Xứ Hàn sẽ đi về đâu sau chuyện kinh thiên động địa?
Ở quốc gia nào cũng vậy, tổng thống đương nhiệm bị phế truất luôn là chuyện kinh thiên động địa, chuyện hiện tại nhưng có tác động rất mạnh mẽ tới tương lai, vừa là cú sốc lịch sử vừa là cơ hội cho sự khởi đầu của một chương sử mới.
Việc tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị phế truất lại còn hơn cả thế. Toà án hiến pháp nước này đã chấp thuận quyết định của quốc hội phế truất bà Park Geun-hye làm cho nữ tổng thống đầu tiên của xứ Hàn cũng đồng thời là tổng thống đầu tiên bị phế truất. Bà Park còn là con gái của cố Tổng thống Park Chung-hee người vừa bị lên án, nhưng cũng lại được ca ngợi và ghi nhận về đóng góp làm nên “Điều kỳ diệu ở Sông Hàn” – ám chỉ sự phát triển và hiện đại hoá đầy ấn tượng ở nơi này. Gần ba thập kỷ kể từ khi nền dân chủ được thiết lập, việc phế truất bà Park Geun-hye là bằng chứng về sự trưởng thành vững chắc của nền dân chủ ở Hàn Quốc.
Trong bi kịch cá nhân của bà Park Geun-hye và cuộc khủng hoảng quyền lực nhà nước, chính trị và xã hội dai dẳng bấy lâu nay ở Hàn Quốc có được sau khi bà Park Geun-hye bị phế truất cơ hội cho sự khởi đầu mới về mọi phương diện đối với xứ Hàn.
Câu hỏi vì sao bà Park Geun-hye lại để mọi chuyện diễn biến đến như thế hiện giờ không quan trọng và đáng được quan tâm bằng câu hỏi đất nước này rồi sẽ đi về đâu? Khi lên cầm quyền cách đây bốn năm, bà Park Geun-hye có được đồng thời tất cả thiên thời, địa lợi và nhân hoà. Tổng thống mới của Hàn Quốc được bầu ra trong 60 ngày tới lại không có được tất cả. Đảng của bà Park Geun-hye đang rã đám và không có được ứng cử viên tổng thống nào sáng giá. Nhiều khả năng tổng thống mới của Hàn Quốc sẽ là người thuộc phe đối lập hiện tại và chính trường Hàn Quốc sẽ nghiêng hẳn về phía cánh tả. Như thế đồng nghĩa với việc đất nước này sẽ chuyển biến rất sâu sắc cả về đối nội lẫn đối ngoại.
Tất cả phụ thuộc vào người mới trên cương vị đứng đầu nhà nước có khả năng nhanh chóng ổn định tình hình chính trị an ninh và xã hội ở trong nước hay không và xử lý ổn thoả những vấn đề đối ngoại và an ninh khu vực. Chính trường và nội bộ xã hội bị phân hoá sâu sắc như thế cần được ổn định bền vững và thống nhất thật sự nhanh chóng như có thể được, cuộc chiến chống tham nhũng và lạm quyền cần phải được kiên định tiếp tục và triệt để, dân chủ và minh bạch trong cả chính trị lẫn kinh tế, trong nhà nước pháp quyền và các mối quan hệ xã hội cần được thực hiện. Thật ra, người mới nếu muốn dẫn dắt xứ này ra khỏi thảm trạng chính trị và xã hội hiện tại chỉ cần rút ra những bài học cần thiết từ thất bại của bà Park Geun-hye và thực hiện những cam kết tranh cử khi nào của bà tổng thống này. Nhờ những cam kết tranh cử ấy mà bà Park Geun-hye đã đắc cử tổng thống Hàn Quốc với tỷ lệ phiếu bầu cao hơn kết quả bầu cử của tất cả những người tiền nhiệm. Câu hỏi chỉ là người mới này có sẵn sàng và có đủ khả năng để làm những việc ấy hay không thôi.
