Xử gian lận thi cử Hà Giang : Vợ bị cáo Nguyễn Thanh Hoài chỉ biết chồng nâng điểm qua báo chí
Vợ bị cáo Nguyễn Thanh Hoài cho biết, những lúc chồng có khách thì bà lúi húi dưới bếp và chỉ biết việc chồng nâng điểm cho các thí sinh thông qua báo chí.
Sáng 17/10, HĐXX phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang tiếp tục thẩm vấn đối với các nhân chứng. Trong số đó có bà Nguyễn Thị Hương, vợ bị cáo Nguyễn Thanh Hoài (nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang).
Bà Hương hiện đang làm việc tại Trường THCS Minh Khai, TP Hà Giang.
Nguyễn Thanh Hoài là đầu mối chính nhận nâng điểm cho con em các phụ huynh, sau đó chỉ đạo cấp dưới là Vũ Trọng Lương thực hiện việc sửa chữa bài thi và sửa điểm trên máy tính cho 114 thí sinh.
Khi được hỏi có biết những việc chồng làm trước khi vụ việc được phanh phui hay không, bà Hương nói chỉ biết đến những việc làm của chồng mình thông qua báo chí.
Bà Nguyễn Thị Hương, vợ bị cáo Nguyễn Thanh Hoài trả lời HĐXX.
Trả lời trước HĐXX bà Hương nói: “Bình thường chồng tôi có khách thì tôi ở dưới bếp chứ không ở trên nhà. Vì chồng tôi thường về muộn nên khách đến cũng muộn. Nếu ở phòng khách mà nói chuyện thì tôi không để ý câu chuyện của chồng tôi với khách. Tôi cũng chỉ biết là khách đến chứ không biết là ai bởi vì lúc đó tôi chỉ lúi húi làm việc dưới bếp”.
Bà Hương cũng khẳng định trong thời gian chồng vắng nhà, bà không thấy ai đến biếu quà cáp gì và cũng không ai nhờ nâng hoặc xem điểm.
Trong khi đó, bị cáo Hoài khai trong quá trình ở nhà, vợ chỉ vào bếp nấu cơm và sang nhà ngoại hoặc sang nhà nội vì 3 nhà gần nhau.
“Quan điểm tôi và vợ tôi thống nhất ngay từ ban đầu, việc của ai người ấy biết, máy tính của tôi chỉ tôi được sử dụng”, Nguyễn Thanh Hoài nói.
Sau khi HĐXX hết câu hỏi, bà Hương đi về chỗ ngồi và vỗ vai động viên chồng trước sự chứng kiến của nhiều người.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài.
Một nhân chứng khác là bà Nguyễn Thị Thanh Bình – Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông dân tộc Nội trú huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Bà Bình có con tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 và được Hoài giúp nâng điểm.
Tuy nhiên, trả lời HĐXX, nữ hiệu trưởng này nói không rõ nguyên nhân vì sao được Hoài nâng điểm.
“Tôi khẳng định không nhờ anh Hoài nâng điểm cho con, có thể anh ấy nhớ nhầm. Tôi không rõ nguyên nhân, nhưng có một lần anh Hoài đi công tác huyện Yên Minh, trên đường về ghé vào nhà hàng của tôi uống nước. Chúng tôi nói chuyện hỏi thăm, anh Hoài có thời gian công tác ở Yên Minh nên có quen biết hỏi thăm”, bà Bình nói.
Video: Các bị cáo trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang nâng điểm môn Ngữ văn thế nào?
Sau khi HĐXX chứng minh việc bà Bình có nhờ Hoài tác động vào bài thi, nhân chứng này tiếp tục nói: “Nhà tôi trên vùng cao nguyên đá, khách ra vào nhà hàng rất đông nên không thể nhớ được. Thực ra hôm ấy anh Hoài ghé qua nhà hàng, tôi đang đi ngoại giao, thấy xe các anh ấy thì tôi vào nói chuyện thôi. Tôi nói cháu có nguyện vọng này nọ nhưng đỗ trường nào thì học trường đấy, chứ không nhờ vả gì anh Hoài”.
HĐXX tiếp tục hỏi “Có cảm ơn Hoài về vật chất sau khi con được nâng điểm hay không”.
Bà Bình cười và nói: “Ôi quan trọng gì đâu ạ, không có gì”.
Đối chất với bà Bình, bị cáo Hoài khẳng định bà Bình có nhờ nâng điểm cho con trong cuộc gặp tại nhà hàng. Tại đây, Hoài được bà Bình cung cấp thông tin thí sinh để Hoài thực hiện việc nâng điểm.
Còn nhân chứng Nguyễn Thị Kim Tuyến (công tác tại Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang) cũng phủ nhận việc nhờ nâng điểm cho con. Tuy nhiên, Hoài khẳng định bà Tuyến có lên phòng làm việc của Hoài để nhờ vả Hoài.
