Xử ‘đại án’ tham nhũng gây thiệt hại hơn 500 tỷ đồng
Liên quan đến vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (Công ty ALC II) thuộc Ngân hàng NN&PTNT, Hôm nay, 6/11, TAND TP.HCM sẽ mở phiên tòa xét xử 11 bị can trong vụ án.
Trong số 11 bị can hầu tòa có 7 bị can nguyên là cán bộ lãnh đạo, nhân viên tại Công ty ALC II bị cáo buộc hàng loạt tội danh gồm: “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Các bị cáo còn lại bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trụ sở công tycho thuê tài chính II
Đáng chú ý nhất là bị can Vũ Quốc Hảo – nguyên Tổng giám đốc công ty ALC II được xác định là người đứng đầu trong vụ án. Vũ Quốc Hảo bị cáo buộc với cả 3 tội danh: “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
“Chân ngoài” rút ruột “chân trong”
Cáo trạng của cơ quan công tố xác định: Công ty ALC II là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 10/1998.
Trong thời gian đương chức từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, thông qua việc cung ứng tàu biển cho Công ty ALC II, Vũ Quốc Hảo quen biết với ông Lê Đoàn Tám – Giám đốc công ty TNHH đóng tàu Đại Dương và Lê Văn Phong – Tổng Giám đốc công ty cổ phần Hàm Rồng (tỉnh Đồng Nai).
Video đang HOT
Quá trình quen biết, Hảo chạy “chân ngoài” thông qua việc hợp tác làm ăn với Lê Văn Phong trong việc đầu tư xây dựng dự án khu căn hộ Trường An tại thị xã Thuận An (tỉnh Bình Dương) và đầu tư bất động sản tại quận 7 (TP.HCM).
Vì Hảo nhiều lần vay tiền của ông Tám để chuyển cho các “đối tác” của mình, trong đó chuyển cho Lê Văn Phong tổng cộng 60 tỷ đồng để đầu tư. Tháng 2/2009, khoản tiền mà Hảo và Phong nợ ông Tám lên đến 75 tỷ đồng bao gồm cả gốc lẫn lãi.
Để có tiền chi trả cho khoản làm ăn bên ngoài và tiêu xài cá nhân, Vũ Quốc Hảo đã móc nối với Đặng Văn Hai (Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Xây dựng thương mại Quang Vinh, khách hàng của Công ty ALC II) ký hợp đồng khống về thuê tài chính và mua bán tài sản là máy cẩu thủy lực bánh xích, rút tiền của Công ty ALC II để trả nợ.
Ngày 2/3/2009, Hảo đứng ra ký hợp đồng mua bán khống cần cẩu thủy lực bánh xích trị giá 135 tỷ đồng với công ty Quang Vinh. Sau đó, chính vị tổng giám đốc này đã duyệt chi, chuyển cho công ty Quang Vinh 120 tỷ đồng. Giải ngân xong, Hảo lấy 75 tỷ đồng để trả nợ.
Trước đó, vào tháng 3/2008, trong quá trình tất toán ba hợp đồng thuê tài chính giữa Công ty Hàm Rồng với Công ty ALC II, bị can Hảo đã nhận 4,9 tỷ đồng tiền thanh lý tài sản nhưng không nhập quỹ công ty. Số tiền tham ô lần này, Hảo lấy 2,8 tỷ đồng trả nợ tiền mua đất đầu tư tại tỉnh Tiền Giang, số còn lại dùng để trả nợ cá nhân.
“Phù phép” để đạt chỉ tiêu lợi nhuận
Không chỉ tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, trong thời gian đương chức, Vũ Quốc Hảo đã móc nối cùng các đồng phạm cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại cho Công ty ALC II hơn 373 tỷ đồng.
Cũng theo cáo trạng, từ năm 2008 đến đầu năm 2009, quá trình điều hành công ty, Vũ Quốc Hảo đã để xảy ra tình trạng thua lỗ, nợ xấu lớn dẫn đến khó khăn cho quá trình cổ phần hóa.
