Xu hướng của các nhà sản xuất lớn trong ngành thời trang: Đẹp nhưng “có trách nhiệm” với Trái Đất
Thời trang là một vòng lặp lặi, nhưng trách nhiệm của thời trang với môi trường lại là một vấn đề mới. Đã tới lúc khởi động khái niệm thời trang bền vững để mang lại một Trái Đất “đẹp” hơn.
Thế giới đang chứng kiến những sự thay đổi mạnh mẽ, từ môi trường, xã hội, phương thức vận hành cho tới cả… thời trang. Bản chất nổi bật nhất và cũng chính là điểm khiến thời trang hấp dẫn đó chính là vì nó liên tục thay đổi. Điều đó đồng nghĩa với việc trong thế giới thời trang, những thiết kế đang rất thịnh hành ở thời điểm hiện tại có thể sớm trở bị loại bỏ trong tương lai gần. Thế nhưng, quan điểm đó có còn là điều phù hợp khi đối diện với một thế giới đang đòi hỏi nhiều sự chuyển mình?
Câu trả lời là một sự cân bằng. Chúng ta cần thay đổi để hướng tới sự ổn định – về lâu dài, về bền vững. Một thập kỷ của thiên tai, bệnh dịch và những biến đổi mạnh mẽ về lối sống cũng như các đe doạ đến từ môi trường đòi hỏi con người cần phải có những hành động. Và thời trang là một phần không thể tách rời.
Cả nền công nghiệp thời trang đang tiến dần đến với những phương thức hoạt động thân thiện với môi trường hơn, hay nói cách khác, “xanh” và “sạch” hơn. Đây là một con đường dài, bởi để đảm bảo được cả cái đẹp – điều đương nhiên, đồng thời bảo vệ Trái Đất, thì đó sẽ là một hành trình đòi hỏi sự chung tay của cả các thương hiệu cũng như các tín đồ thời trang.
Đó cũng là cách mà nhà mốt lâu đời đến từ nước Đức – HUGO – đưa ra lời kêu gọi mở màn cho bộ sưu tập mới của mình với tên gọi “Clean up your Act” – “Chúng ta cần phải thay đổi, điều mà chúng tôi sẽ bắt đầu và các bạn sẽ hoàn thiện”.
Với những nhà thiết kế vốn được biết đến với tính cách mạnh mẽ và phóng khoáng này, thời trang vẫn là phương tiện để thể hiện cái “tôi”, giải phóng năng lượng mạnh mẽ, nhưng lần này là hướng về tương lai. Một tương lai bền vững hơn cho nhân loại, nơi mỗi cái “tôi” đều gắn liền với một phần trách nhiệm xã hội, vẫn rất “riêng” nhưng không hề thiếu đi trách nhiệm với toàn thể.
Với cái tôi táo bạo của mình, các nhà mốt của thương hiệu thời trang nổi tiếng lại mang người yêu thời trang bước vào tương lai của các đô thị, trẻ trung hơn và thực sự quyết liệt hơn trong cách tân hướng tới bền vững. Các thiết kế dành cho cả nam và nữ đều đi theo hướng tối giản và trẻ trung, với tông màu trắng – đen xen lẫn các điểm nhấn màu đỏ đến từ logo của thương hiệu, và không quên sự hiện diện của các thông điệp với kích cỡ lớn: “Clean up your act”, “Thank you / Have a nice day”.
Dĩ nhiên, khi nói đến thời trang bền vững, thiết kế hay những khẩu hiệu không phải là tất cả: cách các thương hiệu khai thác chất liệu và quy trình sản xuất mới là điều cốt lõi làm nên cam kết về sự thân thiện với môi trường.
Với nhà mốt này, quy trình thực hiện bộ sưu tập mang tính biểu tượng này đã đem lại những con số thực sự đáng chú ý: 100% cotton tự nhiên, 100% polyester tái chế và ứng dụng nhiều chất liệu mới, đồng thời tăng cường ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp đáp ứng được quy chuẩn về sản xuất bền vững.
So với năm 2018, 18% lượng CO2 và 8% lượng tiêu thụ nước sạch đã được giảm thiểu từ quá trình sản xuất các trang phục – một con số chưa thực sự quá lớn, nhưng đủ để chứng minh những nỗ lực của một đại diện của ngành thời trang trong giai đoạn mới.
