Xót xa tâm thư của bé gái nghi bị bố ruột bạo hành bằng dây điện quấn băng dính: Con mong sao lớn nhanh để được tự do sang mẹ
Mới đây, mạng xã hội Facebook lan truyền thông tin về việc bé gái L.P.A (13 tuổi) bị bố đẻ đánh đập khiến nhiều người phẫn nộ. Thậm chí, theo chia sẻ của cháu L.P.A thì bố còn dùng cả dây điện quấn băng dính bên ngoài để vụt, quất vào chân tay…
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh cháu L.P.A với những vết thâm tím trên người kèm theo đó là một bức “tâm thư” được cho là do chính L.P.A viết kể lại sự việc bị cha bạo hành khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Trong thư, L.P.A viết, “Kính gửi mẹ. Mấy hôm nay ở ba chán lắm, con nhớ mẹ lắm luôn. Hằng ngày có nấu cơm xong dọn dẹp nhà cửa là hết việc làm. Cả ngày ngoài học với làm việc nhà ra thì chả có gì ngoài bị chửi, có khi là đánh, cũng buồn lắm mà chả làm được gì. Con áp lực lắm và chỉ mong sao lớn nhanh để được tự do sang mẹ càng nhanh càng tốt. L.P.A”.
Tâm thư của bé L.P.A (bé gái nghi bị bố bạo hành) được chia sẻ lên mạng xã hội
Ngay sau khi nhưng vết bầm tím trên cơ thể cô bé bị bố đánh được chụp lại và chia sẻ lên mạng xã hội đã khiến nhiều người phẫn nộ. Đồng thời, không ít người lên tiếng chỉ trích người cha khi sẵn sàng xuống tay đánh mẹ con L.P.A một cách dã man như vậy. Dù là dọa nạt, dạy dỗ con cái cũng không lên sử dụng đòn roi.
Chia sẻ với báo Gia đình và xã hội trước đó, cháu L.P.A. vẫn chưa hết run sợ sau những trận đòn của bố cho biết, “ Ngày trước, bố đánh mắng vì kết quả học tập của cháu có vài môn yếu. Nhưng gần đây, chẳng có lý do gì cụ thể, bố vẫn đánh mắng cháu và thường xuyên hơn, cứ vài tuần lại bị đánh. Có hôm đang chạy xe trên đường, bố cũng quay lại đánh cháu, người xung quanh thấy thế góp ý thì bố càng bực tức, về nhà đánh cháu nhiều hơn. Tối qua, bố bảo cháu, vì mày mà tao khổ bao nhiêu năm nay. Rồi bố lấy dây điện quấn băng dính bên ngoài, bắt cháu nằm xuống để vụt, cháu chống cự, bị bố quất cả vào tay chân đau rát, cháu khóc hỏi bố, tại sao đánh con, bố càng đánh nhiều hơn”.
Cũng theo L.P.A, gần đây, công việc của bố không đều, hay phải vay mượn tiền của mọi người nên tính khí thất thường. “ Bố bắt cháu đi tìm việc làm vì gia đình không có tiền”.
Video đang HOT
Toàn thân L.P.A bị bầm tím, xây xước sau khi bị bố đánh. Ảnh: Báo Gia đình và xã hội
Bên cạnh đó, chia sẻ trên báo Thanh niên, chị V.T.H (ngụ Q.Hồng Bàng, Hải Phòng), mẹ cháu L.P.A, cho biết: “Tôi và bố P.A đã ly dị từ năm 2015. Do kém hiểu biết về pháp luật nên tôi không giành được quyền nuôi con. Thời gian gần đây, P.A nói con thường bị bố mắng chửi thậm tệ và đánh đập. Ban đầu tôi cũng nghĩ là anh ta muốn dạy con nhưng vào tối 1.10, P.A nhắn tin cho tôi cầu cứu với thái độ rất sợ hãi. Đến sáng 2.10, cô giáo nói P.A không đi học nên tôi chạy qua nhà chồng cũ để xem tình hình thì bị anh ta đánh, phải khâu 5 mũi. P.A sợ quá cũng chạy về nhà tôi”.
