Xử 6 cựu quan chức đường sắt: Bật khóc khi nói lời sau cùng
Nói lời sau cùng tại tòa trước khi nghị án sáng 27-10, các cựu quan chức đường sắt nhận “lót tay” 11 tỉ đồng từ đối tác Nhật Bản bật khóc nghẹn ngào.
Sáng 27/10, phiên toà xét xử sở thẩm bị cáo Phạm Hải Bằng cùng 5 đồng phạm là các cực quan chức đường sắt về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ bước sang ngày thứ 2.
Mở đầu phiên làm việc, đại diện Viện KSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa đối đáp lại quan điểm bào chữa của các luật sư tại phiên tòa.
Bào chữa cho các cựu lãnh đạo Ban Quản lý các dự án đường sắt (RPMU), thuộc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, hầu hết các luật sư đều cho rằng các bị cáo không phạm tội.
Luật sư của bị cáo Nguyễn Nam Thái đề nghị đại diện VKS nêu rõ hành vi các bị cáo ảnh hưởng mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản là như thế nào, Nhật Bản có chấm dứt việc cấp vốn ODA hay không?
Tương tự, bào chữa cho bị cáo Phạm Hải Bằng (nguyên phó giám đốc RPMU), luật sư Hoàng Minh Được cho rằng vụ án này không có bị hại, vì vậy không thể xác định trách nhiệm bồi thường đối với các bị cáo.
Đồng quan điểm với luật sư đồng nghiệp, bà Nguyễn Thị Hằng Nga, bào chữa cho bị cáo Trần Văn Lục (nguyên giám đốc RPMU), cho rằng trong vụ án này không có nguyên đơn dân sự, JTC không có yêu cầu thu hồi số tiền đã mất, không yêu cầu xử lý các bị cáo thì không nên xử lý các bị cáo về mặt hình sự.
Các bị cáo nguyên là quan chức đường sắt đã nhận “lót tay” 11 tỉ đồng tại tòa sáng 27/10 – Ảnh chụp qua màn hình
Đối với số tiền 11 tỉ đồng mà các cựu quan chức đường sắt đã nhận “lót tay”, các luật sư cho rằng đây là số tiền của doanh nghiệp không phải là tiền của nhà nước Việt Nam, tiền của Chính phủ Nhật Bản, do vậy việc sử dụng nguồn tiền của doanh nghiệp không vi phạm pháp luật
Các luật sư cũng cho rằng, các bị cáo chỉ bị điều chỉnh bởi Luật cán bộ, Công chức chứ không bị điều chỉnh bởi luật hình sự trong vụ việc này.
Đối đáp lại bào chữa của các luật sư, kiểm sát viên nêu quan điểm: RPMU có tài khoản riêng, con dấu riêng, có tư cách pháp nhân… các bị cáo thuộc đối tượng điều chỉnh của tội lợi dụng chức vụ. Trong vụ án này có sự cấu kết đồng phạm, thống nhất từ trên xuống dưới. Các bị cáo đã thực hiện một cách quyết liệt, tích cực.
Về số tiền Kiểm sát viên khẳng định số tiền 11 tỉ đồng là bất hợp pháp. Theo dẫn chứng của kiểm sát viên, quy chế của RPMU và Tổng Công ty đường sắt Việt Nam thì nguồn hỗ trợ từ tổng công ty.
“Số tiền 11 tỉ đồng này bị phát hiện thông qua kiểm tra, kiểm toán của Chính phủ Nhật Bản. Cơ quan chức năng Nhật Bản xác nhận khoản tiền này là chi trái pháp luật. Do vậy, việc nhận tiền hỗ trợ 11 tỉ đồng của các cựu lãnh đạo RPMU và thuộc cấp là không hợp pháp” – kiểm sát viên nhấn mạnh.
Việc các luật sư cho rằng, vụ việc không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, đại diện VKS cho biết xác minh từ phía Nhật Bản, JTC đã chi ra gần 100 triệu yen trong các dự án trong đó có Việt Nam. Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội cho thấy hành vi trên ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ hai nước.
“Bộ GTVT xác định đây là sự việc nghiêm trọng nên cần xử lý nghiêm. Trong khi đó, Quốc hội và nhân dân Nhật Bản rất quan tâm đến sự việc. Chính phủ Nhật Bản đã chính thức đình chỉ vốn ODA mới đến khi Việt Nam làm rõ vi phạm” – đại diện VKS cho biết.
