Xót xa phận đời ngắn ngủi của nữ quái duy nhất trong Tây Du Ký khiến thần Phật “bó tay”
Trong Tây Du Ký, có một nhân vật nữ không thuộc hàng chính diện nhưng vẫn được khán giả yêu thích, đó là Bà La Sát – Thiết Phiến công chúa.
Nữ quái khiến Thần Phật phải dè chừng
Tây du ký 1986 cho đến hiện tại vẫn được coi là phiên bản kinh điển nhất đối với nhiều thế hệ khán giả. Đáng chú ý, ngoài 4 diễn viên chính là thầy trò Đường Tăng, những yêu quái xuất hiện trong phim cũng để lại dấu ấn đậm nét người xem.
Trong đó, Bà La Sát – Thiết Phiến công chúa với bảo bối là chiếc Quạt Ba Tiêu khiến đối thủ nào cũng phải kiêng dè.
Quạt Ba Tiêu là quạt gió tiên. Trong Tây du ký, Tôn Ngộ Không phải 3 lần lặn lội đi mượn Quạt Ba Tiêu từ Thiết Phiến công chúa để dập lửa ở Hoả Diệm Sơn.
Bà La Sát – Thiết Phiến công chúa là vợ Ngưu Ma Vương, mẹ Hồng Hài Nhi.
Tuy nhiên, vì căm hận Tôn Ngộ Không đã khiến Hồng Hài Nhi bị Quan Âm Bồ Tát thu phục chia lìa mẹ con bà nên kiên quyết không cho mượn quạt.
Bà La Sát vốn có lai lịch không hề tầm thường, nàng chính là tiên nữ cấp dưới, phụng sự tại cung Đâu Suất của Thái Thượng Lão Quân.
Cuối hồi 60 của tác phẩm, nhân đoạn Ngưu Ma Vương bị quây đánh, hết đường tháo thân trước động Ba Tiêu, đành phải kêu vợ mình – Thiết Phiết đưa ra quạt Ba Tiêu, tác giả Ngô Thừa Ân có viết:
“La Sát nghe kêu, liền cởi đồ sắc phục, thay áo trắng theo cách đạo cô, cầm cây quạt ra trước cửa động, quì xuống thưa rằng: Xin các vị tha chồng tôi khỏi thác, tôi xin cho Tôn thúc thúc mượn cây quạt mà quạt Hỏa diệm sơn”.
Sau khi La Sát nói câu đó thì Lý Thiên Vương – Na Tra dắt chàng Ngưu bay về trời, còn tất cả các chư thần đều lui hết. Rõ ràng, họ trước sau không hề có ý mạo phạm tới La Sát, đủ hiểu vai vế của nàng – dù trong thân phận của tiên nữ bị đày dưới trần gian – là không hề tầm thường.
Mỹ nhân 2 lần bén duyên với vai Bà La Sát
Thủ vai Bà La Sát trong tác phẩm kinh điển này là nữ diễn viên Vương Phụng Hà. Bà sinh năm 1955 tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc và sở hữu niềm đam mê nghệ thuật ngay từ thuở nhỏ.
Lên 4 tuổi, Vương Phụng Hà bắt đầu học Kinh kịch. Ở tuổi ngoài đôi mươi, bà đã trở thành một trong những diễn viên ưu tú nhất của Viện Kinh kịch tỉnh Cát Lâm.
Sự nghiệp của Vương Phụng Hà bắt đầu có bước ngoặt lớn sau khi tham gia vở Kinh kịch “Hỏa Diệm Sơn” vào năm 1983. Trong “Hỏa Diệm Sơn”, Vương Phụng Hà vào vai Bà La Sát – Thiết Phiến công chúa.
Nhờ diễn xuất tốt, tài hát hay và múa giỏi, vai diễn Bà La Sát của bà được đông đảo khán giả đón nhận. Tác phẩm “Hỏa Diệm Sơn” cũng giành giải xuất sắc tại Lễ trao Nghệ thuật Hí khúc toàn quốc năm 1983.
Video đang HOT
Quan trọng hơn, chính tác phẩm này giúp Vương Phụng Hà lọt vào mắt xanh của đạo diễn Dương Khiết. Bà được nữ đạo diễn chọn vào vai Bà La Sát – Thiết Phiến công chúa trong bộ phim kinh điển Tây du ký 1986.
Trước khi quay “Tây du ký 1986″, Vương Phụng Hà đã dành nhiều thời gian phân tích nhân vật Bà La Sát – Thiết Phiến công chúa. Theo bà, Bà La Sát tuy không phải là yêu quái nhưng cũng không phải là người tốt.
Phần lớn cảnh quay của nhân vật Thiết Phiến công chúa được thực hiện ở Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây. Mặc dù quay phim trong địa hình hang động, núi đá khá khó khăn, vất vả nhưng Vương Phụng Hà không bao giờ phàn nàn mà luôn tận tụy, cố gắng hoàn thành tốt nhất vai diễn của mình.
