Xót xa những hình ảnh cuối đời của NSND Trần Hạnh: Tuổi già sức yếu nhưng vẫn cười lạc quan, vẫn cống hiến hết mình!
Nhìn lại những hình ảnh lúc sinh thời của NSND Trần Hạnh, khán giả không khỏi xúc động.
Sáng ngày 4/3, NDND Trần Hạnh qua đời, hưởng thọ 92 tuổi khiến nhiều khán giả tiếc thương. Lúc sinh thời, cố NSND Trần Hạnh đã có hơn 60 năm cống hiến cho làng nghệ thuật Việt Nam. Ông từng tham gia nhiều bộ phim lớn như Truyện Cổ Tích Tuổi 17, Tướng Về Hưu, Người Cầu May,…
Đặc biệt, ở tuổi 90, NSND Trần Hạnh vô cùng xúc động khi được nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân: “Tôi xúc động vì nhận danh hiệu ở tuổi 90. Tôi đã chờ ngày này mấy chục năm nay. Mong có thêm một số vai ngắn trước khi qua đời, như vậy là tôi mãn nguyện “. Trong khoảng thời gian cuối đời, dù đã già yếu, di chuyển khó khăn nhưng cố NSND Trần Hạnh vẫn luôn giữ được nụ cười lạc quan. Nhìn lại hình ảnh của ông trước khi nhắm mắt xuôi tay, khán giả không khỏi xúc động.
NSND Trần Hạnh qua đời ở tuổi 92 khiến khán giả vô cùng thương tiếc
Trong những ngày tháng cuối đời, NSND Trần Hạnh gầy gò hẳn
Video đang HOT
NS Chí Trung thường xuyên đến thăm hỏi NSND Trần Hạnh
Dù di chuyển khá khó khăn do tuổi già sức yếu nhưng NSND Trần Hạnh thi thoảng vẫn góp mặt trong các sự kiện giải trí để ủng hộ đồng nghiệp, hậu bối
Thời điểm nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, cố nghệ sĩ vẫn có mong muốn được tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật
NSND Trần Hạnh luôn phải có người thân kề cận chăm sóc vì sức khoẻ yếu
Trong bất kì hoàn cảnh nào, cố NSND Trần Hạnh vẫn giữ được nụ cười tươi tắn, lạc quan
NSND Trần Hạnh qua đời
Con dâu NSND Trần Hạnh cho biết, ông qua đời lúc 2h50 sáng 4/3, hưởng thọ 92 tuổi.
NSND Trần Hạnh sinh năm 1930 được coi là diễn viên gạo cội của nền điện ảnh Việt. Ông là một trong số những nghệ sĩ đầu tiên nhận danh hiệu NSƯT được nhà nước trao tặng năm 1994. Sau hơn 20 năm, cho tới ngày 29/8/2019 ông chính thức được trao tặng danh hiệu NSND.
NSND Trần Hạnh sinh năm 1930 tại Hà Nội.
Hơn 2 năm nay, sức khỏe của NSND Trần Hạnh xuống dốc, mắt phải của ông hỏng hoàn toàn, thị lực mắt trái chỉ còn 30%. Tay, chân yếu dần khiến NSND Trần Hạnh phải từ bỏ việc đi xe máy. Dù di chuyển chậm chạp, khó khăn hơn trước, nghệ sĩ cố gắng tự lo mọi sinh hoạt hàng ngày.
Căn nhà rộng 20 m2 ở phố Linh Lang của gia đình ông bố trí tầng một để xe máy, bàn tiếp khách, phòng ăn ở tầng hai, phòng ngủ của ông tầng ba, hai vợ chồng con trai ở tầng bốn. Thỉnh thoảng, ông phải nhờ người dìu xuống vì chân chậm, tay run.
Sáng sáng, con dâu chở NSND Trần Hạnh ra cửa hàng ở ga Trần Quý Cáp ngồi chuyện trò, hàn huyên với bạn bè cho đỡ buồn. Buổi chiều, ông ở nhà nghỉ ngơi. Vốn là người thích đi đây đi đó, nghệ sĩ ví von cảnh ở nhà một mình "bí bách như đi tù".
NSND Trần Hạnh xuất thân là công nhân đóng giày. Sáng sáng, Trần Hạnh làm việc ở xưởng, tối về sinh hoạt ở Đoàn Kịch Thanh niên Hà Nội cùng những người bạn như Doãn Hoàng Giang, Trọng Khôi, Đoàn Dũng, Trần Minh Ngọc. Sau này, ông về Đoàn Kịch Hà Nội, chấp nhận cuộc sống chật vật với vài chục đồng lương mỗi tháng.
NSND Trần Hạnh.
Không học qua trường lớp diễn xuất nhưng những ngày tham gia phong trào văn nghệ quần chúng cùng nhiều năm đứng trên sân khấu rèn luyện cho Trần Hạnh khả năng nhập vai linh hoạt. Thời kỳ công tác ở Nhà hát Kịch Hà Nội, ông từng đóng anh bộ đội, người nông dân, vua chúa... Vai diễn khiến ông nhớ nhất là Nguyễn Trãi trong vở Lam Sơn tụ nghĩa .
Trong tập sách Người Hà Nội, cố nhà văn Lưu Quang Vũ viết: "Bốn, năm người đóng vai Nguyễn Trãi, riêng Trần Hạnh có phong thái hào hoa của người Hà Nội ". Những năm đầu thập niên 1980, Lam Sơn tụ nghĩa là một trong những vở ăn khách của Nhà hát Kịch Hà Nội, nhiều hôm diễn phục vụ khán giả đến ba suất - sáng, chiều, tối.
Đam mê sân khấu kịch nhưng Trần Hạnh được nhiều khán giả biết đến nhờ các phim truyền hình. Ở tuổi 60, sau khi về hưu, ông để lại dấu ấn trong lòng người xem bởi loạt vai khắc khổ trong các phim Truyện cổ tích tuổi 17, Người cầu may, Chiếc bình tiền kiếp, Hãy tha thứ cho em,...
Phim truyền hình gần nhất nghệ sĩ tham gia là Bão qua làng (2014) của đạo diễn Quốc Trọng. Sau đó, ông đóng một số tiểu phẩm hài và nhận một vai nhỏ trong phim điện ảnh Cha cõng con (2017) của đạo diễn Lương Đình Dũng.
Nghệ sĩ và nỗi sợ được công chúng "thương hại" khi mắc bệnh Thông tin nhạc sĩ Trần Tiến bệnh nặng khiến những người yêu mến ông không khỏi lo lắng, thậm chí muốn giúp đỡ ông chữa trị. Nhưng có vẻ như nhạc sĩ của "Mặt trời bé con" không muốn được quan tâm theo cách như vậy. Thực ra, ban đầu, thông tin nhạc sĩ Trần Tiến bị bệnh là do những người bạn...