Nhằm gây dựng lại lòng tin, mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Bộ GTVT đã có văn bản gửi cơ quan điều tra Bộ Công an xử lý vấn đề trên để đảm bảo mối quan hệ, chính sách vốn ODA tại Việt Nam. Đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã có được niềm tin để tiếp tục quan hệ đầu tư với Việt Nam.
Sai phạm của các bị cáo cũng ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Những thiệt hại này không đong đếm được bằng vật chất.
Video đang HOT
Được nói đầu tiên, bị cáo Trần Văn Lục (57 tuổi, cựu Giám đốc RPMU) cho rằng, mình là người gắn bó nghề gần 30 năm trong ngành Đường sắt. Bị cáo thấy mình không đáng bị truy tố như thế này.
Trong quản lý dự án có nhiều việc là công nhưng nhìn góc độ khác lại là thành tội. Bị cáo hoàn toàn không liên quan đến dự án vì đã chuyển công tác, nên không thể nói bị cáo biết mà vẫn nhận tiền. Bị cáo nghĩ rằng, có cái gì đấy áp đặt. Vì vậy, bị cáo mong HĐXX cân nhắc, minh oan cho bị cáo.
Bị cáo sẵn sàng chấp nhận hành vi sai trái do mình gây ra song mong muốn nó khách quan, không áp đặt, có đầy đủ chứng cứ để bị cáo tâm phục, khẩu phục. “Có nhiều dự án ở Việt Nam đã bỏ lỡ chứ không phải chậm nữa. Chính vì thế, khi thực hiện dự án thường có bảo hiểm để khi rủi ro thì có bảo hiểm. Dự án bị chậm là một việc bình thường ở Việt Nam vì nhiều nguyên nhân khách quan” – bị cáo cố nhắc đến công việc.
Bị cáo Phạm Hải Bằng (46 tuổi, cựu Phó Giám đốc RPMU) nói bị cáo sinh ra trong gia đình 4 chị em, bố bị bệnh mất sớm. Hơn 20 gắn bó ngành đường sắt, bị cáo luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.
“Trong lòng bị cáo vẫn không biết đúng hay là sai. Bị cáo không biết mình bị tội gì (quay xuống nhìn các bị cáo còn lại và nghẹn ngào). Bao nhiêu nỗ lực của bị cáo đổ xuống sông, xuống biển. Bị cáo xuất phát từ tâm lý cùng với ban tư vấn để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu vẫn bị quy tội bị cáo đành chấp nhận. Nhưng mong HĐXX xem xét công minh…! “Con thơ, vợ trẻ… bị cáo luôn luôn cố gắng… Cúi xin HĐXX xem xét” – Bị cáo Bằng khóc.
Bị cáo Nguyễn Nam Thái (38 tuổi, cựu Trưởng phòng thực hiện Dự án 3 RPMU): Trong số các bị cáo ở đây, bị cáo là người trẻ nhất và chức vụ thấp nhất. Khi còn gắn bó với RPMU, bị cáo luôn cống hiến hết mình và phục vụ cấp trên. Bị cáo cho rằng, cáo buộc bị cáo là đồng phạm tích cực là quá oan uổng. “Bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ trẻ, con thơ… mong HĐXX xem xét bị cáo được hưởng khoan hồng” – Bị cáo Thái nói.
Bị cáo Trần Quốc Đông (51 tuổi, cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cựu Giám đốc RPMU): Bị cáo mong muốn HĐXX công minh và có đầy đủ bản lĩnh để ra được phán quyết đúng người đúng tội để ra được phán quyết công minh nhất cho bị cáo. Nói đến đây, bị cáo Đông không nói nên lời, đứng im như tượng.
“Bị cáo mong HĐXX cân nhắc các yếu tố thân nhân, đóng góp của bị cáo trong quá trình công tác để có những cái quyết định có lợi, tốt hơn cho bị cáo. Nếu bị cáo có tội, bị cáo cũng sẽ cố gắng rèn luyện, không vấp lại những lỗi tương lai”- bị cáo này nói giọng nghẹn nào.
Bị cáo Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi, cựu Giám đốc RPMU): Việc xảy ra trước khi bị cáo về. Nhưng với trách nhiệm là người đứng đầu thì lỗi một phần của mình. Tuy nhiên, hơn 28 năm gắn bó với ngành đường sắt, nhiều việc xảy ra không thể kiểm soát được. Gia đình bị cáo có hoàn cảnh khó khăn, mong HĐXX xem xét cho bị cáo sớm về với gia đình, cống hiến cho xã hội.