Xứ Hàn sẽ đi về đâu cũng còn phụ thuộc vào người mới xử lý như thế nào những thách thức và thử thách hiện tại về đối ngoại và an ninh liên quan trước hết đến Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Người mới có thể sẽ không cứng rắn với Triều Tiên như bà Park Geun-hye nhưng quan hệ của Hàn Quốc với Triều Tiên đã trở nên phức tạp và nhạy cảm hơn trước rất nhiều bởi chính quyền mới ở Mỹ đã tận dụng tình hình chính trị nội bộ hiện tại ở Hàn Quốc để triển khai luôn hệ thống phòng thủ tên lửa giai đoạn cuối ( Thaad) trên lãnh thổ Hàn Quốc và Trung Quốc tiến hành trừng phạt thương mại Hàn Quốc vì đã để cho Mỹ làm vậy hoặc đã cùng với Mỹ làm vậy.
Người mới có thể sẽ găng hơn bà Park Geun-hye trong quan hệ với Nhật Bản về những mắc mớ giữa hai nước liên quan đến quá khứ lịch sử chung. Người mới cũng rất có thể sẽ độc lập hơn với Mỹ và uyển chuyển hơn với Trung Quốc. Nếu như thế thì cục diện quan hệ và chính trị an ninh ở khu vực Đông Bắc Á sẽ thay đổi rất cơ bản và môi trường chính trị an ninh đối ngoại của Hàn Quốc cũng vậy. Chỉ có điều là những việc này không dễ khả thi và không biết người mới có đủ khả năng và bản lĩnh để vận hành mọi chuyện hay không thôi.
Video đang HOT
Theo Danviet
Vì sao THAAD là bài toán khó với Hàn Quốc?
Tiếp nhận hệ thống phòng thủ tên lửa từ tay Mỹ, Hàn Quốc đang cùng lúc chọc tức cả Triều Tiên và Trung Quốc.
Với việc Hàn Quốc bắt đầu triển khai hệ thống diệt tên lửa hiện đại của Mỹ, những phản ứng từ phía Triều Tiên không phải là vấn đề lo ngại duy nhất với quốc gia này.
Hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối - THAAD (Ảnh: Bussiness Insider)
Việc triển khai Hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) không những khiến Triều Tiên mà cả Trung Quốc cũng cảm thấy tức giận. Trung Quốc vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc.
Người dân tại khu vực dự định lắp đặt THAAD đã phản đối kế hoạch một cách quyết liệt, trước những nghi ngại về vấn đề đối với sức khỏe mà radar hệ thống có thể gây ra. Thêm vào đó, một số ứng cử viên có thể trở thành Tổng thống Hàn Quốc tương lai đã thề sẽ rút khỏi thỏa thuận này nếu đắc cử.
Hãng thông tấn AP đã đưa ra phân tích về phương thức hoạt động của THAAD, và nguyên nhân khiến nó trở thành vấn đề gây tranh cãi.
THAAD hoạt động như thế nào?
THAAD bao gồm 6 bệ phóng đặt trên xe tải và 48 tên lửa đánh chặn, nhằm cản lại các mục tiêu hướng đến ở tầm cao.
Mỗi khẩu đội THAAD cũng gồm thiết bị điều khiển hỏa lực và liên lạc, radar phát hiện mục tiêu và khởi động quá trình đánh chặn. Bộ Quốc phòng Mỹ và tập đoàn Lockheed Martin - "cha đẻ" của THAAD - khẳng định hệ thống đã "thành công 100%" trong tất cả các đợt thử nghiệm từ năm 2005 đến nay.
Có ít nhất hai bệ phóng và một số bộ phận khác của THAAD đã được chuyển tới Hàn Quốc vào hôm 6/3, và Seoul cho biết kế hoạch vận hành hệ thống sẽ được tiến hành sớm nhất có thể.
