Xu hướng ăn mặc giúp ‘dễ lấy chồng’ gây tranh cãi ở Trung Quốc
Xu hướng thời trang ‘hao jia feng’ – nghĩa là cách ăn mặc để ‘dễ lấy chồng’ – đang lan rộng ở Trung Quốc và tạo ra một làn sóng tranh luận gay gắt trên mạng xã hội.
Người phụ nữ cầm giấy chứng nhận kết hôn tại đám cưới tập thể trong sự kiện mai mối nhằm truyền cảm hứng cho những người độc thân kết hôn, ở khu vực ngoại ô Thượng Hải ngày 18/5. Ảnh: Reuters
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, xu hướng thời trang “hao jia feng” nổi bật với phong cách trang điểm nhẹ nhàng cùng trang phục nhã nhặn – những chiếc váy có độ dài vừa phải, trang phục làm bằng chất liệu dệt kim, áo khoác ngoài có màu sắc như trắng, hồng, được tô điểm bằng họa tiết điệu đà và nơ duyên dáng…
Phong cách này được cho là phù hợp với gu thẩm mỹ của đàn ông Trung Quốc, tôn lên đường cong cơ thể tự nhiên của người phụ nữ, thể hiện hình ảnh khiêm tốn, ngây thơ, thuần khiết và dịu dàng. Đây vôn được coi là những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ, khiến họ trở nên thu hút đàn ông và dễ lấy chồng hơn.
Ví dụ điển hình của phong cách này là nhân vật Saeko trong bộ phim truyền hình Shitsuren Chocolatier, do nữ diễn viên Nhật Bản Satomi Ishihara thủ vai.Trên nền tảng video Bilibili, các blogger Trung Quốc thậm chí còn tập hợp một bộ sưu tập gồm 87 bộ trang phục mà nhân vật này sử dụng và dán nhãn là phong cách ăn mặc “dễ lấy chồng”.
Một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội theo xu hướng “hao jia feng” đã thu hút hơn 600.000 người theo dõi trên Weibo. Người này thường hướng dẫn phụ nữ trẻ nắm bắt phong cách, đưa ra nhận xét, xếp hạng và đề xuất chỉnh sửa những bộ trang phục do những người theo dõi chụp lại và gửi đến.
Video đang HOT
Ngoài trang phục, cô còn đưa ra hướng dẫn để chụp những bức ảnh hấp dẫn khi mặc những trang phục “dễ lấy chồng”, cũng như cách tốt nhất để giới thiệu những bức ảnh đó trên mạng xã hội nhằm thu hút các đối tác chất lượng cao.
Dù ngày càng thịnh hành ở Trung Quốc, một số người cho rằng phong cách thời trang này vi phạm các chuẩn mực bình đẳng giới. Họ đã đặt câu hỏi tại sao phải hy sinh lựa chọn cá nhân để mang lại sự hài lòng cho người khác?
“Tôi không muốn bị điều chỉnh bởi các nguyên tắc hôn nhân và yêu đương. Tôi từ chối phục vụ cho yêu cầu thẩm mỹ của nam giới. Phong cách ‘dễ lấy chồng’ đang trói buộc phụ nữ”, một người nhận định.
Trào lưu này thậm chí còn là nguồn cảm hứng sinh ra “phong cách khó lấy chồng” với khẩu hiệu mang tính châm biếm: “Để trở thành một cô gái khó lấy chồng, hãy đọc sách, tập thể dục, đi du lịch, yêu công việc và thích tiêu tiền”.
Phong cách phản biện này đề cao sự tự hài lòng và khuyến khích phụ nữ sống thật với chính mình. Chẳng hạn, một cô gái khó lấy chồng có thể có bằng tiến sĩ, thích đọc sách và đi du lịch. Cô ấy cũng có thể thích phong cách trang điểm phương Tây, gợi cảm, toát lên sự tự tin, ưu tiên sự nghiệp, không ngây thơ và từ chối những vai trò truyền thống.