Bị cáo Phạm Quang Duy (40 tuổi, cựu Phó Giám đốc RPMU): Sau khi làm việc với cơ quan công an và Tòa án. Đến giờ bị cáo nhận thức sâu sắc. Để xảy ra vụ việc, một phần lỗi do bị cáo. Bị cáo quản lý tiền mà không theo chế độ tài chính cũng như nguồn gốc tiền.
Bị cáo sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ông bà được thưởng huân chương kháng chiến, bản thân cũng cố gắng trong công tác được giao. Bị cáo không chỉ nghĩ cho thân mình mà còn nghĩ cho thế hệ mai sau. Chỉ vì thời gian suy nghĩ còn nông nổi, chưa sâu, hiểu biết pháp luật hạn chế mà dẫn tới hậu quả lớn, đau xót hôm nay, bị cáo kính xin toà xem xét.
HĐXX tuyên bố nghỉ nghị án.
Chiều ngày 26/10, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo: Phạm Hải Bằng, 11-13 năm tù, buộc nộp lại hơn 3 tỉ đồng; bị cáo Trần Văn Lục (57 tuổi, nguyên giám đốc RPMU) bị đề nghị án 6-8 năm; bị cáo Trần Quốc Đông (51 tuổi, nguyên phó tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên giám đốc RPMU) án 7-9 năm…
Theo báo Người Lao Động
Cựu quan chức đường sắt bật khóc nghẹn ngào khi nói lời sau cùng
Nói lời sau cùng trước khi nghị án, các cựu quan chức đường sắt nhận "lót tay" 11 tỉ đồng từ đối tác Nhật Bản bật khóc nghẹn ngào.
Sáng 27/10, phiên toà xét xử sở thẩm bị cáo Phạm Hải Bằng cùng 5 đồng phạm là các cực quan chức đường sắt về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ bước sang ngày thứ 2.
Các bị cáo nguyên là quan chức đường sắt đã nhận "lót tay" 11 tỉ đồng tại tòa sáng 27/10 - Ảnh chụp qua màn hình
Mở đầu phiên làm việc, đại diện Viện KSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa đối đáp lại quan điểm bào chữa của các luật sư tại phiên tòa.
Bào chữa cho các cựu lãnh đạo Ban Quản lý các dự án đường sắt (RPMU), thuộc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, hầu hết các luật sư đều cho rằng các bị cáo không phạm tội.
Luật sư của bị cáo Nguyễn Nam Thái đề nghị đại diện VKS nêu rõ hành vi các bị cáo ảnh hưởng mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là như thế nào, Nhật Bản có chấm dứt việc cấp vốn ODA hay không?
Tương tự, bào chữa cho bị cáo Phạm Hải Bằng (nguyên phó giám đốc RPMU), luật sư Hoàng Minh Được cho rằng vụ án này không có bị hại, vì vậy không thể xác định trách nhiệm bồi thường đối với các bị cáo.
Đồng quan điểm với luật sư đồng nghiệp, bà Nguyễn Thị Hằng Nga, bào chữa cho bị cáo Trần Văn Lục (nguyên giám đốc RPMU), cho rằng trong vụ án này không có nguyên đơn dân sự, JTC không có yêu cầu thu hồi số tiền đã mất, không yêu cầu xử lý các bị cáo thì không nên xử lý các bị cáo về mặt hình sự.
Các luật sư bào chữa tại phiên toà - Ảnh chụp qua màn hình.
Đối với số tiền 11 tỉ đồng mà các cựu quan chức đường sắt đã nhận "lót tay", các luật sư cho rằng đây là số tiền của doanh nghiệp không phải là tiền của nhà nước Việt Nam, tiền của Chính phủ Nhật Bản, do vậy việc sử dụng nguồn tiền của doanh nghiệp không vi phạm pháp luật
Các luật sư cũng cho rằng, các bị cáo chỉ bị điều chỉnh bởi Luật cán bộ, Công chức chứ không bị điều chỉnh bởi luật hình sự trong vụ việc này.