Chị H. không khỏi lo lắng cho tình trạng sức khỏe của các con, đặc biệt là L.P.A khi phải sống cùng người bố nóng nảy như thế. “Chúng tôi buộc phải đưa P.A về nhà để tránh bị bố cháu tiếp tục đánh. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tình thế vì việc học của cháu, không thể nghỉ học kéo dài. Tôi lo, nếu anh Việt đón đánh con ở cổng trường thì ai biết mà bảo vệ”, chị H. bày tỏ.
Chị Hà – mẹ cháu L.P.A bị thương vùng đầu bên phải sau khi xô xát với chồng cũ. Ảnh: Báo Gia đình và xã hội
Để tìm hiểu rõ hơn vụ việc, PV báo Thanh Niên đã liên hệ với anh L.S.V qua số điện thoại 0936xxxxxx (do chị H. cung cấp) nhưng thuê bao này khóa máy. Facebook cá nhân của L.S.V cũng đã đóng.
Trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Công an P.Dư Hàng cho biết đã nhận được đơn trình báo của chị V.T.H về việc bị chồng cũ là L.S.V hành hung. Trong nội dung trình báo cũng nói đến việc L.S.V thường xuyên đánh chửi con gái là L.P.A. “Trước đó thì chúng tôi chưa nhận được phản ánh gì của hàng xóm hay người thân việc cháu L.P.A bị bố đánh đập. Nhận được trình báo của mẹ cháu, chúng tôi đang tập trung làm rõ. Nếu đúng như cháu L.P.A kể thì không thể chấp nhận được”, lãnh đạo Công an P.Dư Hàng cho biết.
"Hội bỉm sữa" đau đầu chuyện giao con cho ông bà nuôi, bỗng ầm ầm tán thưởng vì được ông bố trẻ nói hộ quan điểm
Đứng trước câu hỏi "Có nên giao hết quyền nuôi con cho ông bà", anh Hiếu (sống tại Hà Nội) cho rằng ông bà có thể hỗ trợ phần "thân" chứ không phải phần "trí".
Anh Hiếu cho biết, chắc hẳn khi nói ra điều này, rất nhiều ông bà sẽ noi rằng "Bố, mẹ nuôi con lớn như thế này, sao lại không nuôi nổi cháu?". Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm cũng như kiến thức học hỏi, nghiên cứu của mình, bố Ken đưa ra 4 lý do không nên giao hết quyên nuôi con cho ông bà như sau:
Thứ nhất, cuộc sống thay đổi một cách chóng mặt, quan điểm của thế hệ 8x khác xa 9x, thế hệ chúng ta đã khác với ông bà thì con cái của chúng ta càng khác. Đâu đó vẫn có các ông bà vô cùng tiên tiến, nhưng đại đa số rất cổ hủ. Sao có thể sử dụng tư duy cũ để truyền tải thông điệp cho thế hệ trẻ?
Bé Ken luôn được sống trong sự chăm sóc và dạy dỗ chu đáo của bố và mẹ (Ảnh: NVCC)
Thứ hai, hãy nhớ tình yêu thương ông bà dành cho cháu là một tình yêu tuyệt đối và dễ dẫn đến sự tiêu cực, chiều thái quá. Điều đó tạo nên một vỏ bọc vô cùng chắc chắn, để rồi con cái đi ra sẽ nhút nhát, 2,3 tuổi thậm chí 4 tuổi vẫn bắt bế bình thường.
Thứ ba, khi bố mẹ nghiêm khắc với con, ông bà lại nuông chiều sẽ có câu chuyện rằng: "Bà cháu nói xấu về bố mẹ". Đây là chuyện có thật mà bố Ken đã nghe thấy, các con bảo bố mẹ khó tính, bố mẹ không yêu con.... Nếu như ông bà có thể dạy con về lòng biết ơn thì rất tốt, còn ùa vào con thì hậu quả khôn lường.
Cuối cùng, cũng do ông bà ngày xưa không có điều kiện. Nên hay có tư duy nhìn thấy cái lợi trước mắt. Tiết kiệm là đúng, nhưng nhiều khi tiết kiệm quá cũng ảnh hưởng đến cuộc sống giới trẻ.
