty này cho biết thị trường bán lại toàn cầu được định giá 6 tỷ USD vào năm 2019, trong khi tổng doanh số bán giày thể thao chạm ngưỡng 100 tỷ USD. Nó được dự báo trị giá 30 tỷ USD vào năm 2030.
Khi thị trường nóng lên, những trang web bán lại chịu áp lực phải tìm cách để chống lại đối thủ cạnh tranh. Bởi về cơ bản, các thương hiệu này làm giống nhau về mọi khâu như xác thực sản phẩm, giúp giao dịch diễn ra suôn sẻ nhất có thể.
Thị trường bán lại toàn cầu được đính giá 6 tỷ USD vào năm 2019. Ảnh: Highsnobiety.
Loại đầu tư mới
Tháng 7/2019, công ty bán lẻ Stadium Goods từng hợp tác với nhà đấu giá Sothebys để bán 100 đôi giày. 99 đôi trong số đó được mua bởi một nhà sưu tập với giá 850.000 USD.
Caitlin Donovan - phó chủ tịch kiêm trưởng bộ phận bán hàng của nhà đấu giá Christies - cho rằng giày thể thao là loại tài sản đang có sức hấp dẫn lớn với nhà sưu tập.
"Chúng tôi nhận thấy sự quan tâm rộng rãi từ các khách hàng khác nhau. Với mỗi lần giao dịch, chúng tôi thấy con số kỷ lục mới cho những đôi giày thể thao đắt nhất trong phiên đấu giá", Caitlin nói.
Mặt khác, uy tín là một trong những yếu tố then chốt đối với người bán. Các nhà đấu giá có danh tiếng tốt giúp công ty bán lẻ nâng cao uy tín thông qua sự liên minh.
Anusha Couttigane - nhà phân tích thời trang - nhận định phong cách đường phố ngày càng được ưa chộng. Những xu hướng này khiến các nhà đấu giá nhận ra giá trị của giày thể thao, dù họ không có nhiều chuyên môn trong việc tiếp cận tệp khách hàng.
Christies không có nhiều đối tượng cho giày Nike vì đó không phải là cơ sở khách hàng điển hình của họ. Ảnh: The Sole Supplier.
Ảnh hưởng của thị trường bán lại với thương hiệu
Sự tăng trưởng liên tục của thị trường bán lại phụ thuộc vào chiến lược tiếp thị tiến bộ từ các thương hiệu lớn như Nike, adidas, Louis Vuitton, Gucci... Đồng thời, các trang web bán lại muốn tiến gần hơn đến thương hiệu.
Các nhãn hàng nhận ra những nền tảng bán lại mang đến lợi thế nhưng cũng có trở ngại.
Về mặt tích cực, việc tham gia vào các trang web bán lại giúp tăng khả năng hiển thị cho thương hiệu thời trang trên "chợ xám". Đây vốn là vấn đề thường xuyên đối với hàng xa xỉ. Khi sản phẩm được giao dịch trên thị trường đồ cũ, thương hiệu khó biết được khách hàng là ai. Việc hợp tác với công ty bán lại cung cấp khả năng hiển thị của người tiêu dùng đó.
Doanh nghiệp bán lại có thể rút bài học về tiếp thị từ các nhà đấu giá. Bởi họ là những chuyên gia quản lý và kết nối để thu hút người tiêu dùng sang trọng.
Các nền tảng bán lại mang đến lợi thế, đồng thời gây trở ngại cho thương hiệu. Ảnh: Sohu.
Mặt khác, công ty bán lại đang mở rộng phạm vi tiếp cận của mình. Họ mở cửa hàng và mang về bộ sưu tập thời trang từ các thương hiệu. Theo ý kiến của chuyên gia, những món đồ giới hạn khiến nhu cầu mua sắm tăng cao. Điều này tạo xu hướng đẩy giá lên cao đối với các nhà cung cấp.
Từ đó, mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng sẽ trở nên căng thẳng là mối lo ngại của thương hiệu.
"Thương hiệu tung ra đôi giày với giá 150 USD. Nó đột nhiên được bán lại với giá 300 USD. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng", Matt Powell - phó chủ tịch và cố vấn cao cấp của NPD Group - nói.
Ngoài ra, việc dập tắt vấn đề hàng giả là ưu tiên hàng đầu của các bên. Thành công của việc bán lại chủ yếu dựa vào việc cải thiện quy trình xác thực.
Hoạt động kinh doanh bán lại giày ngày một phát triển. Ảnh: Ape To Gentleman.
Gucci là thương hiệu giày thiết kế phổ biến nhất ở Châu Âu Gucci là thương hiệu giày phổ biến nhất Châu Âu với 215.000 lượt tìm kiếm, theo nghiên cứu từ các chuyên gia về giày dép của FootActive. Từ danh sách 10 thương hiệu giày thiết kế hàng đầu, Gucci là thương hiệu giày phổ biến nhất trên 31 quốc gia, trong đó có Pháp, Nga, Tây Ban Nha... Tại Vương quốc Anh, thương...