Xót xa những công trình, dự án xây rồi để đó
Nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư công là đòn bảy, vốn mối trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những công trình, dự án được đầu tư thiếu hiệu quả hoặc không sử dụng tới gây lãng phí rất lớn.
Nhìn từ những ngôi chợ “Bà Đanh”
Giữa cái nắng như đổ lửa trong cao điểm mùa khô, bà Lâm Thị Chanh mang võng ra mắc nằm hóng gió trong cái chợ không người mua bán ở Khu tái định cư Lung Ranh, xã Khánh Hội, huyện U Minh, Cà Mau. Dự án này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2014. Vào thời điểm phóng viên VOV đến đây chỉ có một hộ dân xây nhà gần đó, tận dụng không gian trống rộng rãi của chợ để vài bao xi măng tránh nắng mưa. Còn từng ấy năm đã qua, cái chợ chỉ là nơi để trẻ em vui chơi và người dân mắc võng nằm. Bà Lâm Thị Chanh, người hằng ngày thụ hưởng bóng mát của chợ cũng phải thốt lên… “xây như vầy là quá phí”.
Chợ Khu dân cư Lung Ranh bỏ không nhiều năm qua.
“Không ai buôn bán trong đây hết, nhà nước xây vậy đó chứ có ai vô buôn bán đâu. Bán không được, không ai vô bán hết. Xây vầy là để phí” – bà Chanh chia sẻ.
Khu tái định cư Lung Ranh được xây dựng ven biển để bố trí cho người dân tộc thiếu số. Trong khu này còn có 1 công trình cấp nước sạch, đưa vào sử dụng chẳng được bao lâu thì bị hư hỏng. Tỉnh Cà Mau có 10 dự án khu tái định cư ven biển, có 3 dự án đã hoàn thành và 7 dự án đang được triển khai. Mức đầu tư chợ, trạm cấp nước ở mỗi khu vào khoảng 1,5 tỷ đồng (thời điểm khoảng năm 2014).
Ông Nguyễn Duy Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hội, nêu thực trạng: “Do chợ trong khu tái định cư này nằm trong ngõ cụt nên thời gian qua không phát huy được công năng. Đến thời điểm hiện nay chợ chưa có người dân nào vào buôn bán hết”.
Tại tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống như Sóc Trăng, việc xây dựng các khu tái định cư nhằm giúp bà con ổn định cuộc sống là nhu cầu thiết thực. Thế nhưng tại Dự án ổn định dân cư các hộ dân tộc thiểu số Trà Sết (ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu), một dãy 200 căn nhà được xây dựng, cứ 1 ngôi nhà có người ở thì lại có 2, 3 căn bỏ hoang. Có đoạn cả chục căn nhà bỏ hoang liền kề.
Thực trạng đìu hiu, hoang tàn của khu dân cư Trà Sết.
Video đang HOT
Đến những khu dân cư hoang tàn
Anh Trần Tiến trước đây ở ấp cạnh bên làm thuê kiếm sống, chính quyền địa phương cấp nhà và vận động gia đình anh vào khu dân cư Trà Sết ở kèm lời hứa cấp thêm 3.000 m2 đất sản xuất. Nhưng đã khoảng 6 năm từ khi anh về vẫn chưa được cấp đất. Nói về thực trạng khu dân cư nằm xa tít gần biển đìu hiu, buồn tẻ, anh Trần Tiến cho rằng, cũng vì thiếu việc làm.
“Người ta nói vô ở rồi sẽ cấp đất cho mình nhưng không thấy gì hết. Tháng này sống nghề biển, tới thời gian trồng hành thì đi trồng hoặc nhổ cỏ cho người ta. Còn người không có phương tiện làm nghề biển thì lên thành phố đi nuôi gà, heo…” – anh Tiến chia sẻ.
Gia đình anh Trần Tiến sau khi vào khu dân cư ở còn khó khăn hơn trước.