Đối đáp lại bào chữa của các luật sư, kiểm sát viên nêu quan điểm: RPMU có tài khoản riêng, con dấu riêng, có tư cách pháp nhân... các bị cáo thuộc đối tượng điều chỉnh của tội lợi dụng chức vụ. Trong vụ án này có sự cấu kết đồng phạm, thống nhất từ trên xuống dưới. Các bị cáo đã thực hiện một cách quyết liệt, tích cực.
Về số tiền Kiểm sát viên khẳng định số tiền 11 tỉ đồng là bất hợp pháp. Theo dẫn chứng của kiểm sát viên, quy chế của RPMU và Tổng Công ty đường sắt Việt Nam thì nguồn hỗ trợ từ tổng công ty.
"Số tiền 11 tỉ đồng này bị phát hiện thông qua kiểm tra, kiểm toán của Chính phủ Nhật Bản. Cơ quan chức năng Nhật Bản xác nhận khoản tiền này là chi trái pháp luật. Do vậy, việc nhận tiền hỗ trợ 11 tỉ đồng của các cựu lãnh đạo RPMU và thuộc cấp là không hợp pháp" - kiểm sát viên nhấn mạnh.
Việc các luật sư cho rằng, vụ việc không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, đại diện VKS cho biết xác minh từ phía Nhật Bản, JTC đã chi ra gần 100 triệu yen trong các dự án trong đó có Việt Nam. Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội cho thấy hành vi trên ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ hai nước.
"Bộ GTVT xác định đây là sự việc nghiêm trọng nên cần xử lý nghiêm. Trong khi đó, Quốc hội và nhân dân Nhật Bản rất quan tâm đến sự việc. Chính phủ Nhật Bản đã chính thức đình chỉ vốn ODA mới đến khi Việt Nam làm rõ vi phạm" - đại diện VKS cho biết.
Nhằm gây dựng lại lòng tin, mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Bộ GTVT đã có văn bản gửi cơ quan điều tra Bộ Công an xử lý vấn đề trên để đảm bảo mối quan hệ, chính sách vốn ODA tại Việt Nam. Đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã có được niềm tin để tiếp tục quan hệ đầu tư với Việt Nam.
Sai phạm của các bị cáo cũng ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Những thiệt hại này không đong đếm được bằng vật chất.
Bị cáo Trần Văn Lục mong HĐXX cân nhắc, minh oan cho mình - Ảnh chụp qua màn hình.
Kết thúc phần tranh luận, HĐXX chuyển qua nghị án. Trước khi nghị án, các bị cáo được nói lời sau cùng.
Được nói đầu tiên, bị cáo Trần Văn Lục (57 tuổi, cựu Giám đốc RPMU) cho rằng, mình là người gắn bó nghề gần 30 năm trong ngành Đường sắt. Bị cáo thấy mình không đáng bị truy tố như thế này.
Trong quản lý dự án có nhiều việc là công nhưng nhìn góc độ khác lại là thành tội. Bị cáo hoàn toàn không liên quan đến dự án vì đã chuyển công tác, nên không thể nói bị cáo biết mà vẫn nhận tiền. Bị cáo nghĩ rằng, có cái gì đấy áp đặt. Vì vậy, bị cáo mong HĐXX cân nhắc, minh oan cho bị cáo.
Bị cáo sẵn sàng chấp nhận hành vi sai trái do mình gây ra song mong muốn nó khách quan, không áp đặt, có đầy đủ chứng cứ để bị cáo tâm phục, khẩu phục. "Có nhiều dự án ở Việt Nam đã bỏ lỡ chứ không phải chậm nữa. Chính vì thế, khi thực hiện dự án thường có bảo hiểm để khi rủi ro thì có bảo hiểm. Dự án bị chậm là một việc bình thường ở Việt Nam vì nhiều nguyên nhân khách quan" - bị cáo cố nhắc đến công việc.
Bị cáo Phạm Hải Bằng bật khóc khi nói lời sau cùng - Ảnh chụp qua màn hình.
Bị cáo Phạm Hải Bằng (46 tuổi, cựu Phó Giám đốc RPMU) nói bị cáo sinh ra trong gia đình 4 chị em, bố bị bệnh mất sớm. Hơn 20 gắn bó ngành đường sắt, bị cáo luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.