“Tôi đang cố gắng hết sức để hướng tới ‘phong cách khó lấy chồng’. Tôi thích tập thể dục, mua sắm và tôi là kiên quyết ủng hộ nữ quyền và thích tranh luận”, một người dùng viết trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.
“Độc thân vẫn hạnh phúc. Vô cùng hạnh phúc. Hãy là cô gái khó lấy chồng, nhạy cảm, yêu bản thân”, một người khác chía sẻ trên Weibo.
Angel, một người dùng mạng xã hội Little Red Book của Trung Quốc, cho biết cô đang làm việc chăm chỉ và chẳng cần kết hôn. Cô nói: “Cuối cùng, điều quan trọng nhất là phải giàu có và độc lập về tài chính”.
Cuộc tranh luận về phong cách thời trang “dễ lấy chồng” đã nổ ra trong bối cảnh giới chức Trung Quốc chật vật tìm cách thúc đẩy tỷ lệ kết hôn và sinh con. Tỷ lệ sinh ở Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm ngoái, dẫn đến tình trạng sụt giảm dân số đầu tiên sau 6 thập kỷ.
Trong khi đó, nhiều phụ nữ trẻ Trung Quốc cho rằng chi phí chăm sóc con cái cao, ảnh hưởng đến sự nghiệp và không muốn kết hôn là những lý do chính khiến họ không muốn có con.
Lấy chồng nhỏ hơn 20 tuổi, người phụ nữ bị gia đình xóa tên khỏi hộ khẩu vì cho rằng ham hố "chuyện ấy"
Người phụ nữ hơn chồng 20 tuổi bị cả gia đình phản đối, hàng xóm xung quanh thì đàm tiếu, cười chê nhưng câu chuyện phía sau mới khiến nhiều người suy ngẫm.
Hiện nay, nhiều người vẫn hay nói "tình yêu không quan trọng tuổi tác hay "tuổi tác không phải là ranh giới của tình yêu", nhưng thực tế sự chênh lệch tuổi tác khá lớn khiến nhiều cặp đôi phải chịu nhiều ánh mắt phán xét và hoài nghi từ phía hàng xóm, họ hàng thậm chí là người thân trong gia đình. Như câu chuyện của chị Huỳnh Thị Kim Oanh là ví dụ đầy xúc động.
Lấy chồng nhỏ hơn 20 tuổi, người phụ nữ bị gia đình xóa tên khỏi hộ khẩu
Dẫn tin từ VnExpress, chị Oanh sinh năm 1963 năm nay 60 tuổi. Chồng chị là anh Nguyễn Văn Tuấn (SN 1983) kém vợ 20 tuổi. Nói về sự chênh lệch tuổi tác, chị Oanh nói thời điểm trước khi cả 2 lên kế hoạch kết hôn thì bị cả gia đình phản đối, cho rằng chị lấy trai trẻ vì ham hố "chuyện ấy". Những người xung quanh cười chê nói chị "mê phi công" vì điều kiện của chị Oanh lúc đó, chị có thể kiếm được những mối tốt hơn. Tuy nhiên, có 1 điều mà người chưa tỏ tường, anh Tuấn khó quan hệ vợ chồng và vô sinh bởi 11 khối u trong cơ thể.
Chị Oanh và người chồng kém 20 tuổi
Theo như chị Oanh chia sẻ, vợ chồng chị gặp nhau lần đầu tiên vào năm 2005, trong lần chị đưa mẹ đi vật lý trị liệu, thì gặp một thanh niên bị liệt. Thấy người này đi một mình, chị tình nguyện đưa về nơi tá túc là một mái ấm chuyên cưu mang người cơ nhỡ. Tại đây, chị gặp và biết anh Tuấn chàng trai khiếm thị cũng là người chồng hiện tại của mình. Chị Oanh đem lòng yêu anh Tuấn vì anh lúc nào cũng nở nụ cười rất đẹp dù trong người mang bệnh hiểm nghèo như u não, suy giảm thị lực và vô sinh. Ngày chị Oanh đưa anh Tuấn về ra mắt gia đình cũng là ngày chị tình nguyện xóa tên trong sổ hộ khẩu và ra đi tay trắng.
