Xử gian lận thi cử ở Sơn La : Nhân chứng cố tình vắng sẽ bị dẫn giải
Sau khi hoãn phiên tòa xét xử 8 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La, do những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng vắng mặt, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La sẽ mở lại phiên xét xử vào 8h ngày 15/10/2019.
Trả lời báo Dân Việt, Tòa án Nhân dân Sơn La thông tin, để phiên tòa diễn ra thuận lợi, những người làm chứng trường hợp cố ý vắng mặt gây trở ngại cho việc xét xử thì có thể bị áp giải hoặc dẫn giải theo quy định.
Phiên tòa xét xử 8 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La, đang được dư luận và người dân đặc biệt quan tâm, mong muốn vụ án được làm sáng tỏ.
Hội trường nơi sẽ diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án gian gian lận điểm thi trong kỳ thi THPH Quốc gia 2018 tại Sơn La vào ngày 15/10/2019.
Ngày 29/8/2019, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La đã quyết định đưa vụ án Trần Xuân Yến và đồng phạm ra xét xử sơ thẩm về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ vào ngày 16/9/2019. Tại phiên tòa, do vắng mặt một số người tham gia tố tụng (44 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và 32 người làm chứng) nên căn cứ vào các Điều 292, 293, 297 và 299 của Bộ luật Tố tụng hình sự, Hội đồng xét xử đã hoãn phiên tòa và ấn định thời gian mở lại phiên tòa vào 8h ngày 15/10/2019.
Tòa án Nhân dân tỉnh đã có Công văn số 1996/CV-TA trả lời câu hỏi của báo Dân Việt về việc quyền và nghĩa vụ của những người làm chứng. Theo đó, để phiên tòa có thể diễn ra thuận lợi, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La đã đề nghị các cơ quan có liên quan phối hợp để những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng có điều kiện thuận lợi nhất tham gia phiên tòa. Đồng thời, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La đã tống đạt hợp lệ giấy triệu tập cho bị cáo và những người tham gia tố tụng.
Trong phiên tòa xét xử ngày 15/10 tới đây, người làm chứng và người có nghĩa vụ quyền hạn liên quan buộc phải có mặt.
Video đang HOT
Cũng theo Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La, căn cứ Điều 65 Bộ luật Tố tụng hình sự, việc tham gia phiên tòa là quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Đối với người làm chứng, căn cứ Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự, việc tham gia phiên tòa là nghĩa vụ của họ, trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải. Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.
Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì việc dẫn giải, áp giải do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định căn cứ vào Điều 127 của Bộ luật Tố tụng hình sự về việc áp giải, dẫn giải. Theo đó, việc dẫn giải có thể áp dụng đối với:
Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
Người bị tố giác, ngươi bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La nơi diễn ra phiên tòa xét xử vụ án gian lận thi cử.
Theo đó, tại phiên tòa xét xử lần này những người làm chứng liên quan quan trọng như ông Hoàng Tiến Đức, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La; ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La; ông Phan Ngọc Sơn, Chánh thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La; ông Phan Ngọc Sơn, Chánh thanh tra Sở Giáo dục; ông Lê Trọng Bình, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Sơn La; ông Nguyễn Minh Khoa, Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Sơn La… sẽ phải có mặt.
Trước đó, Thường trực tỉnh ủy Sơn La đã có công văn chỉ đạo đến những người liên quan có mặt tại Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La vào phiên xét xử ngày 15/10/2019 để đảm bảo buổi xét xử công minh, chính xác, đúng người đúng tội.
Công văn trả lời báo điện tử DANVIET.VN của Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La.
Trong công văn trả lời báo Dân Việt về quan điểm giải quyết vụ án, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La thông tin, căn cứ Điều 23, Điều 24 và Điều 299 của Bộ luật Tố tụng hình sự, việc ra bản án, quyết định để giải quyết vụ án thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sẽ ra bản án, quyết định về việc giải quyết vụ án theo đúng quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự.
Theo danviet
Xét xử vụ gian lận thi cử ở Sơn La: Triệu tập 27 nhân chứng quan trọng
27 người làm chứng quan trọng trong vụ án gian lận thi cử ở Sơn La đã được tòa gửi giấy triệu tập cả đến cơ quan và nơi công tác để đảm bảo có mặt.
Ngày 15/10 tới, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Sơn La.
8 bị cáo phải hầu tòa vì đã có hành vi rút bài thi trắc nghiệm để sửa nâng điểm cho 44 thí sinh. Đây là vụ án được đông đảo người dân Sơn La và dư luận cả nước đặc biệt quan tâm, nhất là sau khi phiên tòa đã phải hoãn.
Tại phiên xét xử vào ngày 16/9 vừa qua, trong số 90 người và 1 cơ quan là Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La được Tòa án Nhân dân tỉnh gửi giấy triệu tập với vai trò là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng, thì có tới 76 người vắng mặt. Tất cả các thí sinh nằm trong danh sách gian lận điểm thi đều không đến. Do vậy Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên Tòa.
Vụ gian lận thi cử tiếp tục được đưa ra xét cử vào ngày 15/10 tới tại Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La
Trong số 43 người làm chứng chỉ có 12 người có mặt. Những cán bộ chủ chốt có vai trò quan trọng được tòa triệu tập để vụ án sớm được làm sáng tỏ cũng không đến. Cụ thể là ông Hoàng Tiến Đức, cựu Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo; ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó Giám đốc Sở; ông Phan Ngọc Sơn, Chánh thanh tra Sở Giáo dục; ông Lê Trọng Bình, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Sơn La; ông Nguyễn Minh Khoa, Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Sơn La...
Việc nhiều cán bộ, người có chức vụ là người làm chứng không đến dự hầu hết với lý do bận công tác hoặc cáo ốm, có người thậm chí không có phản hồi lý do vắng mặt khiến dư luận bức xúc.
Để chuẩn bị cho phiên tòa tới, ngay sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La đã giao trực tiếp giấy triệu tập cho 91 người và đơn vị.
Đối với 27 người làm chứng quan trọng, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La đã gửi công văn về cơ quan, đơn vị công tác đề nghị thủ trưởng các đơn vị không sắp xếp lịch công tác, phân công công việc cho những cán bộ này vào thời gian trước và trong những ngày xét xử vụ án, đồng thời quán triệt cán bộ đơn vị phải có mặt tại tòa để vụ án sớm được làm sáng tỏ.
Thường trực Tỉnh ủy Sơn La cũng đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức đảng, cấp ủy cơ quan, địa phương nơi có người làm chứng thực hiện việc đốc thúc, tạo điều kiện cho những cán bộ này chấp hành nghiêm việc triệu tập của Tòa án.
Theo P.V (VOV)
Giám đốc Sở GDĐT Sơn La bất ngờ trước thông tin "nhờ vả" chạy điểm Liên quan đến vụ gian lận thi cử ở Sơn La, vừa qua một số cơ quan báo chí thông tin bị can Trần Xuân Yến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo (GDĐT) Sơn La khai Giám đốc Sở này đã "nhờ vả" nâng điểm giúp 8 trong số 13 trường hợp. Về nội dung này, phóng viên Dân Việt...