Cũng trong sáng nay, một số nhân chứng khác đều thừa nhận có nhờ Hoài nâng điểm cho con hoặc cho cháu, thậm chí nâng điểm cho người quen nhưng tất cả đều phủ nhận việc đưa lợi ích vật chất cho Hoài.
ĐĂNG KHOA
Theo VTC
Chủ mưu 'cầu cứu' Phó chủ tịch Hà Giang khi bị lộ như thế nào?
Sau khi chấm thi trắc nghiệm, Sở GD&T Hà Giang có nhiều cuộc họp về việc Vũ Trọng Lương và Nguyễn Thanh Hoài vi phạm quy chế.
Bị cáo Hoài sau đó đã nhắn tin "cầu cứu" ông Trần ức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang và được đồng ý.
"Có gì anh xem giúp em"
Ngày thứ hai xét xử sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi xảy ra tại Hội đồng thi THPT quốc gia 2018 Hà Giang, Hội đồng xét xử (HĐXX) tiếp tục xét hỏi các bị cáo. Đứng trước bục, Nguyễn Thanh Hoài tiếp tục khai quá trình can thiệp, sửa chữa, nâng điểm cho các thí sinh. Theo đó, chiều 7/7/2018 sau khi chấm thi môn trắc nghiệm và có kết quả, theo quy định Ban thư ký sẽ niêm phong, bảo quản bài thi trắc nghiệm tại trụ sở Sở GD&ĐT Hà Giang. Do đó, bị cáo đưa chìa khóa cho Lương chuyển tài liệu, bài thi từ trường THPT chuyên Hà Giang về Phòng Khảo thí (Sở GD&ĐT Hà Giang).
"Sau khi chuyển tài liệu, bài thi về sở, bị cáo Chính (Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang), thầy Sử (Giám đốc sở này) và thầy Bình (Trưởng ban Thanh tra) cho rằng, bị cáo đã vi phạm quy chế thi nên gây khó khăn cho bị cáo. Ngay sau đó, tại sở có nhiều cuộc họp liên tiếp các ngày từ mồng 7 đến 10/7/2018 về việc này", Hoài nói.
Hội đồng xét xử tại TAND tỉnh Hà Giang ngày 15/10. Ảnh: Nguyễn Hoàn
Bị cáo Hoài cho biết, sau nhiều buổi họp bị tố vi phạm quy chế thi, đã nhắn tin cho ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi để "cầu cứu". Nội dung tin nhắn được công khai trước tòa: "Em báo cáo anh ạ. Một, em vừa đổi danh sách dữ liệu thi xong. Kết quả dữ liệu trên phần mềm thi của Bộ GD&ĐT trùng với dữ liệu trong đĩa CD em gửi. Hai, việc Lương chuyển bài thi trắc nghiệm và thiết bị xử lý bài thi về sở là theo quy chế thi và được đồng ý của em với nhiệm vụ của Phó chủ tịch Hội đồng thi và Trưởng ban Thư ký. Song, thầy Bình, thầy Sử, cô Chính đang nâng cao quan điểm và làm khó, có gì anh xem giúp em". Sau khi gửi tin nhắn, bị cáo Hoài nhận được câu trả lời "Ok".
Cũng trong buổi xét xử ngày thứ hai, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài tiếp tục nói về danh sách 13 thí sinh do bị cáo Triệu Thị Chính nhờ nâng điểm. Trong đó, có 3 thí sinh trùng với thông tin người khác đã nhờ trước đó. Cụ thể, thí sinh Triệu Mai (con gái ông Triệu Tài Vinh) được bà Triệu Thị Giang (em gái ông Vinh) nhờ nâng điểm môn Văn, một thí sinh là con trai bị cáo Phạm Văn Khuông và một thí sinh do một giám đốc trung tâm hướng nghiệp nhờ.
"Nhờ quan tâm cho con là bình thường"
Tới lượt xét hỏi, bị cáo Phạm Văn Khuông, cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang khai, ngày 12/6/2018 có trao đổi công việc với bị cáo Hoài về các thủ tục hành chính. Sau đó, Hoài có hỏi số báo danh của con ông Khuông, nhưng ông Khuông chỉ nhớ 3 số cuối là 284. Bị cáo Hoài rút điện thoại gọi cho ai đó, rồi có người mang tập hồ sơ lên hỏi có phải ảnh con anh không. Bị cáo trả lời đúng, rồi nói "nhờ các chú quan tâm đến cháu". Đến ngày 27/6, ông Khuông gọi điện nói "anh sợ con anh trượt tốt nghiệp", bị cáo Hoài gật đầu trả lời "em hiểu, em hiểu".