Chính quyền nước này phát biểu rằng, THAAD sẽ giúp Hàn Quốc tăng cường khả năng chống tên lửa trong bối cảnh Triều Tiên không ngừng theo đuổi tham vọng hạt nhân tấn công diện rộng của mình. Bình Nhưỡng gần đây đã liên tiếp phóng nhiều tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm hoặc bệ phóng lưu động.
Song, các ý kiến chỉ trích cho rằng THAAD không thể giải quyết được các mối đe dọa cấp bách, bao gồm những tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tên lửa pháo binh của Triều Tiên, vốn bay ở tầm thấp và có thể dễ dàng tấn công Seoul hay các vùng lân cận, nơi tập trung một nửa dân số Hàn Quốc.
Vì sao Trung Quốc nổi giận?
Phía Mỹ và Hàn Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh THAAD chỉ là biện pháp phòng vệ và không đe dọa đến bất cứ quốc gia nào ngoài Triều Tiên.
Tuy vậy, Trung Quốc không mấy bị thuyết phục trước khẳng định trên. Thay vào đó, quốc gia này cho rằng, hệ thống sẽ "nhòm ngó" Trung Quốc và theo dõi các hoạt động quân sự của họ. Nga cũng có quan điểm tương tự.
Việc Trung Quốc lên án THAAD đã làm dấy lên làn sóng phản đối tập đoàn Lotte, khi "ông lớn" này đã chấp thuận đổi một sân golf tại phía Nam Hàn Quốc của mình để làm nơi lắp đặt hệ thống.
Chính phủ Hàn Quốc không khỏi quan ngại trước thông tin Trung Quốc cấm các tour du lịch đến Hàn Quốc. Ngoài ra, còn có tin hàng hóa Hàn Quốc đang bị kêu gọi tẩy chay. Các hoạt động có sự xuất hiện của ca sĩ, diễn viên người Hàn tại Trung Quốc bị hủy bỏ.
Những diễn biến này đặt Hàn Quốc vào tình thế đáng báo động, khi đây là quốc gia có nền kinh tế xuất khẩu chủ chốt mà Trung Quốc lại là thị trường tiêu thụ chính, có nhu cầu ngày càng tăng, chủ yếu là sản phẩm công nghiệp và du lịch.
Chính trị trong nước
Không khó để dự đoán THAAD sẽ là vấn đề quan trọng được nhắc đến trong đợt bầu cử Tổng thống Hàn Quốc vài tháng tới, sau khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết phế truất Tổng thống Park Geun Hye do bê bối tham nhũng.
Một số ứng cử viên tổng thống tiềm năng, trong đó ông Moon Jae Jin - cựu lãnh đạo đảng Dân chủ, người mà các kết quả khảo sát cho thấy được kỳ vọng trở thành lãnh đạo quốc gia kế tiếp nhất - đã đưa ra ý kiến tranh luận rằng Hàn Quốc nên "xem xét lại" việc triển khai THAAD vì những ảnh hưởng của nó đến quan hệ với Trung Quốc và Nga.
Các ứng cử viên khác còn thẳng thừng tuyên bố kế hoạch nên được bãi bỏ hoàn toàn.
Bất chấp các tranh biện chính trị kể trên, phần lớn giới chuyên gia đều nhận định Hàn Quốc sẽ khó lòng từ bỏ THAAD trước nguy cơ làm mất lòng Washington, đồng minh chiến lược quan trọng nhất của quốc gia này.
Theo Quỳnh Anh
Vietnamnet
Tình bạn Mỹ - Hàn có thể gặp nguy vì Tổng thống Park bị phế truất Tổng thống Park Geun-hye bị phế truất đồng nghĩa Hàn Quốc cần một lãnh đạo mới và người này có thể sẽ mang lập trường khác về mối quan hệ Seoul - Washington. Tổng thống Hàn Quốc bị phế truất Park Geun-hye. Ảnh: AFP Liệu lãnh đạo Hàn Quốc tiếp theo có đồng tình với Mỹ trước các vấn đề quan trọng, chẳng...