Anh Hiéu luôn đồng hành và dạy dỗ con trong mọi khoảnh khắc cuộc sống (Ảnh: NVCC)
"Mình tin gần như 100% các chị em sống chung, đều bất đồng vời bà trong việc này. Với tư duy này rất khó kiến tạo một em bé mạnh bạo, hào phóng, sống cho đi được.
Mình nhớ đến cậu em ngày xưa ở trọ cùng, cũng nhiều bạn bè mình chứng kiến cậu ấy. Đến khi học đại học bà vẫn gọi điện 2-3 lần mỗi ngày, cậu cố tình không nghe máy, bà lại gọi cho mình, nhiều lần thấy bà bị cậu cáu mà buồn. Thực sự cậu là một công tử hiền lành, tốt bụng nhưng khả năng tự lập quá kém.
Ngoài ra, mình còn gặp trường hợp anh hàng xóm đưa con đi học. Gần như các buổi sáng Ken tự đi bộ với mẹ 700m đến trường và ăn sáng cùng các bạn. Chiều bố đón về đi bộ từ bãi xe. Trong khi bé hàng xóm đã 4 tuổi, mẹ phải ôm khư khư, bố phải quạt cho con mát.
Mình tưởng bé mệt, bố mẹ phải đưa đi đâu. Nhưng hỏi ra mới biết, bố mẹ đưa bé đi học, nhưng con không chịu. Lúc nào cũng đòi bế, bình thường bé ở cùng bà trong khi bố mẹ đi làm cả ngày mới về", anh Hiếu tâm sự.
Ống bố trẻ cho rằng, ông bà có thể hỗ trợ phần "thân", chứ không phải phần "trí" (Ảnh: NVCC)
Theo đó, bố Ken cũng bày tỏ quan điểm rằng, nên có thêm tình yêu thương của ông bà, chứ không hoàn toàn giao con cái cho cho ông bà nuôi dạy. Ông bà có thể hỗ trợ phần "thân" đó là việc tắm rửa, ...chứ không phải phần "trí".
"Ngày xưa khi có bầu, 2 vợ chồng mình đã xác định sẽ cùng nhau chăm con rồi. Ông bà hỗ trợ đó là điều mình cần biết ơn. Đã có lúc mình thấy ảnh hưởng rõ rệt, nên phải nói khéo bà cứ về quê chăm ông, ông ở nhà mình buồn, thi thoảng con chở Ken về. 2 vợ chồng con lo được thì bà mới chịu về quê.
Ông bà có thể trao cho cháu tình yêu thương, nhưng mọi thứ sẽ trong giới hạn. Ví dụ việc ôm ấp,...và khi ông bà đồng ý với những giới hạn và nguyên tắc, gắn với mục tiêu nuôi dạy con của mình thì sẽ đồng ý. Còn nếu chỉ mục tiêu cho con ăn no như ngày xưa thì không", bố Ken nhấn mạnh.
Con cái là ưu tiên không phải là lựa chon, do đó anh Hiếu cũng bày tỏ rằng, sinh con ra thì dễ nhưng để giáo dục con thế nào mới là khó. Ba mẹ sẽ nhận, cũng như cảm ơn sự hỗ trợ về vật chất và tình yêu của ông bà cho cháu. Nhưng về giáo dục thì bố mẹ luôn phải theo sát và định hướng cho con, có như vậy con sẽ lớn lên với một tương lai khác.
Ông bố 'coppy' tâm thư nguệch ngoạc, sai chính tả của con gái lên tay: Có những điều nhỏ bé có tiền cũng chẳng mua được! Những dòng chữ nguệch ngoạc của con trẻ đôi khi lại là những dấu mốc quan trọng và đầy cảm xúc của các ông bố, bà mẹ. Mới đây, một ông bố đã quyết định xăm dòng thư nguệch ngoạc mà cô con gái nhỏ viết cho mình trên cánh tay để làm kỷ niệm. Bức thư ngắn được viết bằng những nét...