Cũng vì vậy, nữ diễn viên nhận được lời khen không ngớt từ đạo diễn Dương Khiết: “Vương Phụng Hà là một trong những diễn viên tôi ưng ý nhất. Cô ấy đóng chuyên nghiệp, tinh thần làm việc rất cao, không nề hà ngại khó ngại khổ”.
Khi “Tây du ký 1986″ phát sóng, vai diễn Bà La Sát của Vương Phụng Hà nhận được nhiều tán thưởng của khán giả.
Lối diễn xuất chân thật, giàu cảm xúc và không khoa trương giúp phiên bản Bà La Sát của Vương Phụng Hà cho đến giờ vẫn được coi là đẹp và thành công nhất, không thể vượt qua trên màn ảnh Hoa ngữ.
Cuộc đời ngắn ngủi
Nhờ vai diễn Bà La Sát, tên tuổi Vương Phụng Hà vang rộng khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, “hồng nhan bạc phận”, 3 năm sau Tây du ký, bà được phát hiện mắc bệnh ung thư vú.
Từ năm 1989, Vương Phụng Hà phải điều trị xạ trị, cơ thể suy yếu, cả ngày chỉ ăn được một bát cháo, mỗi ngày đều phải uống cả một bát thuốc lớn. Sau phẫu thuật, sức khỏe của Vương Phụng Hà được cải thiện hơn, bà lại tiếp tục lao vào công việc.
Trong thời gian chống chọi với bệnh tật, dù rất mệt mỏi và đau đớn, “Bà La Sát” vẫn luôn giữ thái độ lạc quan, kiên cường.
Vương Phụng Hà qua đời ở tuổi 38 vì căn bệnh ung thư vú.
Nữ diễn viên từng chia sẻ trong một show truyền hình vào năm 1990: “Tôi cảm thấy cuộc sống này thật ngắn ngủi. Có một gia đình êm ấm, một công việc tốt, một vai diễn để người ta nhớ tới, bản thân tôi thấy mình đã rất may mắn. Sống không hề uổng phí”.
Tuy nhiên, việc điều trị chỉ giúp Phụng Hà sống thêm vài năm. Năm 1993, căn bệnh ung thư vú của nữ diễn viên chuyển sang gia đoạn di căn. Bà trút hơi thở cuối cùng vào ngày 11/5/1993, khi mới 38 tuổi.
Cái chết của Vương Phụng Hà khiến người thân, bạn bè và khán giả không khỏi xót xa. Một người bạn của bà trong đoàn phim Tây du ký đau xót chia sẻ: “Năm 1989, chúng tôi cùng đoàn Tây Du Ký còn đến Cát Lâm chơi. Cô ấy mời chúng tôi đến nhà ăn cơm. Nhìn cô ấy thật sự rất khỏe, nào ai ngờ chỉ chưa đầy 4 năm sau đó, cô ấy đã qua đời”.
Lục Tiểu Linh Đồng thì day dứt nói: “Bà La Sát là bạn rất thân với tôi ngoài đời thực. Chúng tôi cùng đóng chung, cùng trao đổi công việc. Tôi có lỗi khi không biết chị ốm khi đó, càng day dứt khi ngày chị qua đời đã không thể có mặt”.
Cho đến nay, đã 27 năm kể từ ngày Vương Phụng Hà ra đi, nhân vật “Bà La Sát” của bà vẫn được đánh giá là kinh điển nhất trong các phiên bản của Tây du ký.
Tuổi 81 của diễn viên đóng Phật Tổ Như Lai trong 'Tây Du Ký'
Chu Long Quảng thành danh nhờ đảm nhận vai Phật Tổ trong "Tây du ký' bản 1986. Ngoài đời, ông được nhận xét không chỉ có ngoại hình mà cả tấm lòng từ bi, bác ái, vị tha của ông cũng hệt như Đức Phật.
Người dân bái lạy vì tạo hình giống Phật Tổ
Chu Long Quảng sinh năm 1939 ở Tây An (Trung Quốc). Tốt nghiệp trung học, ông thi tuyển vào khoa diễn xuất thuộc Học viện Nghệ thuật Lan Châu. Trong suốt cuộc đời của mình, ông gắn liền với công tác giáo dục khi kinh qua các chức vụ như: Giảng viên, Hiệu trưởng Học viện Điện ảnh Đông Phương, viện phó kiêm cố vấn cao cấp Học viện Điện ảnh Bắc Kinh...
Sở hữu bề dày thành tích giáo dục song diễn xuất mới là thứ đưa tên tuổi ông đến với khán giả. Chu Long Quảng trong những ngày đầu sự nghiệp đã được đảm nhận vai chính diện. Trong đó, hình tượng anh nông dân hiền lành, chất phác nhưng đầy can trường trong "Địa đạo chiến" giúp nam diễn viên ghi tên mình vào hàng ngũ diễn viên thực lực thời bấy giờ.
Cũng nhờ hình tượng anh hùng, trượng nghĩa mình tạo dựng, Chu Long Quảng khi đến với đoàn phim 'Tây Du Ký' đã được đạo diễn Dương Khiết nhắm thẳng cho vai Phật Tổ.