Những cam kết của hãng mang tính dài hạn, để hướng tới việc tăng tỉ lệ các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn bền vững, cũng như từ đó nâng cao chất lượng sản xuất của các nhà cung cấp để phù hợp với các điều kiện thân thiện với môi trường.
Video đang HOT
Đây cũng dần trở thành xu hướng của các nhà sản xuất lớn trong ngành thời trang, để xây dựng nên một ngành công nghiệp thực sự nhân văn, gắn liền với đời sống con người – cũng chính là đời sống của Trái Đất. Việc còn lại, có lẽ còn cần đến ý thức của người tiêu dùng, sao cho khái niệm “mặc đẹp” cũng sẽ chính là “mặc có trách nhiệm” trong một ngày không xa.
Nhà thiết kế gốc Việt - Peter Do: Thiên tài 'ngoại đạo' của ngành thời trang quốc tế
Khía cạnh thiết thực căn bản trong may mặc, điều Peter Do rất trân trọng, có thể khiến một ngành công nghiệp thời trang đồ sộ vốn đã quen tạo nên nhiều ảnh hưởng tức thời nhưng thiếu bền vững, phải suy ngẫm.
Thương hiệu Peter Do xuất hiện nổi bật gần đây trong Tuần lễ Thời trang Paris, tháng 3/2020, thời điểm thị trường châu Âu vừa có dấu hiệu vực dậy sau đợt "xâm lăng" của đại dịch COVID-19.
Vào tận chung kết cuộc thi tranh giải LVMH dành cho những Nhà thiết kế Thời trang trẻ (triển khai bởi tập đoàn đa quốc gia LVMH), Do từng trình làng bộ sưu tập thu/đông 2020 của anh tại trụ sở chính LVMH ở Paris, Pháp. Là một trong những "ông trùm" hùng mạnh nhất của ngành công nghiệp thời trang đương đại, LVMH, tuy nhiên, cũng không thoát khỏi sự tụt dốc lợi nhuận nặng nề gây nên bởi COVID-19.
Tại Mỹ, nơi Do lập nghiệp từ năm 2018 bằng thương hiệu mang tên mình, đại dịch đồng thời kéo theo thương vong kinh tế khó lường cho không ít công ty thời trang non trẻ.
Do (bìa phải) chỉnh áo cho người mẫu bên trong xưởng may của anh tại New York. (Ảnh: Moda Operandi)
Khác với vô số đồng nghiệp đang chật vật vì khủng hoảng dịch bệnh, thương hiệu của Do, đến nay, vẫn hoạt động hiệu quả, điềm nhiên, với gần như không một tổn thất nào đáng kể về doanh thu. Nguyên nhân lý giải điều này nằm ở vị thế lẫn mục tiêu làm nghề đặc biệt mà nhà thiết kế trẻ quyết tâm giữ vững ngay từ đầu.
Sau chuỗi ngày học việc tại thương hiệu thời trang nữ uy tín Celine (Pháp), với sự giúp đỡ chuyên môn từ Derek Lam - nhà thiết kế gốc Á nổi tiếng, Do quyết định thành lập công ty riêng cùng một nhóm bạn, đặt trụ sở tại thành phố New York.
Là người sống kín tiếng, Peter Do lại tạo nên những trang phục được yêu thích rộng rãi bởi giới trí thức châu Á lẫn ngôi sao Hollywood. (Ảnh: Moda Operandi)
"Có cái lợi riêng khi làm người ngoài cuộc. Bạn không cần tuân thủ một số quy luật nhất định vốn được áp dụng cho những nhãn hàng lớn. Bạn được phép làm những việc phù hợp với bản thân. Vì là doanh nghiệp nhỏ, chúng tôi cũng thích nghi tốt hơn trước khó khăn", Do chia sẻ cùng phóng viên SCMP mới đây. Nhà thiết kế đang tất bật chuẩn bị để ra mắt dự án thời trang xuân/hè 2021.