"Trong lòng bị cáo vẫn không biết đúng hay là sai. Bị cáo không biết mình bị tội gì (quay xuống nhìn các bị cáo còn lại và nghẹn ngào). Bao nhiêu nỗ lực của bị cáo đổ xuống sông, xuống biển. Bị cáo xuất phát từ tâm lý cùng với ban tư vấn để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu vẫn bị quy tội bị cáo đành chấp nhận. Nhưng mong HĐXX xem xét công minh...! "Con thơ, vợ trẻ... bị cáo luôn luôn cố gắng... Cúi xin HĐXX xem xét" - Bị cáo Bằng khóc.
Bị cáo Nguyễn Nam Thái (38 tuổi, cựu Trưởng phòng thực hiện Dự án 3 RPMU): Trong số các bị cáo ở đây, bị cáo là người trẻ nhất và chức vụ thấp nhất. Khi còn gắn bó với RPMU, bị cáo luôn cống hiến hết mình và phục vụ cấp trên. Bị cáo cho rằng, cáo buộc bị cáo là đồng phạm tích cực là quá oan uổng. "Bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ trẻ, con thơ... mong HĐXX xem xét bị cáo được hưởng khoan hồng" - Bị cáo Thái nói.
Bị cáo Trần Quốc Đông (51 tuổi, cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cựu Giám đốc RPMU): Bị cáo mong muốn HĐXX công minh và có đầy đủ bản lĩnh để ra được phán quyết đúng người đúng tội để ra được phán quyết công minh nhất cho bị cáo. Nói đến đây, bị cáo Đông không nói nên lời, đứng im như tượng.
Bị cáo Trần Quốc Đông nghẹn ngào nói lời sau cùng, có lúc đứng im như tượng - Ảnh chụp qua màn hình.
"Bị cáo mong HĐXX cân nhắc các yếu tố thân nhân, đóng góp của bị cáo trong quá trình công tác để có những cái quyết định có lợi, tốt hơn cho bị cáo. Nếu bị cáo có tội, bị cáo cũng sẽ cố gắng rèn luyện, không vấp lại những lỗi tương lai"- bị cáo này nói giọng nghẹn nào.
Bị cáo Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi, cựu Giám đốc RPMU): Việc xảy ra trước khi bị cáo về. Nhưng với trách nhiệm là người đứng đầu thì lỗi một phần của mình. Tuy nhiên, hơn 28 năm gắn bó với ngành đường sắt, nhiều việc xảy ra không thể kiểm soát được. Gia đình bị cáo có hoàn cảnh khó khăn, mong HĐXX xem xét cho bị cáo sớm về với gia đình, cống hiến cho xã hội.
Bị cáo Phạm Quang Duy (40 tuổi, cựu Phó Giám đốc RPMU): Sau khi làm việc với cơ quan công an và Tòa án. Đến giờ bị cáo nhận thức sâu sắc. Để xảy ra vụ việc, một phần lỗi do bị cáo. Bị cáo quản lý tiền mà không theo chế độ tài chính cũng như nguồn gốc tiền.
Bị cáo sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ông bà được thưởng huân chương kháng chiến, bản thân cũng cố gắng trong công tác được giao. Bị cáo không chỉ nghĩ cho thân mình mà còn nghĩ cho thế hệ mai sau. Chỉ vì thời gian suy nghĩ còn nông nổi, chưa sâu, hiểu biết pháp luật hạn chế mà dẫn tới hậu quả lớn, đau xót hôm nay, bị cáo kính xin toà xem xét.
HĐXX tuyên bố nghỉ nghị án, tuyên án vào lúc 11h15 cùng ngày.
Chiều ngày 26/10, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo: Phạm Hải Bằng, 11-13 năm tù, buộc nộp lại hơn 3 tỉ đồng; bị cáo Trần Văn Lục (57 tuổi, nguyên giám đốc RPMU) bị đề nghị án 6-8 năm; bị cáo Trần Quốc Đông (51 tuổi, nguyên phó tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên giám đốc RPMU) án 7-9 năm...
Theo_Người Đưa Tin
Sập nhà cổ ở Hà Nội: Cần phải phá dỡ nhiều công trình lâu năm? "Cơ quan chức năng của TP. Hà Nội cần phải kiểm kê lại toàn bộ các ngôi nhà cổ để có phương án bảo tồn. Nếu cần thiết thì nên phá bỏ để đảm bảo an toàn cho người dân sống tại đó", TS Phạm Sỹ Liêm nói. Hiện dư luận đang rất quan tâm tới vụ việc ngôi nhà cổ của Pháp...