Theo Dương Khiết, nam diễn viên có sự tương đồng lớn về ngoại hình so với hình tượng Đức Phật khi có khuôn mặt vuông chữ điền, đôi tai rộng lớn: "Thần thái ông ấy điềm đạm, vừa tỏ rõ hào quang của một bậc tu hành đắc đạo. Quả thật là không khác chút nào cả".
Cho đến nay câu chuyện Chu Long Quảng được người dân bái lạy vẫn được truyền thông thường xuyên nhắc lại. Theo đó, trong một lần hóa trang xong, khi nam diễn viên tìm đến một góc của ngôi chùa để học kịch bản thì đang nhắm mắt bỗng nghe tiếng người xì xào xung quanh.
Mở mắt ra, ông giật mình khi hàng chục tín đồ đang niệm "Nam mô a di đà Phật" ngay dưới chân mình. Mặc cho những lời giải thích từ nhân viên đoàn phim, họ cứ thay nhau bái lạy, thậm chí mang thêm hoa quả để tỏ lòng thành kính.
Cũng nhờ hóa thân ấn tượng vào vai diễn, Chu Long Quảng với hình tượng Phật Tổ trở thành kinh điển không chỉ trên phim ảnh mà cả sách vở hay các ấn phẩm Phật Giáo. Theo Sina, một số công ty chuyên về điêu khắc tượng đã lấy hình mẫu vai diễn của nam diễn viên để tạc tượng Đức Phật thờ ở các Đền, Chùa.
Khi hay tin, Chu Long Quảng vừa bất ngờ vừa lo việc này khiến mình tổn thọ. "Mọi người đừng tán dương tôi lên mây, tôi cũng không phải thần Phật gì đâu", Chu Long Quảng nói.
Sau vai diễn "để đời", Chu Long Quảng tiếp tục góp mặt một số dự án khác song chỉ dừng ở vai trò khách mời. Các tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như: Tây An hổ gia, Võ lâm ngoại trưởng, Ngô Thừa Ân cùng Tây Du Ký, Giáng long phục hổ,...
Năm 1992, ông tiếp tục duy trì công tác giảng dạy tại Học viện Điện ảnh Truyền hình Bắc Kinh. Ông còn tham gia đạo diễn và diễn xuất trong hơn 30 vở kịch, phim truyền hình và điện ảnh... trước khi về hưu ở tuổi 60.
Tuổi già bình yên bên vợ và 3 con gái
Sự nghiệp vẻ vang, Chu Long Quảng cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi tổ ấm nhỏ bình dị, hạnh phúc. Nam diễn viên kết hôn khi bước sang tuổi 35 với bà Ngô Huệ Phương - một nhân viên văn phòng.
Diễn viên sinh năm 1939 nói ông ấn tượng bà ngay từ đầu bởi vẻ ngoài xinh đẹp cùng lối nói chuyện tao nhã, dịu dàng. "Phật Tổ" cho rằng nhiều người bên ngoài nhận xét vợ may mắn vì cưới được mình. Song ông lại nghĩ ngược lại mới đúng.
Điều lạ là bà Ngô Huệ Phương không biết nấu ăn và làm các công việc nội trợ. Thay vào đó, chính Chu Long Quảng là người lo hết mọi việc trong nhà. Cả 2 vợ chồng không vì thế mà nảy sinh mâu thuẫn, trái lại càng yêu thương khăng khít mấy mươi năm qua.
Sau này, bà xã nam diễn viên sinh 3 người con đều là con gái. Chu Long Quảng cũng không ngại ngần đùa rằng trong nhà có "bốn nàng tiên và một kẻ hầu". Các con của ông hiện đều đã trưởng thành, có người đã lập gia đình và sinh con.
Nam diễn viên nói giờ đây ông đang tận hưởng khoảng thời gian còn lại của cuộc đời. Mỗi ngày, ông tìm niềm vui bên các cháu, cùng vợ mỗi sáng đi tập thể dục ngắm bình minh... Trong cuộc sống thường ngày luôn luôn tươi cười, duy trì tâm thái lạc quan đối diện với mọi thử thách, gian nan trong cuộc sống.
Ở tuổi 80, ông thường xuyên làm từ thiện, hết lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn. Chu Long Quảng được nhận xét không chỉ có ngoại hình giống Phật Tổ, tấm lòng từ bi, bác ái, vị tha của ông cũng hệt như Đức Phật. "Cuộc sống của một ông lão ở tuổi gần đất xa trời chỉ có thế thôi. Tôi vui vì ít ra đến giờ mình vẫn là một người có ít, giúp đỡ được một số người cần", ông nói.
Thúy Ngọc
Mỹ nhân "Tây Du Ký" được ví đẹp như Tây Thi, là bà trùm khét tiếng giàu có và quyền lực Không chỉ xinh đẹp kiều diễm, "Vạn Thánh công chúa" Trương Thanh còn có tài kinh doanh. Nhờ đầu óc thông minh, sắc bén, cô trở thành bà trùm quyền lực trên thương trường, được nhiều người trọng vọng. Mỹ nhân "Tây Du Ký" được mệnh danh là Tây Thi thời hiện đại Giữa dàn mỹ nhân "sắc nước hương trời" của "Tây...