Nói về anh chồng chị Oanh, người đàn ông cũng có hoàn cảnh éo le khiến nhiều người xót xa. Anh Tuấn từ nhỏ sống với bà ngoại do mẹ mất sớm, bố lấy vợ khác. Lên 8 tuổi, vì bà quá nghèo anh phải đi ở đợ để được nuôi cơm. Lên 14 tuổi, Tuấn sang Campuchia sống với bố, sau đó một mình trở lại Việt Nam để mổ u não. Ở tuổi 18, anh mất dần thị lực. Sau đó, bà ngoại chỗ dựa duy nhất của Tuấn cũng qua đời. Trở thành người khiếm thị, vì không muốn làm phiền họ hàng, anh ra đường xin ăn, ngủ gầm cầu xó chợ, sau được đưa về mái ấm để chữa bệnh.
Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2007, cặp đôi bất chấp tuổi tác mà quyết định kết hôn, không ngoài dự đoán người nhà chị hết mực phản đối. Gia đình người phụ nữ chị thậm chí còn xóa tên con ra khỏi hộ khẩu. Sau đám cưới, gánh nặng kinh tế dồn lên vai người chi Oanh. Để chữa bệnh cho chồng và duy trì cuộc sống, chi phải lăn lộn đủ thứ nghề, từ chạy xe ôm, giúp việc cho tới giao hàng.
Cả hai cũng mong muốn có một đứa con cho vui cửa vui nhà cũng như làm chỗ dựa khi về già nhưng bác sĩ từng cảnh báo, trường hợp của Tuấn khó sinh hoạt vợ chồng và cũng chẳng thể có con. Hai vợ chồng chấp nhận thực tế và coi đó như sự an bài của số phận.
Năm 2008, trước khi ca mổ cuối cùng của anh Tuấn được tiến hành bác sĩ thậm chí còn khuyên đưa anh về nhà vì khả năng cao sau khi mổ anh sẽ trở thành người thực vật. Nhưng bằng nghị lực phi thường, anh Tuấn đã trải qua cuộc phẫu thuật một cách nhiệm màu. Có điều, thị lực của anh ngày càng suy giảm và hiện tại anh không còn nhìn thấy được gì nữa.
Theo Vnexpress, khoảng 4 năm trước, để giúp chồng đỡ buồn chán khi chỉ quanh quẩn trong nhà, chị Oanh rủ anh làm kênh YouTube, chia sẻ cuộc sống thường nhật cũng như những món ăn họ chế biến hàng ngày. Để có động lực vui vẻ hơn. Gần đây, bệnh của anh tái phát, lại thêm biến chứng của tiểu đường nên đi lại khó khăn. Chị Oanh cũng phát hiện bị ung thư vòm họng, tay chân run rẩy nên khó cầm được điện thoại lâu để quay video.
Sau khi câu chuyện của chị Oanh,được chia sẻ, nhiều người tỏ thái độ chê người phụ nữ quá dại quá, dù có lớn tuổi tới đâu, cũng không thể nhắm mắt lấy bừa một anh chồng bệnh tật. Nhiều người cho rằng, chị lấy anh vì anh còn đẹp trai, hào hoa, phong độ. Đằng này trên thực tế, anh và chị chẳng có "đời sống vợ chồng" đúng nghĩa. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến thán phục khả năng sự nhẫn nại của chị Oanh, nhìn vào hoàn cảnh của chị mới biết đâu là tình yêu thật sự.
Bị mỉa mai lấy chồng vì tiền, vợ chàng trai không chân Tô Đình Khánh nói gì? Cuộc sống hiện tại của chàng trai không chân Tô Đình Khánh và bà xã Trần Thương rất hạnh phúc, viên mãn. Tròn 1 năm quen nhau, hẹn hò và quyết định tiến tới hôn nhân, cuộc sống của chàng trai không chân Tô Đình Khánh và bà xã Trần Thương được nhiều người quan tâm. Bởi ngay từ thời điểm mới yêu...