Ông Triệu Minh Dũng, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ấp Huỳnh Kỳ khi nhắc tới khu dân cư Trà Sết trầm ngâm, “người dân về đây ở còn khó khăn hơn ngày trước” do không có việc làm. Đặc biệt, chất lượng xây dựng rất tệ. Khi đưa dân vào, công trình cấp nước bơm lên thì phèn, mặn không dùng được; các ngôi nhà mới làm xong đã có dấu hiệu xuống cấp.
“Nhà làm không chất lượng gì hết. Có người mới nhận đã thấy gạch lún sụt rồi. Bà con về thì thấy cuộc sống không ổn định, đâu có cái gì mà sống. Lại phải chạy về nơi ở ngày xưa có người quen mới mới kêu làm thuê. Cuộc sống thì cũng vất vả lắm” – ông Dũng cho biết.
Vậy là Dự án ổn định dân cư các hộ dân tộc thiểu số Trà Sết hơn 33 tỷ đồng đã không giúp người dân ổn định như tên gọi, như mục đích xây dựng, mà còn đang làm bà con khó khăn hơn. Riêng gói đầu tư xây dựng 200 ngôi nhà trị giá hơn 8,5 tỷ đồng thì khoảng 2/3 số nhà đang bị bỏ không, xập xệ, xuống cấp… thậm chí có nhà đã sập.
Không chỉ những dự án hướng tới nhu cầu cần thiết của người dân được đầu tư chưa phát huy hiệu quả mà còn không khó để thấy có những dự án, công trình hạ tầng, xây dựng cơ bản đang bỏ không rất lãng phí.
Từ đầu năm 2020, khi tỉnh Tiền Giang đưa vào hoạt động trung tâm phục vụ hành chính công, được đầu tư hơn 138 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước thì trụ sở các cơ quan như: Sở Tài Nguyên – Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giáo dục – Đào tạo, Sở Thông tin – Truyền thông… cũng cửa đóng, then cài. Các trụ sở này đều nằm ở vị trí đắc địa và nhiều trụ sở vẫn còn khá mới. Qua 2 năm để không, các trụ sở này đã có những dấu hiệu xuống cấp.
Sở Tài nguyên Môi trường Tiền Giang đang bỏ không sau khi di dời về nơi mới.
…và những công trình đã xây rồi sẽ bỏ
Ông Trần Thanh Bá, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang cho biết, trụ sở các sở ngành và đất công chưa có mục đích sử dụng, UBND đã có chủ trương bán đấu giá và chỉ đạo Sở Tài Chính cùng Trung tâm Phát triển quỹ đất – Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang làm thủ tục để bán. Tuy nhiên, có những thủ tục phải xin ý kiến từ bộ ngành trung ương nên cần thời gian.
Việc nhiều trụ sở ban ngành tỉnh Tiền Giang nằm ngay vị trí đắc địa bỏ không rất lãng phí đã gây bức xúc trong nhân dân.
Ông Phạm Tấn Lộc (ở phường 6, thành phố Mỹ Tho) – người dân hằng ngày qua lại chứng kiến cảnh xuống cấp của các công trình, bày tỏ: “Di dời về chỗ mới thì mấy chỗ cũ bây giờ phải tính như thế nào chứ cứ để như thế thì thất thoát, lãng phí. Tôi thấy đất vàng, đất mặt tiền mà bỏ hoang, di dời về chỗ mới thì chỗ cũ phải sắp xếp như thế nào đừng để lãng phí. Tôi thấy xót xa quá”.
Tương tự Tiền Giang, vào tháng 2 năm 2020, khi khu nhà làm việc của 6 sở ngành tỉnh Bến Tre được xây dựng mới hoàn thành thì trụ sở cũ của các cơ quan này cũng bỏ hoang.
Trao đổi với phóng viên VOV, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, đã chỉ đạo các ngành chức năng lập thủ tục tiến hành đấu thầu thanh lý các cơ quan này theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, cũng cần làm theo từng bước, cần có thời gian.