Loạt thiết kế xuân/hè 2021 của thương hiệu Peter Do. (Ảnh: Vogue)
"Chúng tôi tự thiết kế và hoàn thiện mọi thứ. Thế nên nếu có trục trặc gì đó, chúng tôi có thể nhanh chóng xử lý, đảm bảo tất cả vận hành trơn tru. Ngược lại, đối với một thương hiệu lớn, có rất nhiều lớp lang công việc bạn phải vượt qua. Về vấn đề này, nhóm chúng tôi linh hoạt hơn".
Trong khi tác động kéo dài từ làn sóng dịch bệnh buộc hàng loạt công ty thời trang phải tái cân nhắc khuôn mẫu kinh doanh, Do - cựu sinh viên Học viện Công nghệ Thời trang New York - tiến hành mọi thứ theo tư duy riêng biệt, thách thức khái niệm lẫn kỳ vọng có phần rập khuôn trước nay về việc xây dựng một nhãn hàng thời trang cao cấp.
Mẫu túi Do hợp tác thiết kế cùng thương hiệu Medea từ Ý, xuất hiện trong bộ sưu tập xuân/hè 2021 của anh. (Ảnh: Vogue)
Buổi đầu khởi nghiệp, nhà thiết kế gốc Việt từ chối tố chức những show trình diễn thời trang. Mẹo quảng bá sản phẩm hiệu quả với nhiều nhãn hàng cao cấp, danh tiếng như Chanel, Dior hoặc Gucci - lại không thật lý tưởng đối với một công ty trẻ độc lập, eo hẹp về tài chính như nhóm của Do.
Thay vào đó, họ chủ trương phát triển mạng lưới thương mại điện tử, tìm kiếm nguồn khách hàng từ một vài đơn vị bán lẻ năng động. Không gấp rút phô trương tên tuổi, Do tập trung xây dựng chất lượng nơi từng mẫu thiết kế.
Nữ diễn viên Zendaya diện một mẫu thiết kế của Do, tại sự kiện Elle Women in Hollywood năm 2019. (Ảnh: SCMP)
Mô tả thương hiệu riêng như một "dự án ra đời trực tuyến", Do nhớ về thời điểm vừa hình thành công ty non trẻ, trước khi nhóm của anh chuyển đến một xưởng may chính quy, trước cả khi họ rao bán mẫu trang phục đầu tiên. Tất cả khởi đầu nhờ tài khoản Instagram họ lập riêng nhằm giới thiệu hình ảnh. Không mất nhiều thời gian sau đó để cái tên Peter Do dần trở nên quen thuộc với những nhân vật trong ngành lẫn tín đồ thời trang quốc tế.
"Chân thành mà nói, tôi nghĩ trang Instagram chúng tôi tạo ra chính là "bệ phóng" cho thương hiệu", Do giải thích. "Chúng tôi bắt đầu từ 2 năm trước khi công ty chính thức thành lập. Nhóm ghi lại mọi hoạt động hậu trường, bao gồm quá trình thiết kế trang phục lẫn xây dựng văn phòng đại diện... Dần dà, chúng tôi nhận được sự chú ý từ công chúng khắp nơi. Trước khi là một thương hiệu thực thụ, chúng tôi chỉ là một nhóm bạn cùng học thiết kế đến từ Brooklyn, bắt đầu mọi thứ từ con số 0".
Thiết kế xuân/hè 2021 của thương hiệu Peter Do. (Ảnh: Vogue)
Đối lập với phong cách quảng bá thương hiệu có phần chậm rãi, khiêm nhường, những thiết kế của Do phản ánh dấu ấn bền vững - và quan trọng hơn - biểu thị nét đẹp thanh lịch không tuổi.
Một chiếc áo vest được cắt may góc cạnh, mẫu quần ống suôn nền nã, một chiếc váy đa năng có thể chuyển thành áo choàng dài, trang phục Do thiết kế không phải kiểu sản phẩm bắt mắt, hợp mốt nhưng cũng dễ bị quên lãng. Khách hàng của anh khá đa dạng, từ những nữ luật sư quyền lực tại châu Á, học sinh sinh viên ngành thời trang, đến loạt kiều nữ Hollywood mà nổi bật là ngôi sao trẻ Zendaya.
