Xử băng trộm nguời Trung Quốc chuyên cạy két sắt trạm thu phí
Băng trộm người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam chuyên đột nhập trạm thu phí, cạy két sắt lấy tiền cho vào bao tải mang đi.
Ngày 29-5, TAND TP.HCM mở phiên sơ thẩm xét xử băng trộm từ Quảng Tây, Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam thực hiện năm vụ lớn từ Bắc vào Nam chiếm đoạt 4,7 tỉ đồng.
Đáng chú ý, băng trộm này đã hai lần đột nhập trạm thu phí, cạy két sắt lấy tiền cho vào bao tải mang đi.
Ma Ting Di, người cầm đầu băng trộm, đang bị lấy lời khai. Ảnh: CA
VKSND Tối cao đã truy tố Ma Ting Di, Huang Ding Piao, Cen Guang Neng, Ning Rong Teng, Nong Hong Te (cùng quốc tịch Trung Quốc), Nguyễn Văn Thảo, Hoàng Quốc Huấn cùng về tội trộm cắp tài sản theo khoản 4 điều 173 (khung hình phạt 12-20 năm tù).
Cha của Huấn là Hoàng Minh Long (sinh năm 1968) bị truy tố về tội không tố giác tội phạm. Ngoài ra, Huang Ding Piao còn bị truy tố thêm tội tàng trữ trái phép chất ma tuý.
TAND TP.HCM đã có văn bản yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho các bị cáo.
Tháng 4-2018, Ma Ting Di sống tại thành phố Tịnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc) đã rủ các đồng hương nhiều lần nhập cảnh vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch qua cửa khẩu huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) để trộm cắp tài sản.
Két sắt bị cạy – tang vật vụ án. Ảnh: CA
Khi sang Việt Nam, Di đến gặp cha con Long, Huấn và Thảo là người quen biết để đưa đi các tỉnh thành phố trộm cắp. Chỉ trong thời gian ngắn đến tháng 9-2018, nhóm này đã thực hiện năm vụ trộm các công ty và trạm thu phí.
Cụ thể, ngày 24-4-2018 sau khi nhập cảnh, Di nhờ Long thuê xe ô tô để cho Huấn lái xe chở đi theo yêu cầu. Di và đồng phạm đến TP.HCM. Trên đường đi, Di bảo Huấn tìm các công ty sơ hở để trộm cắp, hứa thưởng 100-200 triệu đồng.
Video đang HOT
Khi đi qua trạm thu phí chợ Đệm (đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương) nhóm phát hiện và thống nhất vào trạm này để trộm tiền cất giữ trong két sắt.
Tối 29-4-2018, Huấn chở nhóm này đến cách trạm thu phí khoảng 200m. Tại đây, Di ngồi trên xe, Te, Teng, Neng đánh chết hai con chó của trạm thu phí, sau đó dùng đồ nghề cắt hàng rào lưới B40, lẻn vào trong.
Sau khi cạy két sắt ở phòng kế toán lấy tiền cho vào bao tải, ba bị cáo tiếp tục lục soát két sắt khác thì bị phát hiện. Mọi người đuổi bắt quả tang được Te cùng nhiều vật dụng trên người. Teng và Neng bỏ lại bao tải tiền chạy thoát thân.
Di và đồng phạm khi bị bắt. Ảnh: CA
Tổng số tiền thu giữ tại hiện trường là hơn 2,8 tỉ đồng. Khi thực hiện việc trộm cắp, băng trộm làm hư hỏng nhiều tài sản, trị giá hơn 10,7 triệu đồng.
Hai tháng sau, Di quay lại nhà cha con Huấn nhờ giúp Te được tại ngoại nhưng thấy Huấn bị bắt, cả nhóm bỏ về Trung Quốc.
Đến ngày 13-8-2018, Thảo lái xe ô tô chở băng này từ Hà Nội xuống Hải Dương. Trên đường đi, băng này đột nhập vào trạm thu phí ở huyện Gia Lộc (Hải Dương) trộm trót lọt hơn 1,1 tỉ đồng.
Ngày 10-9-2018, khi bị công an bắt giữ, Piao đã tự nguyện giao nộp gói ma tuý mang theo để sử dụng.
Dự kiến phiên xử kéo dài, PLO sẽ cập nhật trong các bản tin sau.
'Quên' 3,5 tỷ trong két, PVTrans nguy cơ mất trắng 15 tỷ tiền cho thuê tàu
Sau vụ việc Bộ Công an vào cuộc tìm chủ nhân số tiền 3,5 tỷ đồng bỏ quên trong két sắt của Tổng công ty CP Vận tải dầu khí (PVTrans), đơn vị này lại đứng trước nguy cơ mất trắng 15 tỷ tiền cho thuê tàu.
Tháng 9/2019, Văn phòng Ban Tài chính kế toán Tổng công ty Vận tải dầu khí (PVTrans) sắp xếp lại chỗ làm việc thì bất ngờ phát hiện có một túi giấy bọc kín bên trong có 3,5 tỷ đồng.
Lãnh đạo PVTrans đã lập biên bản về vụ việc này. Nội dung biên bản thể hiện, việc có thông tin nghi vấn, số tiền 3,5 tỷ có thể là của Oceanbank (ngân hàng trước đây PVTrans có giao dịch) hỗ trợ cán bộ nhân viên PVTrans đi tham quan, nghỉ mát. Do Tổng công ty không có chủ trương nên số tiền này không sử dụng mà vẫn để nguyên.