Trong khi những tòa nhà to còn sử dụng được bỏ không thì một số cơ quan tại tỉnh Bến Tre phải đi thuê trụ sở làm việc. Như Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình Công nghiệp – Dân dụng tỉnh mỗi tháng phải bỏ ra 50 triệu đồng; còn Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông cũng phải chi hàng trăm triệu đồng mỗi năm để thuê nơi làm việc. Khi thuê trụ sở, các đơn vị này phải đầu tư trang thiết bị để phục vụ hoạt động và đến khi có trụ sở mới, di dời sẽ lại lãng phí các tài sản đã đầu tư.
Ông Bùi Văn Hiệp, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư các công trình Công nghiệp – Dân dụng tỉnh Bến Tre cho biết: “Ở đây có 2 đơn vị là đơn vị sự nghiệp nên mình phải thuê thôi. Cơ chế là vậy. Cái đó có những cái khó vì ban đầu mình thuê ở đây phải đầu tư cơ sở vật chất, nếu rút đi phải bỏ hết”.
Công trình, dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách không – hoặc chưa phát huy hiệu quả như mục đích hướng tới, hay tài sản nhà nước đầu tư rồi bỏ không – Thực trạng này không chỉ làm lãng phí rất lớn nguồn ngân sách nhà nước mà còn gây ra những hệ lụy khác.
Nhiều công trình 'chạy đua' trước giờ khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2022
Dưới cái nắng như thiêu của tiết trời mùa hạ hanh khô xứ Huế, hàng trăm công nhân đang hối hả thi công cho kịp các công trình, sân khấu phục vụ giờ khai hội Festival Huế tối nay 25-6.
Các công nhân đội nắng hoàn thành việc dựng sân khấu cho đêm khai màn Tuần lễ Festival Huế - Ảnh: NGUYỄN TRỌNG
Vào tối 25-6, Tuần lễ Festival Huế 2022 sẽ được khai màn bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển".
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, tại Quảng trường Ngọ Môn và các địa điểm khác, công tác chuẩn bị đang dần hoàn thành. Dưới trời nắng nóng như đổ lửa, các công nhân cố gắng hoàn thiện những khâu lắp đặt sân khấu cuối cùng.
Tuy nhiên một số tuyến đường phục vụ cho lễ hội vẫn đang trong tình trạng ngổn ngang. Tại đường Hà Nội, các công nhân và máy móc vẫn đang gấp rút đổ bêtông và lót gạch vỉa hè.
Nhiều con đường khác như Lê Thánh Tôn, Hàn Thuyên, Đặng Dung... đều bị đào bới, bụi bay mù mịt, mặt đường gồ ghề và xe thi công vẫn đang hoạt động khiến người dân gặp nhiều khó khăn di chuyển.
Anh Lê Xuân Bền - kỹ thuật giám sát thi công tại những tuyến đường này, cho biết đơn vị đã cố gắng đẩy nhanh tiến độ, tăng ca từ 7h tối đến 8h sáng hôm sau nhưng vẫn chưa kịp tiến độ thi công đường.
"Các đội thi công khác đang cố gắng dọn dẹp các tuyến đường, chậm nhất vào tối nay phải xong để người dân và du khách có thể di chuyển một cách dễ dàng trong dịp festival lần này", anh Bền nói.
Công nhân đội nắng làm việc để kịp chuẩn bị cho một kỳ Festival Huế thành công - Ảnh: NGUYỄN TRỌNG
Các tuyến đường trong nội thành như Lê Thánh Tôn, Hàn Thuyên, Đặng Dung... đều đang bị đào bới, nhếch nhác - Ảnh: NGUYỄN TRỌNG
Cận cảnh những dự án 'treo' nằm trên đất 'vàng' của Tập đoàn Bảo Việt Loạt dự án nằm trên những lô đất 'vàng' ở nội thành Hà Nội của tập đoàn Bảo Việt trong tình trạng bị 'xẻ thịt' sử dụng sai mục đích hoặc hoang tàn, cỏ mọc um tùm. Nằm tại khu đất vàng giữa KĐT Cầu Giấy - Trung tâm hành chính mới của Hà Nội. Dự án Seven Star nằm trên ô đất...