"Tôi chỉ muốn may những trang phục thật sự thiết thực với mọi người. Nếu một thiết kế trông không thoải mái, không vừa vặn, hay chất vải gây khó chịu, tôi sẽ không thấy hứng thú. Đó chính là tiêu chí của thương hiệu này", Do chia sẻ.
Mẫu túi và giày thanh lịch thuộc bộ sưu tập xuân/hè 2021 của Peter Do. (Ảnh: Vogue)
Chủ trương đề cao giá trị thực tiễn nơi thiết kế trang phục khởi nguồn từ những năm tháng tuổi thơ tại Việt Nam của Do, nơi anh sinh ra và lớn lên trước khi chuyển đến Mỹ định cư cùng gia đình ở tuổi thiếu niên.
"Tôi lớn lên ở Việt Nam, trong một nông trang nhỏ, thiếu thốn ngoài ngoại ô. Tôi chỉ có 5 mẫu quần áo để mặc thay phiên, một cái áo thun, quần yếm, vài cái quần, vậy thôi", Do nói. "Chỉ đến khi quần áo quá sờn cũ đến mức không thể mặc tiếp, chúng tôi mới mua mới, hoặc bạn phải chờ anh em họ trong nhà cho bạn quần áo cũ của họ. Tư duy ăn mặc đó đã theo tôi đến tận lúc này. Giờ đây, tôi muốn tạo ra những loại trang phục mọi người sẽ luôn muốn trân trọng, cảm thấy chúng đủ thiết thực để giữ gìn và sử dụng lâu dài. Chính vì tôi được dạy rằng phải luôn trân quý mọi thứ tôi có dẫu chúng ít ỏi ra sao".
Giữa giai đoạn kinh tế khó khăn hiện thời, ý tưởng tái sử dụng để tối đa hóa tủ đồ cá nhân, kể cả với nhóm khách hàng cao cấp, ngày càng trở nên lôi cuốn. Những thiết kế của Do, hoàn thành ngay trong phân xưởng tại New York, biểu trưng cho "sự đầu tư trang phục" khôn khéo, khi bạn có thể linh hoạt mặc chúng trong gần như mọi dịp, mọi mùa khác nhau.
Nhiều thiết kế thanh nhã của Do có thể được mặc, phối linh hoạt, đem đến cơ hội tự do sáng tạo với trang phục cho khách hàng. (Ảnh: Moda Operandi)
"Mọi người đang muốn tìm kiếm nhiều lợi ích hơn từ quần áo, họ đã chán mặc theo trào lưu", Do nhìn nhận.
Elizabeth von der Goltz, giám đốc thu mua toàn cầu của Net-a-Porter (công ty bán lẻ mặt hàng thời trang quốc tế có trụ sở tại Ý), một trong những "kênh" tiêu thụ chủ chốt sản phẩm từ thương hiệu Peter Do, cho biết: "Một nhà thiết kế trẻ đầy tiềm năng như Do là cực kỳ hiếm thấy. Nét tinh tế, tỉ mỉ nơi từng mẫu trang phục của Do là minh chứng đúng nghĩa cho khái niệm thời trang cao cấp".
Khéo léo tận dụng tiềm năng công nghệ, cương quyết trong quá trình làm nghề, thế nhưng với Do, giá trị quan trọng nhất cần được trau chuốt luôn nằm ở bộ trang phục, từ khâu vẽ mẫu, cắt may, đến chỉnh sửa. Khía cạnh thiết thực nguyên thủy trong hoạt động may mặc, điều nhà thiết kế gốc Việt rất trân trọng, có thể khiến một ngành công nghiệp thời trang đồ sộ vốn đã quen tạo nên nhiều ảnh hưởng tức thời nhưng thiếu tính vững bền, phải suy ngẫm.
Kanye West: 'Tôi sẽ diện đồ Air Jordan đến khi có thêm quyền ở adidas' Nhà thiết kế 43 tuổi có tham vọng kết hợp 2 thương hiệu adidas và Nike. Gần đây, Kanye West thu hút sự chú ý khi đăng dòng trạng thái trên trang cá nhân. Cụ thể, nhà thiết kế thời trang viết: "Tôi sẽ đi giày Jordan cho đến khi tôi là thành viên hội đồng của adidas". Theo Complex, lời chia sẻ...