"Bị cáo nhờ quan tâm vì con bị cáo ôn thi có môn không tốt, trong khi dự tuyển 5 trường đại học nên sợ bị trượt tốt nghiệp. Do cùng công tác nhiều năm nên việc nhờ bị cáo Hoài quan tâm cho con là bình thường chứ không nhờ nâng điểm. Bị cáo cũng không hứa hẹn gì trong công tác, không đưa gì cho Hoài. Kết quả, con bị cáo được nâng 13,3 điểm. Khi nhắc tới chuyện này bị cáo rất buồn, bị cáo không nghĩ mọi chuyện lại nghiêm trọng như vậy", ông Khuông nói.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài tại tòa. Ảnh: Nguyễn Hoàn
Nhờ nâng điểm để... "tạo phúc"
Bị cáo Lê Thị Dung, cựu cán bộ công an tỉnh Hà Giang, là người nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm cho 20 thí sinh, số lượng nhiều nhất trong vụ án. Trong số đó, có cháu ruột bà Dung (con chị gái đang sinh sống tại Tuyên Quang) và rất nhiều con em những người thân quen, ân nhân của bị cáo trong quá trình công tác, điều trị bệnh. áng chú ý, bị cáo Dung khai đã nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm cho 7 thí sinh là người thân của hai đồng nghiệp trong ngành công an. Ngoài ra, rất nhiều người quen, ân nhân ở Tuyên Quang, Thanh Hóa có con em là thí sinh tự do dự thi tại Hà Giang.
Trả lời trước HXX, bị cáo Dung khai từ nhiều năm trước đã từng tham gia giám sát, bảo vệ thi tại địa phương với tư cách đại diện cơ quan an ninh. Về dư luận nói chạy điểm cho 1 thí sinh đủ điểm vào trường công an, cảnh sát với số tiền lên tới 1-1,2 tỷ đồng, bị cáo cho rằng, việc nhờ bị cáo Hoài nâng điểm 20 thí sinh không phải vì tiền. Trong quá trình công tác, điều trị bệnh, bị cáo được nhiều người giúp đỡ nên muốn giúp những ân nhân đó và muốn tạo phúc cho bản thân nên bị cáo nhờ Hoài nâng điểm giúp các cháu.
Khi được luật sư tiếp tục hỏi, vì sao lại có rất nhiều thí sinh ở Thanh Hóa, Tuyên Quang lại lên tận Hà Giang để thi và nhờ nâng điểm, Lê Thị Dung chưa kịp trả lời thì đại diện HXX nói "bị cáo trả lời được thì trả lời, không trả lời được thì thôi".
Phó giám đốc sở kêu oan
Cũng trong buổi xét xử, bị cáo Triệu Thị Chính nói trước tòa không đồng tình với việc cáo trạng truy tố bị cáo về tội "Lợi dụng..." và cho rằng mình không phạm tội. Bị cáo Chính dẫn giải, trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, bị cáo đã nhận tin nhắn của 6 người là cán bộ, lãnh đạo tại địa phương nhờ xem điểm thí sinh. Trong đó, có ông Vũ Văn Sử (nhờ xem điểm cho 3 thí sinh), nguyên Giám đốc Sở GD&T; bà Chúng Thị Chiêng, Phó Chủ tịch HND tỉnh và nhiều cán bộ, đồng nghiệp khác.
Ngoài nhắn tin, ông Sử có gặp riêng và nói "năm nay con anh Triệu Tài Vinh, Bí thư tỉnh dự thi", "con anh Khuông cũng dự thi", bị cáo có nói "em biết rồi". Bị cáo cũng nói với thầy Sử rằng: "Một số đồng nghiệp, đồng chí nhờ xem điểm giúp, quan tâm. Em không biết quan tâm như thế nào, chỉ xem điểm được môn Ngữ văn và nếu nhờ chỉ Hoài mới có thể xem được". Thầy Sử nói, xem gì thì xem, tuyệt đối không được làm sai quy chế nên bị cáo mới lập danh sách 13 thí sinh nhờ Hoài xem điểm chứ không nhờ nâng điểm.
Bị cáo biết là vi phạm, khuyết điểm khi làm trưởng ban chấm thi đã nhờ Nguyễn Thanh Hoài xem điểm. Bị cáo đã không gương mẫu trong công việc, đã để tình cảm xen lẫn vào trong công việc nhưng bị cáo không phạm tội. Cuối phiên tòa, bị cáo Chính đề nghị HXX mở cuộc điều tra để làm rõ có hay không vụ lợi vật chất trong việc nâng điểm cho thí sinh, đồng thời triệu tập thầy Bình và cán bộ tên Sinh (Học viện Ngân hàng), người tham gia giám sát trong kỳ thi để làm rõ một số tình tiết.
Theo NGUYỄN HOÀN (Tiền phong)
Chùm ảnh : Toàn cảnh phiên xét xử sơ thẩm vụ gian lận thi cử Hà Giang ngày đầu tiên Ngày 14/10, TAND tỉnh Hà Giang mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm 5 bị cáo trong vụ gian lận thi cử tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại tỉnh này do phiên toà ngày 18/9 trước đó bị hoãn. Tại ngày đầu tiên của phiên xét xử lần này, nhiều nội dung được đưa ra, trong đó, nhân vật bí...