Xử án treo trái chỉ đạo của Thủ tướng, bị kháng nghị
Xử án treo đối với tội phạm ma túy là chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về việc tăng cường các biện pháp đấu tranh với tội phạm ma túy…
Chiều 5-9, VKSND TP.HCM cho biết vừa qua viện này đã kháng nghị một bản án cho hưởng án treo đối với tội phạm ma túy của TAND quận Tân Bình. VKSND TP đề nghị TAND TP.HCM xử phúc thẩm vụ án này theo hướng sửa án sơ thẩm, không cho bị cáo được hưởng án treo.
TAND TP.HCM đang thụ lý giải quyết phúc thẩm vụ án này.
Theo kháng nghị, bản án ngày 28-6-2018 của TAND quận Tân Bình cho bị cáo Bùi Thị Thùy Dung được hưởng một năm tù treo đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy là chưa nghiêm, chưa thể hiện tính răn đe và phòng ngừa đối với tội phạm ma túy.
Xử án treo đối với tội phạm ma túy là chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về việc tăng cường các biện pháp đấu tranh với tội phạm ma túy; đẩy mạnh các hoạt động điều tra, phát hiện kịp thời, bắt giữ và truy tố, xét xử nghiêm các tội phạm về ma túy và phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương nhằm giảm loại tội phạm này.
Video đang HOT
TAND TP.HCM đang thụ lý giải quyết phúc thẩm vụ án cho tội phạm ma túy được hưởng án treo này.
Thùy Dung sinh năm 1974, thường trú đường CMT8, phường 5, quận Tân Bình. Khuya 6-2-2018, Đội 3 Phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Công an TP.HCM tuần tra trên đường Phạm Văn Hai (phường 3, quận Tân Bình). Các chiến sĩ công an đã bắt quả tang Dung đang giữ một gói nylon ma túy ở thể rắn, gồm 0,5855 g chất Ketamine và 1,0261 g chất MDMA. Tại Công an quận Tân Bình, Dung đã thừa nhận hành vi phạm tội.
PHƯƠNG LOAN
Theo PLO
Bản án cho nữ tiểu thương bán sơn giả kiếm lời
Do hám lời, Lê Thị Mai Hương - một nữ tiểu thương buôn bán sơn Dulux giả vừa bị TAND TP.Hà Nội tuyên phạt 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Ngày 22/8, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Thị Mai Hương (SN 1977, ở Long Biên, Hà Nội) về tội Buôn bán hàng giả, theo quy định tại khoản 1, Điều 192, BLHS 2015.
Bị cáo Lê Thị Mai Hương trong giờ nghị án.
Trước đó, vào khoảng trưa ngày 21/12/2017, khi đang làm việc tại khu đô thị Việt Hưng, phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội, tổ công tác phòng Cảnh sát kinh tế - Công an TP.Hà Nội phát hiện Hoàng Văn Thắng (SN 1993, quê ở Yên Bái) điều khiển xe máy chở 5 thùng sơn Dulux có biểu hiện nghi vấn nên đã yêu cầu dừng xe, kiểm tra.
Nam thanh niên trên nhanh chóng được đưa về cơ quan điều tra khi không xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc số sơn trên. Tại đây, Thắng khai là nhân viên của một cửa hàng sơn ở quận Long Biên, do Lê Thị Mai Hương làm chủ. Số thùng sơn trên, Thắng được Hương giao đưa cho khách ở khu đô thị Việt Hưng.
Căn cứ lời khai của Thắng, cơ quan chức năng đã tiến hành khám xét chỗ ở, cửa hàng kinh doanh của Lê Thị Mai Hương, phát hiện 60 thùng sơn nhãn hiệu Dulux các loại không đạt chuẩn công bố chất lượng sản phẩm so với những thùng sơn nhãn hiệu Dulux do công ty TNHH Sơn AKZO NOBEL Việt Nam cung cấp.
Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Hương khai nhận: Năm 2012, Hương thuê cửa hàng ở quận Long Biên để kinh doanh sơn và vật liệu về sơn.
Khoảng đầu tháng 12/2017, có người đàn ông tên Hải (Hương không biết tên tuổi, địa chỉ) gọi điện cho Hương đặt vấn đề: Nếu Hương có sơn giả nhãn hiệu Dulux bán thì Hải sẽ mua để làm công trình xây dựng do Hải được nhận thầu.
Thấy việc bán sơn giả sẽ được lãi nhiều hơn nên Hương đã mua sơn nhãn hiệu C/K loại 18 lít với giá 550.000 đồng/1 thùng; tem chống hàng giả, vỏ thùng sơn Dulux và thùng sơn nhãn hiệu Dulux cũ đã qua sử dụng. Sau đó, Hương mang về nhà riêng, sử dụng sơn nhãn hiệu C/K đổ vào các thùng sơn nhãn hiệu Dulux cũ, đóng nắp lại và dán tem chống giả lên. Hương khai bán sơn Dulux giả cho Hải thu lợi được khoảng 2,4 triệu đồng.
Về hành vi của Lê Thị Mai Hương, HĐXX nhận định: Mặc dù biết rõ Nhà nước nghiêm cấm việc mua bán lưu thông trên thị trường Việt Nam những hàng hóa giả mạo nhãn hiệu chất lượng của các doanh nghiệp, nhưng vì hám lời, bị cáo Hương đã có hành vi buôn bán 60 thùng sơn giả nhãn hiệu Dulux giả tương đương với giá trị thật là hơn 78 triệu đồng.
Hành vi của bị cáo đã xâm phạm chế độ bảo hộ hàng hóa, xâm phạm tới lợi ích của người tiêu dùng, do vậy cần có hình phạt nhằm răn đe, giáo dục bị cáo.
Tuy nhiên, bị cáo có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo, hoàn cảnh khó khăn, phải nuôi hai con nhỏ nên tòa sơ thẩm xét thấy không cần thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội.
Vì các lẽ trên, tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Lê Thị Mai Hương 18 tháng tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo về tội Buôn bán hàng giả.
Theo nguoiduatin
Liên tục bị trục xuất về nước vẫn tìm mọi cách "vượt biên"... Ra nước ngoài lao động bất hợp pháp, Hà liên tục bị bắt và bị trục xuất về nước. Nắm bắt được đường dây "vượt biên", đối tượng liền tự biến mình thành tội phạm. Ngày 20-8, mở tòa sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Phạm Xuân Hà (SN 1993, trú ở xã Khánh Thành, Yên Thành, Nghệ...