Với mục đích giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi, đạt chỉ tiêu lợi nhuận để đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, Hảo đã đưa ra chủ trương cho cán bộ công ty và người quen ở ngoài tiến hành huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng, đơn vị doanh nghiệp để hưởng chi phí hoa hồng cao.
Thông qua các mối quan hệ, Hảo cùng một số lãnh đạo, cán bộ phòng ban đã bàn bạc, thống nhất với một số đối tác quen biết như Lê Văn Phong, Đặng Văn Hai, Phạm Minh Tuấn, Trần Văn Khanh, Hoàng Ngọc Tuấn cố ý làm trái quy định, “phù phép” trong quá trình ký thực hiện 8 hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng mua bán giữa ALC II với các đối tác trên để giải ngân 621,8 tỷ đồng.
Sau khi được giải ngân, phần lớn số tiền trên được sử dụng để thanh toán các khoản nợ xấu của chính các doanh nghiệp này tại Công ty ALC II. Cơ quan giám định kết luận sai phạm tại 8 hợp đồng trên đã gây thiệt hại của Nhà nước hơn 373,6 tỷ đồng. Tổng giá trị thiệt hại mà Hảo và các đồng phạm gây ra trong vụ án này là hơn 530 tỷ đồng.
Theo VietNamNet
Hôm nay xử 1 trong 10 đại án tham nhũng của Việt Nam
Theo dự kiến, phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính 2 sẽ diễn ra trong vòng 2 tuần, bắt đầu từ ngày 6/11 tại TAND TP.HCM.
Công ty cho thuê tài chính 2, ALC II, nơi xảy ra vụ án tham nhũng, thất thoát lên đến hơn 530 tỉ đồng
Theo lịch xét xử, vào sáng nay (6/11), Tòa án Nhân dân TP.HCM sẽ chính thức mở phiên tòa xét xử 11 bị cáo với tội " Tham ô", "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng" .
Các bị cáo này bị cáo buộc đã tham nhũng số tiền hơn 530 tỉ đồng tại Công ty cho thuê tài chính 2 (ALC II). Đây cũng là một trong 10 &'đại án' tham nhũng mà Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng đã yêu cầu các cơ quan thực thi tố tụng sớm tiến hành xét xử.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong vòng gần 1 năm, từ tháng 4/2008 tới tháng 3/2009, Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng Giám đốc ALC II) cấu kết với nguyên Phó Tổng Giám đốc ALC II Nguyễn Văn Tài kí kết 10 hợp đồng cho thuê tài chính, mua bán tài sản với 4 Công ty khác nhau, giải ngân gần 796 tỉ đồng.
Các hợp đồng nêu trên thực chất là cho vay, mà chức năng của ALC II hoàn toàn không có nhiệm vụ này.
Tổng thiệt hại mà các bị cáo gây ra trong vụ án này lên đến hơn 530 tỉ đồng, tham ô gần 80 tỉ đồng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến gần 61 tỉ đồng, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại đến gần 4 tỉ đồng.
Liên quan đến các sai phạm xảy ra tại ALC II, cơ quan điều tra còn xác định được ba lãnh đạo của Agribank và ALC II có dấu hiệu thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế, dẫn đến việc thất thoát một số lượng lớn tài sản của nhà nước.
Tuy nhiên, các nội dung này sẽ được cơ quan điều tra tách ra riêng để tiếp tục điều tra, xác minh và thu thập tài liệu.
Theo Xahoi
Nhiều tử tù nổi tiếng chờ ngày bị tiêm thuốc độc Ngoài Nguyễn Đức Nghĩa, các tử tù khác như Nguyễn Đức Tiềm, Lưu Văn Thắng, Lê Thanh Đại hay Đặng Trần Hoài... đang chờ đến lượt. Trường hợp đầu tiên là vào ngày 6/8 tại Hà Nội với tử tù Nguyễn Anh Tuấn (SN 1986, ở Mê Linh, Hà Nội). Theo đó, sáng 6/8, tử tù Nguyễn Anh Tuấn được đưa vào nơi...