PVTrans đã lập biên bản về sự việc
Nội dung biên bản còn thể hiện việc PVTrans thống nhất chủ động nộp số tiền 3,5 tỷ đồng về tài khoản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), để PVN tổng hợp, nộp thu hồi về cơ quan chức năng.
Bộ Công an và PVN sau đó đã vào cuộc tìm kiếm chủ nhân số tiền "bỏ quên" hàng tỷ đồng.
Công văn số 5188/C03-P15 ngày 24/10/2019 của cơ quan CSĐT gửi PVN đã xác định, PVTrans là đơn vị được Oceanbank chi tiền chăm sóc khách hàng.
Bộ Công an cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2014, rất nhiều đơn vị thành viên trong PVN khi giao dịch gửi tiền tại Oceanbank đều được ngân hàng này có chính sách chi tiền chăm sóc khách hàng. Nhiều đơn vị đã nộp lại vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan cảnh sát điều tra theo quy định của pháp luật.
PVN sau đó có công văn số 443/DKVN-PC&Ktr, yêu cầu PVTrans kiểm tra, làm rõ số tiền 3,5 tỷ đồng trên, đồng thời nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan cảnh sát điều tra, nếu có cơ sở xác định đây là tiền Oceanbank gửi PVTrans.
Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an và PVN đã mời người viết đơn tố cáo đến làm việc, cung cấp thêm chứng cứ để phục vụ cho quá trình điều tra.
Nguy cơ mất trắng 15 tỷ tiền cho thuê tàu
Trong năm 2011 và 2012, PVTrans đã ký hợp đồng cho đối tác nước ngoài là công ty Aavanti Shipping & Chartering Ltd (Aavanti) thuê tàu PVT Eagle và tàu PVT Sea Lion thuộc sở hữu của PVTrans.
Các hợp đồng được ký ngày 20/10/2011, 17/1/2012, 16/03/2012, 7/5/2012 và 26/4/2012.
Tàu AURORA do PVTrans sở hữu. (Ảnh: PVTrans)
Trong quá trình thực hiện hợp đồng đã phát sinh số tiền cước lưu tàu, Aavanti phải trả cho PVTrans 420,4 nghìn USD, số tiền lãi phát sinh cho khoản tiền này ước tính khoảng 245,9 nghìn USD (số tiền lãi này tính 6,5%/ năm cho khoảng thời gian từ khi phát sinh nợ cho tới nay).
Tổng số tiền nợ kể cả lãi phát sinh là 666,3 nghìn USD (khoảng 15,6 tỷ đồng).
Sau khi phát sinh số tiền nợ này, PVTrans đã giao cho công ty CP Vận tải xăng dầu Phương Nam (công ty con của PVTrans) thu hồi công nợ của Aavanti.
Tuy nhiên, sau gần 6 năm thu thập thông tin và tìm hiểu đối tác, ngày 12/6/2017, công ty Phương Nam có công văn báo cáo kèm văn bản trả lời của công ty luật Haridass Ho& Partners do công ty này thuê, thông báo kết quả của việc thu hồi số công nợ trên.
Kết quả điều tra tài sản của Aavanti do công ty Luật Haridass Ho& Partners cung cấp ngày 5/6/2017 cho thấy, không có bất kỳ tài sản nào của Aavanti tại Hongkong và Singapore, cũng như không tìm thấy Aavanti có đăng ký là chủ sở hữu bất cứ con tàu nào.
Ngoài ra, theo báo cáo điều tra các giao dịch tài chính, Aavanti là công ty TNHH có vốn chủ sở hữu đăng ký là 1 dollar Hongkong (khoảng 3.000 đồng).
Công văn cũng thể hiện việc tiếp cận với người đại diện của Aavanti là không thể, bởi tất cả mọi liên lạc phải thông qua công ty thư ký. Công ty thư ký từ chối tiết lộ mọi thông tin về Aavanti.
Công ty Phương Nam đưa ra nhận định, muốn đưa vụ việc này ra khởi kiện trọng tài, thì bảng chi tiết pháp lí dự kiến mất khoảng 390 nghìn USD.
Luật sư Phạm Văn Minh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhận định, PVTrans có nguy cơ mất trắng hơn 15 tỷ đồng. Nguyên nhân do lãnh đạo PVTrans thiếu trách nhiệm khi đàm phán giao dịch với đối tác khách hàng.
"Có thể PVTrans đã không kiểm tra về năng lực tài chính và khả năng thực hiện hợp đồng của đối tác khách hàng, trong khi đây là những việc làm quan trọng trong mọi giao dịch kinh doanh với bất kỳ đối tác khách hàng nào trên thị trường trong nước và quốc tế.
PVTrans cũng thiếu trách nhiệm và không thường xuyên đôn đốc trong việc thu hồi công nợ, để một số tiền lớn công nợ kéo dài tới gần 10 năm dẫn tới mất khả năng thu hồi", luật sư Minh nhận định.
Nghiện ma tuý, đột nhập nhà hàng xóm trộm két sắt lấy đi gần 150 triệu đồng Ngày 21-4, thông tin từ Công an tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết, CAH Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc vừa ra khởi tố, bắt tạm giam bị can Bùi Văn Cường (SN 1999 ở xã Bình Định, huyện Yên Lạc) để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản". Đối tượng Cường bị bắt giư sau gần 3h đồng hồ gây án Theo...